Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Loại Mệnh Mộc Trong Ngũ Hành Bản Mệnh Là Gì? mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hành Mộc là gì? Có bao nhiêu mệnh Mộc? Ngũ hành Mộc có 6 nạp âm phân thành: Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Tùng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc. Các loại mệnh Mộc đều mang những ý nghĩa và sức mạnh khác nhau.
Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẽo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế). Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc gặp nhau thì tốt. Lưỡng Mộc thành Lâm. Những loại Mộc còn lại như Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc đều sợ Kim (ất hay bị đốn chặt), nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời (Hưu Tù Tử).
Đại Lâm Mộc: Cây rừng lớn
Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu
Tùng Bách Mộc: Gỗ cây Tùng – Bách
Bình Địa Mộc: Cây đất đồng bằng
Tang Đố Mộc: Gỗ cây dâu
Thạch Lựu Mộc: Cây lựu mọc trên đá
1. Đại Lâm Mộc – 大林木 (Cây rừng lớn) -Mậu Thìn (1928 – 1988) và Kỷ Tỵ (1929 – 1989)
– Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Thìn là chốn thôn dã, giải bình nguyên rộng lớn. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), là ánh thái dương chói chang. Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú, tạo thành cây cối phồn vinh như rừng. Cây trong rừng um tùm, rậm rạp khắp nơi một màu xanh nên tâm chất không mưu cầu đột xuất. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn tại chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).
– Trong các mạng Mộc, Đại Lâm Mộc có trí tuệ minh mẫn với sự ngả theo thời thế, làm chức thừa hành tốt, vào cương vị chỉ huy không hay. Khả năng cũng như khuynh hướng không có màu sắc riêng của mình.
– Số Mậu Thìn với Kỷ Tỵ, thì Mậu Thìn đều thuộc thổ, mộc khắc thổ làm nhược khí thế, trong khi Kỷ Tỵ thì Tỵ hỏa. Bởi vậy Kỷ Tỵ trong cuộc phấn đấu chống với hung vận dễ dàng hơn Mậu Thìn.
2. Dương Liễu Mộc – 楊柳 木 (Cây dương liễu) – Nhâm Ngọ (1942 – 2002) và Quý Mùi (1943 – 2003)
– Nhâm Ngọ – Quí Mùi: Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi. Mộc vào đất tử mộ dù được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống nhưng cũng vẫn yếu nhược nên gọi bằng Dương Liễu Mộc.
– Dương Liễu Mộc là cành liễu mảnh mai, lá liễu buông rũ, thứ mộc không có cốt khí. Hình chất thì vậy nhưng tâm sự lại rất thấu đáo, tình cảm phức tạp đa đoan.
– Ngũ hành Mộc này thuộc âm nên tính tình kín đáo, chỉ thiếu căn bản suy tư luôn luôn theo gió mà ngả nghiêng. Bén nhậy với thực tế, tâm không mấy chính trực. Dương Liễu Mộc khó là một người tâm phúc trung thành.
– Nhâm Ngọ vì Ngọ là hỏa, mộc sinh hỏa cho nên mệnh vượng cứng rắn hơn Quí Mùi thổ bị mộc khắc.
3. Tùng Bách Mộc – 松柏木 (Gỗ cây Tùng – Bách) – Canh Dần (1950 – 2010) và Tân Mão (1951 – 2011)
– Canh Dần, Tân Mão thuộc hành Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, Mộc đến hồi cực thịnh nên gọi bằng Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng, bách).
– Tùng Bách Mộc là cây gỗ mạnh hay yếu? Trong sương tuyết mà vẫn cứng cỏi vươn lên xanh tươi, vừa kiên nhẫn chịu đựng vừa đầy ắp nghị lực chống với khí hậu ác liệt. Kiên định, dù thử thách nào cũng không bị bẽ gãy. Ý chí luôn luôn muốn vượt thiên hạ và kỷ luật ngay cả đối với bản thân.
– Mệnh tốt, người Tùng Bách Mộc sẽ thành công khác người trên bất cứ lĩnh vực nào. Mệnh xấu luôn luôn thành kẻ bất đắc chí.
– Tân Mão nhẫn nại hơn Canh Dần, Canh Dần cương nghị hơn Tân Mão.
4. Bình Địa Mộc – 平他木 (Cây đất đồng bằng) – Mậu Tuất (1958 – 2018) và Kỷ Hợi (1959 – 2019)
– Mậu Tuất – Kỷ Hợi thì Tuất là cánh đồng chốn thôn dã, Hợi là nơi cây cỏ sinh được. Tuất Hợi lúc mộc khí qui căn, âm dương bế tắc như mùa đông cành lá trơ trụi mà gốc rễ ẩn tàng để nảy nở. Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây đất đồng bằng).
– Người Bình Địa Mộc mà mệnh tài cán thì cái tài thường ẩn không hiện, nếu được dùng ví như cơn mưa thuận gió hòa, ở thời loạn ví như bị sương tuyết dập vùi hoài tài bất ngộ. Bình Địa Mộc cần gặp quí nhân cần người biết dùng, được sử dụng đúng sẽ làm việc đắc lực.
– Bình Địa Mộc trông vẻ ngoài không bề thế lẫm liệt nhưng bên trong chứa chất tài năng đáng nể. Bình Địa Mộc mà mệnh bình thường sẽ mãi mãi bình thường dù được vận hay.
– Mậu Tuất toàn thổ, thổ bị mộc khắc, Kỷ Hợi, Hợi sinh mộc bởi thế Kỷ Hợi làm việc mẫn cán hơn Mậu Tuất.
5. Tang Đố Mộc – 桑柘木 (Gỗ cây dâu) – Nhâm Tý (1972 – 2032) và Quý Sửu (1973 – 2033)
– Nhâm Tý, Quí Sửu thì Thủy (Thân Tý Thìn), Sửu thuộc Kim (Tỵ Dậu Sửu). Thủy vừa sinh mộc, kim đã phạt mộc như hình tượng của cây dâu, vừa trổ lá non đã bị hái xuống mà nuôi tằm. (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây dâu tằm).
– Mệnh Mộc nào mạnh nhất? Lá dâu tằm ăn, thân dâu làm cũng dùng vào nhiều việc. Từ chiếc lá đến cành đến thân đều bị sử dụng cho nên Tang Đố Mộc hoàn toàn bị động, tâm tình rộng rãi, nhưng cái rộng rãi do người điều khiển.
– Khi có tiền, lúc thành công thường bị đẩy vào tình trạng giúp người này đỡ kẻ nọ từ anh em đến họ hàng bè bạn.
– Phân tích các mệnh Mộc trong ngũ hành, Người Tang Đố Mộc không thể ở ngôi vị lãnh đạo. Mệnh tốt mà cho điều khiển công việc xã hội hợp cách. Quý Sửu so với Nhâm Tý bản thân bị tước giảm nguyên khí nên gặp hung vận kém khả năng ứng phó.
6. Thạch Lựu Mộc – 石榴木 (Cây lựu mọc trên đá) – Canh Thân (1980 – 2040) và Tân Dậu (1981 – 2041)
– Canh Thân Tân Dậu, Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời gian này mộc suy yếu cơ hồ tuyệt diệt chỉ có cây lựu kết trái cho nên gọi bằng Thạch Lựu Mộc.
– Kim khắc Mộc, Kim như đao búa, thạch lựu mộc cứng cáp, đao búa không thể đốn ngã. Canh Thân, Tân Dậu cả chi can đều thuộc kim thế mà nạp âm thành mộc, lấy cái lẽ tương khắc chống chọi mà thủ tượng vậy. Hình mộc mà chất đá nên gọi thạch lựu.
– Mệnh mang những sao trung kiên là một trung thành ánh ánh, là một người bạn khả dĩ tin cậy.
– Mệnh mang những sao gan dạ nên con người can trường dám làm dám chịu. Mệnh hiện những sao thiếu trí tuệ thành ra con người ngoan cố khó mà cảm hóa.
– Canh Thân, Tân Dậu, mộc hoàn toàn bị kim chế ngự nên ít có khả năng bén nhạy với biến động. Người Thạch Lựu Mộc vào nghiên cứu là hợp cách vì ít thay đổi chí hướng.
Trong 6 hành Mộc thì Đại Lâm Mộc được cho là mạnh nhất bởi cây rừng lớn đứng hiên ngang, không khắc Kim mà còn hòa hợp với Kim để tạo nên những vật hữu dụng. Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc rất hợp nhau, tốt. Các loại Mộc còn lại thuộc những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bách), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, mềm yếu do đó đều sợ Kim. Những người thuộc hành này nếu kết hợp với mạng Kim sẽ tử biệt hay nghèo khổ, tương khắc.
Để biết thêm chi tiết về vận mệnh, tính cách của các ngũ hành bản mệnh trong phong thủy Gọi NGAY đến số Hotline: 1900.2292 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Email: phongthuytamnguyen.tuvan@gmail.com hoặc thayphongthuyvuong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanphongthuyvuong/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3M4tbtYPgJv5IzCbWWl2KA?view_as=subscriber
Văn phòng đại diện HCM: 778/5 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận – Hồ Chí Minh.
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy – Trung Hòa Nhân Chính – Cầu Giấy – Hà Nội.
6 Loại Mệnh Hỏa Trong Ngũ Hành Bản Mệnh Phong Thủy
Hành Hỏa có 6 nạp âm được chia như sau: Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa. Các loại mệnh Hỏa này đều mang cho mình ý nghĩa và sức mạnh khác nhau. Ba loại Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước, ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc. Còn Sơn Hạ Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Tích Lịch Hỏa lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
Phú Đăng Hỏa: Lửa đèn dầu
Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò
Sơn Đầu Hỏa: Lửa đầu/đỉnh núi
Tích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét
Thiên Thượng Hỏa: Lửa trên trời
Sơn Hạ Hỏa: Lửa ở dưới núi
1. Lư Trung Hỏa – 炉中火 – (Lửa trong lò) Bính Dần (1926 – 1986) và Đinh Mão (1927 – 1987)
– Bính Dần, Đinh Mão: Dần là Tam dương, Mão là Tứ dương, Hỏa được đất lại có Dần Mão Mộc trợ lực, trời đất lúc ấy như lò lửa và vạn vật nảy sinh, nên gọi bằng Lư Trung Hỏa.
Lửa, có thể thiêu cháy tất cả, hủy diệt tất cả thành tro bụi. Nhưng lửa, cũng chính là nguyên tố để tạo dựng và cải tạo vạn vật. Ví như tổng hợp nhựa từ phản ứng nhiệt, hoặc làm đồ trang sức phải dùng lửa, chế tạo kim loại cũng dùng lửa…Chính vì vậy, Lư Trung Hỏa có ý nghĩa là sự tạo dựng.
– Bính Dần – Đinh Mão, khí thế phát huy nhờ chất đốt mà hiển minh, âm dương còn lẫn, thiên địa chung một lò lửa.
Lửa dung hóa tất cả từ âm dương đến sáng tối cả trời lẫn đất nói chung là vạn vật trong vũ trụ. Dùng Hỏa để cải tạo vạn vật.Vậy nên có câu: “Lư Trung Hỏa giả, thiên địa vi lô, âm dương vi thán, quang huy ưu vũ trụ, đào dã ưu càn khôn” (Lửa trong lò vũ trụ, trời đất, âm dương, càn khôn đều được đào luyện). Lư trung Hỏa có tượng thiên địa là lò, âm dương là than, ánh sáng chiếu sáng vũ trụ, được hun đúc trong Càn Khôn.
– Bính Dần – Đinh Mão, hai hàng chi đều thuộc Mộc, Mộc sinh Hỏa trước nhược gặp hung vận thiếu trầm tĩnh giải quyết công việc.
– Vậy Lư Trung Hỏa cần Mộc trợ lực, nếu không có Nạp Âm Mộc sẽ trở thành Hỏa Tự Bại (tàn lụi). Chính vì thế, hành Mộc là yếu tố cần đầu tiên cho người Lư Trung Hỏa. Bên cạnh hành Mộc, hỏa Viêm nếu thiếu hành Thủy tất đoản thọ. Vậy muốn trường tồn phải xen lẫn Yếu Tố Hành Thủy. Hỏa của Lư Trung Hỏa ưa gặp kim để tạo nên vật chất.
– Người Lư Trung Hỏa có mệnh lớn, tâm tưởng bao la, lúc đắc thế khả dĩ hiển hiện tài hoa danh tiếng với đời. Lư Trung Hỏa mang một khuyết điểm nếu mệnh kèm theo những hung sát tinh hãm dễ thành kiêu căng ngạo mạn, dễ bị nghe theo lời nịnh hót mà thất bại.
– Sau sự tạo dựng, Lư Trung Hỏa còn mang ý nghĩa về tinh thần, sự sáng tạo, nhiệt huyết và tâm tưởng bao la. Tránh gặp tính kiêu ngạo.
– Với điều kiện cần thiết, hành Mộc buộc phải có. Mộc là cây, màu sắc gồm: màu xanh lá cây, màu xanh lục, xanh lá chuối, màu nâu của gỗ, màu tím, màu cam. Hình dáng của hành Mộc là hình chữ nhật, nên khi ứng dụng phong thủy có thể chọn kiểu dáng hình chữ nhật hoặc ghép lại từ những hình chữ nhật.
– Bên cạnh đó, có thể pha lẫn yếu tố hành kim và hành thủy. Kim là màu vàng, màu bạc, màu trắng, hình dạng tròn. Hành Thủy là màu xanh dương, màu đen, hình dạng lượn sóng, gấp khúc. Tuy nhiên, Mộc vẫn là yếu tố quan trọng hơn đối với Lư Trung Hỏa.
2. Phú Đăng Hỏa – 幅 燈火– (Lửa đèn dầu) Giáp Thìn (1964 – 2024) và Ất Tỵ (1965 – 2025)
– Giáp Thìn, Ất Tỵ, Tỵ là độ gốc lúc mặt trời lên đến đỉnh và sắp lẫn về Tây. Ánh chiều tà còn tung ra chiếu sáng vạn vật. Đồng thời cũng là lúc thiên hạ sửa soạn lên đèn. Phú Đăng Hỏa là ánh lửa ban đêm khả dĩ chiếu sáng những nơi mà mặt trời mặt trăng không chiếu tới được, gọi khác đi bằng “Dạ minh chi hỏa”.
– Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn dầu).
– Giữa ban ngày, ánh lửa đèn không thể thi triển quang huy. Bởi vậy, người mang nạp âm Phú Đăng Hỏa hay “dạ minh chi hỏa” thường thích bóng tối không thích xuất đầu lộ diện, nhưng lại rất tài hoa, lúc cần đến thật được việc. Lúc bình thường, lúc chưa đắc thế sống âm thầm ẩn nặc. Khi gặp thời cơ như ánh đèn soi vào bóng tối.
– Giáp Thìn thì Thìn thuộc Thổ, Hỏa sinh Thổ tính chất cương mãnh hơn, trong khi Ất Tỵ thì Tỵ là Hỏa đồng tính với Hỏa, sức mạnh không bằng Giáp Thìn. Sức mạnh ở đây nói về khí chất tinh thần để ứng phó với hung vận.
3. Sơn Đầu Hỏa – 山头火– (Lửa đầu/đỉnh núi) Giáp Tuất (1934 – 1994) và Ất Hợi (1935 – 1995)
– Giáp Tuất, Ất Hợi thì Tuất Hợi là cửa trời, hỏa chiếu thiên môn, quang huy cực cao.
– Lửa trên núi có thể hiểu theo nghĩa là lửa trên đỉnh núi chiếu đến tận trời cao, mà cũng có thể hiểu rằng: nắng buổi chiều, khi Mặt Trời về nghỉ trên núi, tỏa sáng một vùng, lửa trên núi phản ánh lại lửa của trời.
– Sơn đầu Hỏa là lửa mạnh hay yếu? Nó thiêu cháy đồng cỏ hoang, lờ mờ ánh tà dương cuối chân trời phảng phất ánh mặt trời xuống núi. Là Hỏa trong đám cỏ khô sắp tàn trong tháng 9 khai hoang.
– Sơn Đầu Hỏa chỉ thấy sáng rực mà không thấy lửa nên tâm cơ thâm trầm, ít ai hiểu, vui giận không lộ ra sắc diện, tài trí cao mà không cho người thấy được. Thành công tấn tới như đám cháy rừng khi gặp vận.
– Người Sơn Đầu Hỏa lúc gặp thời thâm trầm làm việc không biết mệt. Gặp thời rồi cũng không lãng phí thời gian. Mệnh tốt danh vọng sự nghiệp hơn người. Mệnh xấu cũng đắc lực nhanh nhẹn để phục vụ thừa hành.
-Sơn đầu hỏa thông với trời nên người mang mệnh này có thể gặp được thành công rực rỡ, nhưng cần có thêm gỗ (Mộc), vì chỉ có lửa không khó có thể chiếu sáng được đến trời.
– Là Hỏa sắp tắt, ưa nhất Mộc tương sinh như Mậu Tuất Bình địa Mộc, Tân Mão Tùng bách Mộc, Mậu Thìn Đại lâm Mộc; Nhâm Ngọ, Quý Mùi Dương liễu Mộc, tất chủ vượng tướng. Còn thêm Quý Sửu Tang đố Mộc, là hiển quý nhất. Không có núi thì Mộc không có chỗ dựa, Hỏa không gặp, không thể hiển quý, có Mộc khác cũng vô dụng.
– Giáp Tuất, Tuất là Thổ được Hỏa sinh. Ất Hợi, Hợi là Thủy bị Hỏa khắc. Giáp Tuất ứng phó với hung vận biến động linh động hơn Ất Hợi.
4. Tích Lịch Hỏa – 霹雳火– (Lửa sấm sét) Mậu Tý (1948 – 2008) và Kỷ Sửu (1949 – 2009)
– Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy. Thủy ở chính vị mà nạp âm lại là Hỏa, nếu không phải do Thần Long tất nhiên Thủy không biến ra Hỏa được, cho nên gọi bằng Tích Lịch Hỏa như tia lửa từ sấm chớp tức Thủy trung chi Hỏa.
– Tích Lịch Hỏa lẫm liệt như tiếng sấm vang, nhanh tựa tia điện. Tích lịch Hỏa là 1 tia sáng trên trời, có hình chớp điện ngoằn ngoèo, mạnh mẽ giống như tiếng vó ngựa ầm vang. Hỏa này cần có lôi hỏa phong trợ giúp mới có thể biến hóa.
– Người Tích Lịch Hỏa mệnh nhiều sao tốt sự nghiệp cơ nghiệp thành công hơn người, thích làm việc to tát, càng loạn lạc càng xáo trộn khả năng càng phát triển.
– Người Tích Lịch Hỏa mà mệnh cung tầm thường chuộng hư danh thích nổi trôi dễ bị xúi giục làm những việc xuẩn ngốc thiếu suy nghĩ.
– Người Tích Lịch Hỏa ưa vào cờ bạc thường bị bịp làm những chuyện bất ngờ, tâm ý nhiệt thành không giảo quyệt, luôn luôn ngăn nắp và kỷ luật.
5. Sơn Hạ Hỏa – 山下火– (Lửa ở dưới núi) Bính Thân (1956 – 2016) và Đinh Dậu (1957 – 2017)
– Bính Thân, Đinh Dậu, Thân là cửa của đất. Dậu là cổng của mặt trời lặn. Khí của Hoả nghỉ ngơi và ẩn tàng, thế của Hoả cũng suy yếu, khí tắt hình tàng như mặt trời lặn phía tây, sức đã yếu nhược, càng tối càng hiu hắt vàng vọt. Hơn nữa, giờ Thân và Dậu, mặt trời đã lặn xuống núi, ánh dương quang đến chỗ này thì ẩn tàng nên gọi bằng Sơn Hạ Hỏa.
– Bính Thân – Đinh Dậu, Người Sơn Hạ Hỏa thường dễ có tâm chất hẹp hòi, tự tư tư lợi, mưu lược không đủ, nhưng vẻ ngoài lại vênh vang, lúc nào cũng lý luận.
– Nạp âm Sơn Hạ Hỏa dù số xấu hay tốt cũng nên cẩn thận khi dùng họ làm tâm phúc hoặc người cộng tác giúp việc vì ít khi họ là người cộng sự chân thành. Thân Dậu hành Kim đều bị Hỏa khắc nên thường rối ren trước biến động hay hung vận.
6. Thiên Thượng Hỏa – 天上火– (Lửa trên trời: ánh nắng, sức nóng trên trời) Mậu Ngọ (1978 – 2038) và Kỷ Mùi (1978 – 2038)
– Mậu Ngọ Kỷ Mùi, Ngọ là nơi Hỏa Vượng, Mộc ở trong chi Mùi lại sinh Hỏa. Hỏa khi bung lên gặp đất sinh nên gọi bằng “Thiên Thượng Hỏa”.
– Thiên Thượng Hỏa là lửa trên trời. Mậu Ngọ là mặt trời, Kỷ Mùi là mặt trăng sưởi ấm sông núi, chiếu sáng vũ trụ chan hòa mọi chỗ không thiên vị. Bởi vậy Thiên Thượng Hỏa rất công bình, chính trực, hào sảng.
– Số nạp âm Thiên Thượng Hỏa mà có nhiều cát tinh tại mệnh đứng ngôi chủ vào thời bình, bàn dân thiên hạ được nhờ. Nhưng Thiên Thượng Hỏa mà tuổi Kỷ Mùi là mặt trăng tính chất nhu hòa, lắm khi lại lạnh nhạt và vô tình đứng ngôi chủ, các cận thần phải coi chừng, đặc biệt nếu mệnh cung mang những sao thủ đoạn mưu chước. Thiên Thượng Hỏa dù Mậu Ngọ hay Kỷ Mùi thẩy đều ưa danh vị tiếng tăm.
– Theo lý thuyết phong thủy, Ngọ trong bát quái thuộc cung Ly, chính Nam, là nơi hỏa phát mạnh nhất. Cung Mùi là nơi thái cực Dương bắt đầu giảm. Cái nóng từ Ngọ cung làm cho Cung Mùi trở nơi khô cằn, nóng bức. Có thể nhận thấy tháng Mùi (tháng 6) trong năm luôn là tháng nóng nhất, nhưng tại nơi đây Thổ bị khô cằn, không có chất Thủy, Mộc cũng không thể sinh trưởng, chỉ còn hóa khí từ Hỏa – đây là phần tiêu cực. Nên Người sinh năm Kỷ Mùi muốn phát triển sự nghiệp, bản mệnh phải đi ngược lại một bước để tiến đến thái cực Dương, để phát huy Thiên Thượng Hỏa một cách tối đa.
– Mệnh Thiên Thượng Hỏa không cần Mộc Tương sinh, cũng chẳng cần Thổ hay Kim. Mà chỉ là chính bản chất của nó.
Trong 6 hành Hỏa thì Thiên Thượng Hỏa lại cần Thủy để bộc phát, lấy cái khắc để phát, đi ngược lại so với quy luật thủy khắc hỏa. Có thể giải thích thế này, ví như 1 mặt trời nóng bức làm cho đất khô cằn, nhưng nếu chiếu xuống đại dương (thuộc Thủy) thì lại phản chiếu ánh sáng. Ví dụ 2, ánh nắng chiếu qua lớp nước sẽ tán sắc ánh sáng thành hiện tượng cầu vòng. Thủy – có thể phản chiếu, làm cho Thiên Thượng Hỏa là chính nó, bộc phát ra cái tốt đẹp nhất. Do đó, Mệnh Thiên Thượng Hỏa muốn phát phải lấy cái khắc mà làm nền tảng, phát trong thế tương khắc.
Vậy để tốt cho lửa trên trời, ta sử dụng hành thủy. Màu sắc hành thủy bao gồm màu đen, màu xanh dương, màu xanh da trời, kiểu uốn lượn, lượn sóng, gấp khúc, ziczac.
Gọi NGAY đến số Hotline: 0933.299.189 hoặc 0941.81.9189 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2294
Email: phongthuytamnguyen.tuvan@gmail.com hoặc thayphongthuyvuong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanphongthuyvuong/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3M4tbtYPgJv5IzCbWWl2KA?view_as=subscriber
Văn phòng đại diện HCM: 778/5 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận – Hồ Chí Minh.
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy – Trung Hòa Nhân Chính – Cầu Giấy – Hà Nội.
Các Loại Mệnh Thủy Trong Ngũ Hành &Amp; Ý Nghĩa 6 Loại Hành Thủy
Các mệnh thủy trong ngũ hành gồm có 6 nạp âm phân thành: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy. Cùng Phong thủy Tam Nguyên khám phá ý nghĩa của các mệnh thủy này ngay sau đây.
1. Giản Hạ Thủy (澗下水 – Nước dưới khe) bản mệnh của Bính Tý (1936 – 1996) và Đinh Sửu (1937 – 1997)
Thủy của Bính Tí, Đinh Sửu theo Thủy cục thì Đế vượng nằm ở Tí và Suy ở Sửu. Vượng rồi đến suy ngay tất nhiên không thể thành giang hà (sông lớn) được, cho nên gọi bằng Giản hạ Thủy. Kim sẽ Thủy do đó, những người thuộc nạp âm này thường sẽ hợp với những người có tử vi tuổi Giáp Tý năm 2021 nữ mạng, nam mạng.
Giản Hạ Thủy là dòng nước lạch suối, không rõ nguồn gốc và cũng không có hướng nhất định để chảy đi, lòng lạch lòng suối lúc nông lúc sâu.
Cổ nhân có câu: “Dục tấn dục thoái sơn khê thủy, Dục phản dục phúc tiểu nhân tâm”. Nghĩa là lúc tiến lúc lui như nước lạch, lúc phản phúc lúc lật như lòng tiểu nhân.
Số ai có Phục Binh hay Phá Quân Địa Kiếp hoặc Tử Phá hoặc Linh Hỏa hãm địa mà thêm nạp âm Giản Hạ Thủy nữa thì cái lòng phản phúc lật lọng càng ghê gớm. Đứng ngôi chủ như vậy bộ hạ hãy lo giữ đầu, đứng vai thần tử mà như vậy kẻ đứng chủ chỉ việc chờ ngày bị phản. Tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén.
Trường hợp số bình thường ắt nhu nhược bất quyết mà thêm Giản Hạ Thủy nạp âm nữa thì hoàn toàn vô tích sự, lúng túng, hoảng loạn trước công việc.
Giữa Bính Tí và Đinh Sửu thì Bính Tí nguy hiểm hơn Đinh Sửu do thổ khắc thủy khiến cho nhuệ khí bị tước giảm.
2. Giáp Thân (1944 – 2004) và Ất Dậu (1945 – 2005) thuộc Tuyền Trung Thủy (泉中水 – Nước trong suối) – Các mệnh thủy trong ngũ hành
Giáp Thân và Ất Dậu là Tuyền Trung Thuỷ. Thân là Lâm Quan, Dậu là Đế vượng của Kim cục. Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, tuy nhiên do là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa hùng dũng lớn mạnh, vì vậy đặt là Tuyền Trung Thuỷ.
Tuyền Trung Thuỷ tức nước giếng không có gốc nguồn rõ rệt. Ở dưới sâu khơi lên từ lòng đất nên tư tưởng thâm thúy, hành động ẩn dật. Giếng tốt, nước lấy chẳng bao giờ cạn cho nên đức vọng của người Tuyền Trung Thuỷ vô cùng.
Nước giếng từ suối lạnh nên trong và lạnh, lấy mãi không hết, mọi người đều uống, trăm nhà dùng nước giếng mà sống. Nước trong là tinh khiết hay liêm khiết, nhưng nước lạnh là thiếu nhiệt tâm đối với nhân thế.
Tuyền Trung Thuỷ không bao giờ tự phát, phải dựa vào thời thế, dựa vào thời cơ để đi theo thôi chứ không phải là người mở đầu khởi xướng. Người nạp âm Tuyền Trung Thuỷ theo ngành tình báo, gián điệp thì hợp cách nếu như cung Mệnh có những sao với tính cách này.
Giáp Thân Ất Dậu đều là Tuyền Trung Thuỷ. Thân Dậu cả hai đều thuộc Kim, Kim sinh Thủy, bản thân mất nguyên khí. Sau tuổi trung niên sức phấn đấu suy vi.
Nhâm Thìn Quí Tỵ, Thìn là Mộ khố của Thuỷ mà Tỵ là Trường Sinh của Kim, kim sinh thủy vượng. Đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi bằng Trường Lưu Thủy.
Trường mang nghĩa vĩnh cửu, Lưu mang nghĩa chuyển động không ngừng, cuồn cuộn vô cùng, thao thao bất tuyệt. Tham vọng to tát nhưng tư tâm không nhiều. Nếu như số là con người giỏi giang có thể giao việc mà không sợ phản bội.
Trường Lưu Thủy có một khuyết điểm: chỉ chú trọng đại cuộc mà quên mất tiểu tiết, đôi khi do sơ sót mà hỏng việc.
Mệnh xấu nạp âm Trường Lưu Thủy là người không có cơ sự nghiệp nhưng biết lo xa cũng ấm thân.
Nhâm Thìn và Quí Tỵ, Thìn thuộc Thổ khắc Thủy. Tỵ thuộc Hỏa bị Thủy khắc, đứng trước khó khăn của hung vận Nhân Thìn vững vàng hơn Quí Tỵ.
Bính Ngọ và Đinh Mùi, Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ nơi chốn Hỏa vượng mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra thì phải từ trên trời xuống nên gọi bằng Thiên Hà Thủy.
Bính Ngọ Đinh Mùi đều là chỗ hỏa vượng mà sinh ra thuỷ, thủy từ hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống.
Thiên Hà Thủy đổ xuống khắp mọi nơi trên trái đất đó là mưa. Vạn vật đều nhờ mưa mà tươi tốt màu mỡ. Tình yêu thương chan hoà. Nhưng mưa có mưa nhỏ mưa to, mưa xuân mưa hạ, mưa giông mưa bão. Không phải mưa nào cũng hữu ích cho bàn dân thiên hạ. Cần mưa nhỏ mà lại mưa lớn, cần mưa lớn mà chỉ lâm râm, mưa như thế kể bằng vô ích.
Người có Mệnh hợp với Thiên Hà Thủy cần phải thêm trí tuệ mới hay. Thiên Hà Thủy làm việc xã hội, làm việc tôn giáo hợp cách.
Đứng ngôi chủ vào thời bình mà không nắm quyền sinh sát, dân gian được nhờ. Mệnh nhiều sát tinh, hung tinh mà Thiên Hà Thủy thành ra mâu thuẩn khó thành công trên kinh doanh hay chính trị quân sự.
Bính Ngọ can chi hỏa đều bị thủy khắc, Đinh Mùi thì chỉ Mùi thuộc thổ khắc thủy nên ứng phó với hung vận linh hoạt hơn Bính Ngọ.
Giáp Dần Ất Mão thì Dần là ranh giới Đông Bắc, Mão là chính Đông. Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, mà sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ).
Đại Khê là nước khe lớn, thác nước tung hoành trong rừng núi khác hẳn Giản Hạ Thủy là khe nhỏ suối con. Bởi thế Đại Khê Thủy thủy khí lượng lớn, biến hóa đến mức gây sợ hãi, tuy không ngấm ngầm nhưng tâm cơ sâu rộng lan tràn ngập lụt.
Tuy nhiên lại không được xem như sông ngòi. Thác lũ khi gặp lòng sâu, hoặc hang hốc cũng chảy thành dòng, lấp đầy thành vũng. Bởi thế đôi khi bụng dạ hẹp hòi và tư tâm.
Người nạp âm Đại Khê Thủy nếu là một chiến lược gia tất có cái nhìn rộng rãi bao quát.
Nếu Mệnh kém mà nạp âm Đại Khê Thủy lại trở nên con người mơ mộng ước vọng, hoài bão to tát mà thiếu khả năng hành động, vô dụng.
Giáp Dần, Ất Mão hai chi đều thuộc Mộc, đều vững mạnh trước hung vận nhưng Ất Mão ý nhị hơn, mềm dẻo hơn vì cả Ất lẫn Mão đều là âm Mộc.
Nhâm Tuất và Quí Hợi thủy, Thuỷ Quan Đới ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).
Nước của Đại Hải Thủy diện tích quảng khoát, thế tượng bao la, xung kích lực mạnh, làm thiện hay làm ác đều dữ dội. Hoặc là gian hùng của thời đại, hoặc là anh hùng cái thế.
Nước Đại Hải Thủy thâu gồm trăm sông chảy miên man về biển cả, bao quát tính thăng trầm của đất trời, thâu tóm ánh sáng của nhật nguyệt. Nguồn của Đại Hải Thủy có trong có đục. Nhâm Tuất chứa thổ khí nên đục, Quí Hợi toàn thủy nên trong.
Nếu mệnh đáng bậc chính nhân thì khi ở ngôi vị thường bao dung đại lượng ưa làm điều thiện không ưa điều ác, ngược lại mệnh tầm thường hạ tiện sẽ thành con người lấy oán mà trả ân, tâm địa hẹp hòi như hai dòng nước trong đục vậy.
Nhâm Thủy Quí Hợi đều là Đại Hải Thủy, có điều Tuất thổ khiến cho Đại Hải Thủy chảy thành dòng như lòng sông, đầu óc sáng suốt cử chỉ minh bạch thiện ác phân minh.
Quí Thủy là chính vị, thủy vượng cực chảy tràn lan không bờ bến nên tâm chất khó hiểu, muốn đề phòng cũng khó mà đề phòng nổi, thiện ác không rõ rệt. Quí Hợi mà có những sao ở Mệnh mang khuynh hướng làm chính trị sẽ là người ứng phó với những biến động lớn rất giỏi, lúc lâm nguy thì quyền biến.
Còn Trường Lưu Thủy (Nước chảy dài – sông), Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe), Tuyền Trung Thủy (nước trong suối) và Đại Khê Thủy (nước khe lớn) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát mà cho đất thêm màu mỡ.
Các Loại Mệnh Thủy Trong Ngũ Hành
Thủy là nguyên tố tự nhiên vô cùng quan trọng và nguồn sống của mọi động, thực vật trên Trái đất. Thủy cũng là nguyên tố trong ngũ hành mang bản chất hiền hòa nhưng khó lường trước. Vậy có các loại mệnh Thủy nào trong tự nhiên? Những thông tin cô đọng, chi tiết nhất.
Thủy còn gọi là nước, đại diện cho tất cả nguồn nước trên thế giới, chính là nguồn gốc của sự sinh trưởng phát triển và nuôi dưỡng vạn vật. Thủy đại diện cho mùa đông, hơi nước, mưa, sương mù…Tương tự như các nguyên tố khác, Thủy cũng có tác động tiêu cực và tích cực với vạn vật bao gồm cả con người.
Đặc điểm bên ngoài
Thủy bản chất là nước lỏng do trời sinh ra. Người mệnh Thủy bên ngoài thường dịu dàng, nhẹ nhàng với người khác.
Người mệnh Thủy dựa theo nhân tướng học thường có khuôn mặt tròn, các cơ quan tròn, đều. Thường không cao, chân tay thường tròn và ngắn, nam thường béo, nữ thường lùn.
Đôi khi các bộ phận như chân tay, đầu gối các vị trí này thường lạnh. Vì vậy người mệnh Thủy nên cố gắng giữ nhiệt, đặc biệt là trong mùa đông.
Tính cách
Về tính cách họ là người có tài ăn nói, ngoại giao tốt, giỏi thuyết phục người khác theo quan điểm của mình. Khi thay đổi môi trường sống họ dễ dàng thích ứng, có thể xem họ là những con người dễ sống, giỏi thích nghi. Khi nhìn nhận đánh giá một sự việc nào đó thường có độ chính xác cao.
Họ có điểm yếu đó là thường nhạy cảm đối với các sự việc, hành động nên dễ tổn thương từ người khác. Chính vì suy nghĩ nhiều nên hoang mang, tiêu tốn nhiều năng lượng.
Mệnh Thủy sinh năm nào?
Tuổi của 12 con giáp người mệnh Thủy và năm sinh tương ứng. Giáp Thân sinh năm 1944, 2004 Ất Dậu sinh năm 1945, 2005 Nhâm Thìn sinh năm 1952, 2012 Quý Tỵ sinh năm 1953, 2013 Bính Ngọ sinh năm 1966 Đinh Mùi sinh năm 1967 Giáp Dần sinh năm 1974 Ất Mão sinh năm 1975 Nhâm Tuất sinh năm 1982 Quý Hợi sinh năm 1983 Bính Tý sinh năm 1996 Đinh Sửu sinh năm 1997
Mệnh Thủy có các loại nào?
Năm sinh 1936, 1996 Bính Tý mệnh Giản Hạ Thủy
Năm sinh 1937, 1997 Đinh Sửu mệnh Giản Hạ Thủy
Năm sinh 1944, 2004 Giáp Thân mệnh Tuyền Trung Thủy
Năm sinh 1945, 2005 Ất Dậu mệnh Tuyền Trung Thủy
Năm sinh 1952, 2012 Nhâm Thìn mệnh Trường Lưu Thủy
Năm sinh 1953, 2013 Quý Tị mệnh Trường Lưu Thủy
Năm sinh 1966, 2026 Bính Ngọ mệnh Thiên Hà Thủy
Năm sinh 1967, 2027 Đinh Mùi mệnh Thiên Hà Thủy
Năm sinh 1974, 2034 Giáp Dần mệnh Đại Khê Thủy
Năm sinh 1975, 2035 Ất Mão mệnh Đại Khê Thủy
Năm sinh 1982, 2042 Nhâm Tuất mệnh Đại Hải Thủy
Năm sinh 1983, 2043 Quý Hợi mệnh Đại Hải Thủy
Như vậy mệnh Thủy có tất cả 6 nạp âm. Tương ứng với năm sinh, tuổi theo con giáp trong tử vi.
Đại Khê Thủy
Đại Khê Thủy mang nghĩa là con suối lớn, vì là suối nên có lượng nước lớn dễ tạo ra lũ lụt. Ví von Đại Khê Thủy với con người hẹp hòi.
Trường Lưu Thủy
Trường Lưu Thủy tựa như con sông dài, với dòng chảy không ngừng, tuy bình lặng nhưng bền bỉ và kéo dài.
Thiên Hà Thủy
Thiên Hà Thủy hay còn gọi là nước mưa. Nguồn nước này nuôi sống vạn vật trong tự nhiên. Người Thiên Hà Thủy nên hợp với các công việc trí thức.
Tinh Tuyền Thủy
Tinh Tuyền Thủy nước có trong mạch ngầm, nước giếng. Nguồn nước này sạch, kín đáo. Người mệnh này thường tính khí lạ, khó đoán.
Đại Hải Thủy
Đại Hải Thủy chính là nước biển. Nguồn nước khổng lồ bao phủ khắp nơi và có ảnh hưởng lớn. Những người thuộc nạp âm này thường làm những việc to lớn, quan trọng trong cuộc sống.
Mệnh Thủy nào không sợ Thổ?
Như các bạn đã biết tuân theo ngũ hành tương khắc, Thủy bị Thổ khắc – nước bị đất đá chặn. Tuy nhiên có Đại Hải Thủy hoặc Thiên Hà Thủy là các nạp âm không bị ảnh hưởng của Thổ bởi trên trời (Thiên Hà Thủy) hay ở biển (Đại Hải Thủy) không có đất. Còn các nạp âm khác của Thủy đều bị Thổ khắc.
Chúng ta vừa theo dõi các loại mệnh Thủy (nạp âm). Dù chung mệnh Thủy nhưng các nạp âm cũng có sự khác nhau. Cùng với đó là vài thông tin thú vị về tương khắc của mệnh Thủy.
Bạn đang xem bài viết 6 Loại Mệnh Mộc Trong Ngũ Hành Bản Mệnh Là Gì? trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!