Xem Nhiều 3/2023 #️ 9 Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp) # Top 11 Trend | Bachvietgroup.org

Xem Nhiều 3/2023 # 9 Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp) # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp) mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ít người biết rằng rồng có chín con (Long sinh cửu tử) với hình dáng và những sở thích hoàn toàn khác nhau (theo truyền thuyết dân gian phương Đông).

Theo Wikipedia:

Rồng hay còn gọi là Long, là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Hình ảnh loài rồng luôn biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ.Con rồng Việt Nam là vật tổ của người Việt theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác.Hình ảnh Rồng cũng tùy theo thời kỳ:

Con rồng thời Lý thể hiện sự nhẹ nhàng, mỏng manh, giống như đang uốn lượn trong mây, thích hợp với các lễ cầu mưa.

Con Rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn.

Rồng Việt Nam thường có một số đặc trưng rõ ràng:

Kết hợp của 9 loài vật khác: đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ.

Thân Rồng uốn hình sin 12 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa.

Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.

Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, đầu lớn uy dũng, sừng hươu, mắt to tròn, mũi nở, miệng mở rộng, răng cửa nhọn, thân dài và cơ bắp uyển chuyển uốn lượn với vẩy âm dương ngũ sắc, đuôi Rồng lượn sóng hoặc tõe các tua đuôi, chân rồng với năm móng sắc lẽm chỉ có ở bậc hoàng đế.

Miệng ngậm Long châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).

9 đứa con của rồng là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên hãy tìm hiểu về truyền thuyết 9 đứa con của rồng.

Truyền thuyết “Long sinh cửu phẩm”

– Rồng vốn là con vật trong truyền thuyết, là hình ảnh tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý và là loài đứng đầu trong muôn thú. Trong văn hóa châu Á, con người luôn tôn thờ loài rồng và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng hình ảnh con rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ.

– Theo truyền thuyết chín đứa con của Rồng (Long sinh cửu tử), Rồng thần sinh được 9 con trai nhưng không con nào là Rồng cả. Chín người con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền,…

Tuy nhiên, cũng do văn hóa dân gian mỗi nơi một khác mà sinh ra nhiều dị bản về “Long sinh cửu phẩm”. Bởi vậy mà danh sách những linh vật được coi là con của rồng cũng có sự khác biệt.

Hiện nay, nhìn chung chia làm hai thuyết:

Thuyết 1: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ

Thuyết 2: Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn

Bởi vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê nhiều hơn 9 con của Rồng.

Danh sách đầy đủ chín đứa con của rồng

Bị Hí

Bị Hí (tên khác là Bí Hí, Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy) là con trưởng của rồng. Có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Chỉ duy nhất có Bí Hí chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc được gọi là “con thú mang bia”.

Một số người nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bí Hí vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ.

Si Vẫn (Tên gọi khác là Si Vĩ, Li Vẫn, con Kìm) là con thứ hai của Rồng. Sống ở biển, có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây, miệng rộng và thân ngắn. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất.

Thông tin thêm:

Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương) đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

Bồ Lao

Bồ Lao là con thứ ba của Rồng. Sống ở biển, thích âm thanh lớn và thích gầm rống. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Bệ Ngạn (tên gọi khác là Bệ Lao, Hiến Chương) là con thứ tư của Rồng. Có hình dáng giống hổ, răng nanh dài, sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công.

Nhờ vậy Bệ Ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao Thiết là con thứ năm của Rồng. Có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Linh vật này tham ăn vô độ. Vì vậy, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công Phúc là con thứ sáu của Rồng. Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai Xế (tên gọi khác là Nhai Xải, Nhai Tí) là con thứ bảy của Rồng. Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan Nghê (còn gọi là Kim Nghê) là con thứ tám của Rồng. Có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu Đồ (hay còn gọi là Thô Phủ) là con thứ chín của Rồng. Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Tù Ngưu

Tù Ngưu (hay còn có tên gọi khác là Tỳ Hưu, Kỳ Hưu, Tỳ Ngưu, Tu Lì, Tu Lỳ,…), có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Đây là linh vật giỏi về âm nhạc nên được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí,…

Trong phong thủy, mọi hình tượng dùng làm vật khí trấn yểm đều phải là hình tượng tốt đẹp. Và quan trọng là phải thuận lẽ trời đất: có vô thì có ra, có còn thì có mất, có đầy thì có vơi. Chỉ có lòng tham con người là muốn cái gì cũng vĩnh viễn, thêm mà không bớt, có mà không hết.

Lẽ tự nhiên không theo lòng người. Nhà Minh có để Tỳ Hưu rồi cũng khánh tận. Hòa Thân có để Tỳ Hưu to hơn Tỳ Hưu của vua rồi thì cũng bị giết và tài sản cũng bị tịch thu vào tay kẻ khác.

Hơn nữa hai chữ Tỳ Hưu đã thể hiện cái không hay, không tốt. Thử xem xét lý trong chữ sẽ thấy.

Tỳ (lách) là một trong năm tạng, biểu lý với Vị (bao tử).

Hưu là hết chức năng.

Thực phẩm vào Vị phải nhờ tỳ chuyển hóa, nhưng Vị muốn chuyển hóa được thành các chất bổ dưỡng và ô trọc thì phải nhờ Tỳ khí hóa. Ấy vậy mà Tỳ lại mất hết chức năng, thực phẩm bị ôi thiu trương sình trong bụng… thì ắt sẽ có bệnh. Nhẹ thì bệnh trướng bụng, nặng thì cơ thể lần hồi suy kiệt mà tiêu.

Vì vậy hai chữ Tỳ Hưu làm thành tên thì cũng là chỉ điểm báo nguy cho định mạng. Và Tỳ Hưu, trong việc cầu tìm tài lộc thì cũng chỉ là một yếu tố. Yếu tố tương tác cho cái lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn nguy cơ cao là tán tài.

Trào Phong

– Trào Phong thích sự nguy hiểm, thích nhìn ra xa nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc,… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Bởi vậy, nó là linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà (thường đặt ở bốn góc mái nhà) với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với Si Vẫn).

Phụ Hí

Phụ Hí có hình dáng như Rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

Truyền Thuyết Rồng Đẻ 9 Con

Tại sao nhiều con vật phong thủy lại có đầu rồng,ý nghĩa của chúng là gì. Những kiến trúc hình rồng trong trang trí nội thất nhà cửa, đình đền có ý nghĩa là gì? 9 loài con của rồng gồm những loài nào?

Rồng là con vật trong truyền thuyết, là biểu tượng tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý, là con vật đứng đầu trong các loài thú lành. Hình tượng của Rồng ( Long ) được bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống, nhất là những vật dụng trang trí. Với mỗi một hình tượng đều mang một ngụ ý khác nhau, nhưng tại sao ở mỗi vị trí khác nhau thì con rồng lại có một hình dáng khác nhau.? ý nghĩa của những con rồng đó là gì? Mời các bạn cùng tham khảo truyền thuyết Rồng sinh ra 9 con để hiểu thêm về hình tượng con rồng trong phong thủy.

Trong truyền thuyết dân gian phương đông lưu truyền hai thuyết về 9 con của rồng với thứ tự cũng khác nhau:

Truyền thuyết 1- theo thứ tự là : Tù Ngưu – Nhai Xế – Trào Phong – Bồ Lao – Toan Nghê – Bí Hí – Bệ Ngạn – Phụ Hí – Si Vẫn

Truyền thuyết 2- Theo thứ tự là: Bí Hí – Si Vẫn – Bồ Lao – Bệ Ngạn – Thao Thiết – Công Phúc – Nhai Xế – Toan Nghê – Tiêu Đồ

Tóm tắt đặc điểm 9 con của rồng theo thuyết 2

Bị Hí: Con thứ nhất này còn có tên gọi khác là là Bá hạ,quy phu bát phúc hay thạch long quy. Là con trưởng của rồng – con vật có hình dáng mình rùa, đầu rồng. Là con vật có sức mạnh vượt bậc thích mang nặng , chịu được trọng lượng lớn có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá…

Bị hí được tạc dưới chân cột đá

Li Vẫn: con thứ 2 của rồng, còn được gọi là Si vân, con vật có đầu rồng, thân ngắn, miệng trơn, họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại thíc ngắm cảnh có thể phun nước làm mưa giúp dân diệt hỏa hoạn. Chính vì vậy thường được tạc trên nóc nhà, cung điện cổ, chùa chiền..với ngụ ý cầu trấn hỏa đề phòng hỏa hoạn. Nó khác với Trào Phong một con vật cũng thường được tạc trên mái nhà nhưng là quay đầu vào trong miệng nuốt lấy xà nhà hay bờ nóc.

Li vẫn con vật có thể phun mưa

Bồ lao: Là con vật thích âm thanh vang dội, tiếng động lớn. Vì thế thường được đúc trên quai chuông, hai đầu quay ra 2 bên ôm chặt quả chuông, với ý mong muốn quả chuông ngân vang như ý muốn.

Bồ lao thường được đúc trên quai chuông

Bệ ngạn, con này còn có tên gọi là Bệ Hãn, Bệ lao, Hiến Chương. là con thứ tư của Rồng có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích nghe phán xử, phân định. Theo truyền thuyết bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công. Chính vì vậy mà hình ảnh của nó thường được xuất hiện trên các tấm biển công đường, đặt ở cửa nhà lao, ngục hay pháp đường với ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc mọi người sống lương thiện

Bệ ngạn con vật thường thấy ở cửa nhà ngục

Thao thiết: là con thứ năm có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, thích ăn uống và tham ăn vô độ càng có nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế mà thường được đúc trên các Vạc lớn, đồ dùng trong ăn uống với ngụ ý nhắc con người đừng vì háo ăn mà trở nên bất lịch sự. Lại cũng có ý nói tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống tỳ hưu.

Thao thiết đúc trên chiếc Vạc

Công phúc: là con vật thích nước nó còn có tên gọi khác là Bát phúc, Bát hạ. Do thích nước nên nó thường được xuất hiện ở các công trình hay các phương tiện giao thông đường thủy như chân cầu, đê đập, bến tầu, thuyền bè.. để canh giữ và mong muốn Công phúc luôn tiếp xúc, cai quản lượng nước phục vụ nhân dân

Nhai xế: còn được gọi là Nhai tí là loài mình rồng, đầu chó sói. Là con vật cương liệt hung dữ, thường nổi cơn thịnh nộ, tính khí hung hăng khát máu và ham sát sinh, thích chiến trận. Chính vì vậy Nhai xế thường được khắc ở trên thân vũ khí, ngậm lưỡi phủ, lưỡi đao kiếm, trên vỏ gươm chuôi cầm của khí giới với ngụ ý làm tăng sát khí, thị uy làm tăng thêm sức mạnh lòng can đảm của binh sĩ trên chiến trận

Toan nghê: còn gọi là Kim Nghê, con thứ tám có mình sư tử, đầu rồng, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phung sương. Thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lư hương, đỉnh trầm ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám ở hai bên với mong muốn hương thơm của hương trầm luôn lan tỏa

Tiêu Đồ: Cong gọi là Thô Phủ, Thúc Đồ, có đầu giống sư tử, thích sự kín đào yên tĩnh, tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà, đúng vị trí tay cầm mở. Miệng ngậm một cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà, răn đe kẹ lạ muỗn xâm nhập ( ý muốn vào là phải “xin phép” gõ trước để được sự đồng ý)

Ngoài 9 con vật kể trên, trong gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

Tù ngưu:

Tù ngưu hay còn gọi với nhiều tên khác là : Tỳ ngưu, Tỳ hưu, Tu lỳ đầu giông như Kỳ Lân, có sừng, vẩy rồng, thân gấu, có cánh trên lưng.

Tỳ ngưu được làm trên cần đàn

Tỳ hưu 1 sừng là con vật cực kỳ hung dữ chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà.

Loài Tỳ hưu 2 sừng được tương truyền là loại chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được gọi là con vật giữ tài lộc và còn được gọi với tên khác là con thiên lộc. Loại này có đặc điểm miệng rộng, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn ( chỉ hút vào chứ không cho ra mất cái gì). Nếu thỉnh một cặp tỳ hưu thì con cái là Tỳ con đực là Hưu.

Tu Lỳ là kiện tác của tỳ hưu, với tư thế cuộc tròn, lưỡi cong, răc sắc đón lộc và giữ của. Tỳ hưu rất dễ bị nhầm thành chó trời, con vật không có tác dụng tốt cho gia chủ.

Tỳ hưu có đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế chúng ta thường thấy Tỳ hưu được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, đàn tỳ bà.

Trào Phong

Trào phong có thân phượng, có thể hóa thành chim, có đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn xa vọng rộng. do đó trào phong thường được tạc ngồi trên nóc nhà,đầu mái nhà nhìn về phía xa ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu ( giống ly vân)

Phụ hí

Mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời hay chữ tốt. Vì thế được tạc trên đỉnh, hay hai bên bia mộ, là linh vật bảo vệ bia mộ

Nguồn : sưu tầm

Câu Chuyện Tỳ Hưu Ngày Xưa, Truyền Thuyết Về Tỳ Hưu Ngày Xưa

Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.

Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt con lân đực nhưng lại có một sừng và có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc; đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, cuộc sống không chỉ vua mà gia đình vua ngày càng sung túc. Sau đó, vua cho tạc tượng linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con tỳ hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con tỳ hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con tỳ hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu.

Đến khi Hòa Thân bị giết; quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong núi đá giả đó là con tỳ hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con tỳ hưu. Mà con tỳ hưu của Hòa Thân to hơn tỳ hưu của vua.

Ngọc tạc con tỳ hưu là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con tỳ hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con tỳ hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua. Sau khi tịch thu con tỳ hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

Cùng Danh Mục

Mời bạn ghé trực tiếp 1 trong 6 Cửa Hàng của– Khu vực Miền Nam: Hệ Thống cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy – chúng tôi (Shop Tỳ Hưu offline) để được tư vấn kỹ càng hơn, thấy tận mắt sờ tận tay và thỉnh các loại tỳ hưu về như ý muốn

+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, chúng tôi – 08. 2248 2256 [bản đồ]

+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, chúng tôi – 08. 2248 7279 [bản đồ]

+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, chúng tôi – 08. 2248 4252 [bản đồ]

– Khu vực Miền Bắc:

+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, chúng tôi – 08. 2248 3462 [bản đồ]

+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội – 04. 66 731 741 [bản đồ]

+ 256 Xã Đàn (KL Mới), Đống Đa, Hà Nội – Tel: 04 66 553 989 [bản đồ]

Câu Chuyện Phong Thủy Của Singapore

Lý Quang Diệu là một nhà chính trị tài ba. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, ông đã xây dựng nên một đất nước Singapore phát triển, hiện đại. Đặc biệt ông rất coi trọng vấn đề phong thủy trong việc xây dựng đất nước. Nếu có dịp đi du lịch Singapore bạn sẽ thấy rằng: Tất cả các đồng tiền xu khác đều có hình tròn nhưng riêng đồng 1$ thì lại có hình bát quái. Đây chính là ý tưởng “trấn yểm” để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm của ông.

1. Đồng tiền may mắn ra đời như thế nào?

Các kỹ thuật hiện đại nhất đã được đưa ra áp dụng nhưng vẫn hoàn toàn thất bại. Nhà thầu bó tay và báo cáo Chính phủ. Do đất nước Singapore rất hẹp, cho nên việc lái tuyến thi công sang hướng khác là không thực hiện được (có nghĩa là chỉ có thể đi qua khu vực đó thôi). Mặt khác đất nước Singapore đang trên đà phát triển rất mạnh như thế cho nên không thể thiếu đường tầu điện ngầm.

Thủ tướng Lý Quang Diệu là một nhà chính trị tài ba, nhưng ông cũng rất coi trọng vấn đề phong thủy. Trước tình hình đó ông đã cho mời một thầy phong thủy người gốc Hoa từ Mỹ về để hỏi ý kiến. Sau khi xem xét ông thầy phong thủy phán rằng: Khu vực thi công có điều kiện địa chất phức tạp đó chính là cái lưng của một con rồng lớn. Khi con rồng nằm yên thì thi công được, nhưng khi nó cựa mình thì công trình lại đổ vỡ. Vì vậy mà công tác thi công ở đây không thể tiến triển được cho dù có áp dụng các kiểu kỹ thuật hiện đại. Muốn thi công được qua và đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình sử dụng thì phải dùng biện pháp trấn yểm sao cho con rồng ấy chịu nằm yên không cựa quậy nữa.

Ông thầy này đưa ra biện pháp sau: Toàn dân Singapore khi đi ra ngoài đường đều phải đeo hình bát quái trên người. Biện pháp này mới nghe tưởng là đơn giản nhưng làm thế nào mà thuyết phục để dân chúng chịu làm cái việc kỳ dị nói trên? Thật là quá khó phải không? Ông Thủ tướng cùng nội các mất rất nhiều công luận bàn mà vẫn chưa tìm được cách nào để thuyết phục dân chúng.

Thấy chồng lo lắng buồn phiền về việc đó, Bà vợ của Thủ tướng Lý Quang Diệu hiến một kế là: Đúc loại tiền xu 1$ có hình bát quái cho lưu hành thay thế đồng 1$ hiện tại. Đúng là một sáng kiến tuyệt vời phải không các vị! Ngay hôm sau Thủ tướng Lý Quang Diệu cho thực thi biện pháp này ngay. Toàn dân từ kẻ nghèo nhất đến người giàu có vương giả khi đi ra đường ai mà không có ít nhất 1$ trong người (vả lại do kỹ thuật thanh toán phát triển nên người dân Singapore tiêu tiền xu rất phổ biến).

Quả nhiên khi đồng 1$ có hình bát quái được lưu hành, sau đó một thời gian thì tuyến đường tuyến tàu ngầm đó cũng được xây dựng xong và sử dụng ổn định cho đến ngày nay.

Nếu ai có dịp đi Singapore sẽ thấy rằng: tất cả các đồng tiền xu khác đều có hình tròn, nhưng riêng đồng 1$ thì lại có hình bát quái.

Theo như lời kể của hướng dẫn viên, tại Singapore hiện nay có một trung tâm kiến trúc nó có thể coi như một bảo tàng lưu giữ những tinh hoa về vấn đề phong thủy.

Từ sau vụ việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm đó, Chính phủ Singapore và cả người dân rất chú trọng vấn đề phong thủy trong xây dựng. Không biết có phải vì vậy mà đất nước Singapore trở nên giàu có nhanh chóng nhất khu vực như hiện nay hay không?

2.Tín vật linh thiêng:

Chi tiết vòng viền hình bát giác nằm ở gần rìa bên ngoài của đồng tiền (trong khi các loại tiền với các mệnh giá khác có vòng viền hình tròn), hình bát giác này chính là biểu tượng Bát quái – một hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong thuật Phong thủy của người dân Singapore. Nhờ vào đường viền bát quái bao bọc xung quanh đồng tiền nhỏ này mà vận nước của Đảo quốc sư tử đã có sự thay đổi lớn lao mà tất cả đều ngỡ ngàng. Hệ thống tàu điện ngầm đã được hoàn thiện “xuôi chèo mát mái” mà không gặp phải thêm bất cứ trở ngại nào do đã được thầy phong thủy phù phép. Sau khi công trình được chính thức đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thì đồng tiền một đô la cũng được nhận tấm vé thông hành trên thị trường tiền tệ của Đảo quốc sư tử và còn được ví von như tấm bùa hộ mệnh trừ tà khí, lưu may mắn cho người dân.

Sau này tại khu vực gần đảo Sensota – nơi đường tàu điện ngầm (hay còn gọi là trạm MRT) đầu tiên của Singapore được khánh thành những năm 1980 của thế kỷ trước còn hình thành một con đường phong thủy. Đây là nơi mà người dân, khách du lịch đến thăm đảo quốc này có thể cầu nguyện và đặt đồng xu 1 đô la ở đó, nhờ thầy phong thủy làm lễ, “hóa phép”. Khi giữ đồng tiền này trong người, dù đi đến đâu cũng sẽ gặp vô số những điều may mắn, công việc làm ăn sẽ phát đạt và thịnh vượng. Vì vậy, trong ví của người Singapore, dù là dân bản xứ hay người nhập cư thì đồng xu một đô la luôn luôn theo họ như “hình với bóng”. Bởi lẽ, họ không chỉ giữ sứ mệnh không đánh thức con rồng đang say ngủ mà còn mang theo biểu tượng may mắn của dân tộc bên mình.

Cho đến nay, người dân tại Singapore vẫn tin rằng, con rồng của châu Á hùng mạnh với cái đuôi dài, lớn vẫn đang ngự trị tại khu vực Red Hill – gần khu mua sắm sầm uất Bugis của Singapore. Chính cái đuôi lớn này đã giúp hòn đảo bé nhỏ vươn dậy và trở thành một cường quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á. Cùng với con rồng linh thiêng tại hòn đảo Senstosa đã được chế ngự hợp lại với chiếc đuôi rồng khổng lồ tại Red Hill mang lại tài lộc, sinh khí thịnh phát cho Singapore đồng thời cũng như một người bảo vệ tránh tác động xấu từ bên ngoài vào Đảo quốc sư tử.

Cũng xuất phát từ việc thủ tướng Lý Quang Diệu – một trong những người được dân chúng Singapore tôn vinh như “người anh hùng vĩ đại của dân tộc” tin vào tín ngưỡng phong thủy mà Singapore đã trở thành một đất nước có đời sống tâm linh phong phú nhất. Hầu hết trong nhà của người dân nơi đây luôn có một số linh vật được coi như biểu tượng may mắn được đặt tại những vị trí quan trọng với mục đích xua đuổi tà khí, giúp công việc làm ăn “thuận buồm xuôi gió”. Họ cũng thường xuyên mang theo bên người, ngoài đồng tiền mệnh giá 1 đô la, những chiếc vòng cổ, vòng tay hay nhẫn có khả năng trừ ma.

Không chỉ giúp việc xây dựng đường tàu điện ngầm thành công, năm 1997, đồng tiền có hình bát quái còn giúp Singapore vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề. Trong khi tất cả các quốc gia trong châu Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì nền kinh tế được quản lý chặt chẽ, cẩn thận của Singapore vẫn có thể đứng vững. Chính thủ tướng Lý Quang Diệu đã tìm đến thầy phong thủy và cũng một lần nữa thầy phong thủy khẳng định: Đồng 1 đô la hình bát quái đã trở thành cái vòng kim cô bảo vệ tài khí của quốc gia này, ngăn chặn tất cả những lực cản bên ngoài gây ảnh hưởng đến Singapore. Có lẽ vì vậy, nhiều người dân nơi đây đã gọi nó là “tín vật linh thiêng”.

Cho đến thời điểm này, đồng xu một đô la huyền thoại Singapore vẫn được người dân trân trọng, nâng niu và vô cùng tự hào. Với họ, nó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn trở thành biểu tượng tài khí. Nhưng, theo nhiều người dân Singapore, nếu muốn đồng tiền này thực sự “phát sáng” thì khi sở hữu nó bạn sẽ phải đặt tại con đường phong thủy và nhờ thầy cúng làm lễ thì nó mới trở thành một tín vật may mắn và có ý nghĩa.

Bạn đang xem bài viết 9 Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp) trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!