Cập nhật thông tin chi tiết về Âm Trạch Phong Thủy Thần Khảo 越南道教 mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tổng Luận Tám Sơn . Cái Đạo của khoa Địa Lý đầu tiên là trọng Long , Long chính là xem địa thế vậy . Càn Sơn : Càn Sơn là Thiên Trụ , nên cao lớn , mập mạp , tại sau huyệt chủ người sống thọ , nếu hình như Thiên Mã , thôi qan rất nhanh , nên chủ quý nhân thọ lâu . Khảm Sơn : Khảm Sơn là vùng đất âm dương bắt đầu phân chia , Khảm Sơn cao lớn mập mạp , cả nhà rất thành thực , trung thọ hiền lương , nếu khảm sơn đê hãm , gió bắc khí lạnh thổi mạnh , rất nghèo tiền bạc , chủ chết non . Tại tay Long chủ trưởng phòng , tứ phòng , thất phòng không tiền bạc , tại tay hổ chủ tam phòng , lục , cửu phòng vất vả bất lợi . Ly Sơn : Ly Sơn cũng là vùng đất âm dương bắt đầu chia , Ly là mắt , Ly Sơn cao lớn mập mạp , chủ nhiều bệnh về mát . Ly sơn là trung nữ , phụ nữ luôn bất lợi . Tọa chính đông hướng chính tây , bảm thủy khí đại lợi . Cấn Sơn : Cấn Sơn là thiếu Nam , Cấn cao lớn mập mạp , chủ giàu ít lắm người , thiếu nam không sinh bện tật , cha dễ phát tài , nếu cấn sơn thấp hãm , chủ sinh nhiều bệnh tật . Chấn Sơn : Chấn Sơn cao lớn mập mạp , sinh nhiều nam ít nữ , trong nhà xuất võ sĩ . Chủ người tính chân thật , nếu nơi đó mà thấp hãm , nhân đinh không vượng , nhiều nữ ít nam , tại tay Long thì 1, 4, 7 yểu . Nhân đinh ít . Tốn Sơn : Phương Tốn cao to đẹp đẽ , xung quanh thanh tú , chủ xuất con rể tốt , phát cháu ngoại . Nếu Tốn Sơn cao lớn đẹp xinh tất phát nữ quý , phát học hành , vì lục tú thôi quan sơn . Nếu nơi đó thấp hãm , chủ phụ nữ yểu . Khôn Sơn : Khôn Sơn là mẹ , nếu Khôn Sơn cao lớn mập mạp , chủ phụ nữ thọ , nhân đinh đại vượng , rất giàu có . Đoài Sơn : Đoài Sơn là thiếu nữ , là phương tam cát rất đẹp , nếu Đoài Sơn cao lớn , chủ xuất văn võ song toàn , học hành rất lợi ! Lại chủ nhà đó có nhiều con gái đẹp , tài mạo vẹn hai , đã phú lại quý . Nếu xứ đó thấp hãm , phụ nữ yểu , nhiều nữ ít nam , nếu tọa chính bắc hướng chính nam , bẩm thủy khí . Đoài sơn cao lớn đè huyệt , lại có thủy triều đến , xuất người què cụt , có tật về đùi chân , tứ duy bát can , sơn nào cũng no tròn cao đầy thì xuất trạng nguyên khoa giáp .
Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG TÀI LỘC, KINH DOANH
1. Tỳ hưu
Theo truyền thuyết thì nó là 1 loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là “hươu trời” hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ. Đặt trên bàn làm việc, quầy thu ngân, ban thờ thần tài hoặc ở huyệt tài lộc trong nhà và phải hướng đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ.
2. Thiềm thừ
Tương truyền Thần Tài là một cô gái giúp việc, khi chết hoá thân thành Thần Tài mang lại rất nhiều lợi lộc cho gia chủ. Chính vì thế Thần Tài thường được thờ những nơi góc nhà hoặc xó xỉnh. Vì thế Cóc được coi là biểu tượng của Thần tài. Dùng ông cóc trên bàn thờ thần tài hoặc trong các góc của phòng khách, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh buôn bán hoặc nhà kho. Cóc vàng sẽ ổn định ngân quỹ, gia tăng tài lộc, thịnh vượng phát đạt cho chủ nhân. Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, nhà kho, cửa hàng buôn bán. Cũng có thể bày trên két sắt hoặc tủ ngân quỹ để vượng tài.
3. Cây nho Đá quý
Cây nho kết quả tượng trưng cho sự thu hoạch, sự kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Cây nho trong kinh doanh sẽ đem lại cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Nó mang lại sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.
Trong vận 8, những trái nho bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hoà, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.Quả nho được làm bằng đá quý mang tinh chất thổ nên trong vận 8 cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong Phong Thuỷ, tăng cường Thổ Khí đem lại tài lộc. Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc, Chính Tây hoặc giữa phòng.
Vật khí phong thủy TĂNG CƯỜNG SỰ THÔNG TUỆ, DANH TIẾNG
Một trong những bí quyết cải biến Phong Thuỷ chính là kích hoạt cát khí của sao Bát Bạch trong phòng khách, văn phòng. Vượng khí của sao Bát Bạch trong vận 8 sẽ mang lại quan hệ gia đình thuận hoà, thăng tiến về công danh tài lộc và may mắn. Ở bàn trà hoặc bàn làm việc rất cần có đĩa ngọc Thất tinh gồm 7 viên đá quý thạch anh trên đĩa tròn. Những viên đá tròn mang lại cát khí rất lớn, xua được tà khí, âm khí vốn là mầm mống phát sinh tai hoạ, bệnh tật. Đặt ở bàn khách, bàn trà giúp cho chủ nhân quan hệ rộng rãi, nhiều quý nhân giúp đỡ về công danh tài lộc, tránh kẻ tiểu nhân. 2. Gậy như ý
Vương trượng (gậy như ý) là vật đại diện cho quyền lực mà ngày xưa các vị quan lại vua chúa luôn sở hữu. Nó là vật khí rất quan trọng trong Phong Thủy chuyên dùng để củng cố địa vị và quyền lực, chống lại kẻ tiểu nhân. Tăng thêm công danh, uy quyền,sự tôn nghiêm cho người sở hữu. Vương trượng được mạ vàng, kèm thêm những viên ngọc nên cát khí của nó rất lớn, không những hoá giải được hung khí của sao Ngũ Hoàng, Nhị Hắc vốn gây tai hoạ mà còn đem lại uy quyền và công danh tài lộc. Thích hợp dùng cho người mệnh cao, giữ trọng trách lớn. Bày trên bàn làm việc, trong phòng khách, văn phòng.
3. Rùa đầu rồng
Rùa đầu rồng là con vật linh thiêng đứng trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Hổ, Rùa. Con vật này rất có tác dụng trong việc giải trừ vận hạn trong các năm có vận 8, đặc biệt làm giảm thiểu đáng kể những điều không may mắn hoặc không thuận lợi về hướng nhà hoặc hướng công sở, bàn làm việc của bạn. Bạn có thể đặt lên bàn làm việc hoặc vùng gần cửa chính để hoá giải hướng xấu. Bạn cũng có thể để phía sau lưng bạn tại nơi làm việc, nó sẽ trợ giúp bạn trong việc nhận được sự giúp đỡ của sếp cũng như sự thăng tiến trong công việc. Rùa bằng đồng mang hành kim nên có tác dụng hoá giải rất mạnh tác hại của các sao Nhị Hắc, Ngũ Hoàng.
Tài Thần Kim Mễ là là một loại thần vật vô cùng cát tường. Nó được chế tạo hoàn toàn từ các sản phẩm tự nhiên sa khoáng mà chế thành. Mỗi một trình tự đều vận dụng đầy đủ phương pháp Ngũ Hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để chế thành. Linh lực của nó rất mạnh, đúng là sản phẩm mỗi nhà nên có.
Nguyên Liệu Cơ Bản Để Chế Luyện: Kim – Kim dầu và Kim phấn loại 1. Mộc – Bột đàn hương loại đặc biệt nhập khẩu. Thủy – Bao gồm tinh dầu của trăm hoa chưng cất Hỏa – Được xấy bằng lửa trong một thời gian và nhiệt độ thích hợp. Thổ – Chọn lựa các loại sa khoáng đồng nhất và cao cấp.
Một Diệu Pháp: Mỗi khi vào mùng 1 hoặc ngày rằm, có thể dùng một chút Kim Tài Mễ rắc trên thân Thân Thần Tài và xung quanh, còn thừa thì bỏ vào tring bát hương. Làm phương pháp này đều đặn hai lần trong tháng có thể nói Linh Lực rất mạnh, có được quý nhân phù trợ rõ ràng, thu phúc lại thu tài.
Một Số Cách Dùng: 1, Kim Thân: Rắc Kim Tài Mễ xung quanh Thần Tài và trên thân Thần Tài, mọi sự như ý, giúp bạn phát đại tài. 2. Mộc Dục: Khi tắm có thể cho một chút Kim Tài Mễ vào nước tám, tám sách thân thể để chuyển vận số, người vượng, tiền tài vượng. 3. Cưới Hỏi: Cưới hỏi khi đón rước dâu trên đường đi qua rải Kim tài Thần Mễ. Có lợi cho vợ chồng hòa hợp , tâm đầu ý hợp, thăng thêm tình cảm tài lọc song thu. 4. Phương Vị: Nhà Ở, Công Xưởng, Nhà Hàng, Phòng Làm Việc, Chỗ Giao Dịch, ở chỗ tài vị (Theo Huyền Không, Bát Trạch ) Đặt một Tụ Bảo Bồn rắc Kim tài Thần Mễ, có thể khiến cho nhà ở bình an, buôn bán hưng thịnh, tài vận hanh thông. 5. Lư Hương: Trong Lư Hương bỏ vào Kim Thần Tài Mễ, Hương Hỏa tất thịnh, Linh Khí đại thăng, chiêu tài nạp Phúc. 6. Nhập Hỏa (Dọn Nhà Mới): Dọn nhà, dọn phòng mới xung quanh rải Kim Tài Thần Mễ, tự nhiên sẽ được quý nhân đến nâng đỡ, công tác thuận lợi, như gấm thêu hoa. 7. Địa Chủ (Ban Thần Linh – Thần Tài): Trong Bát Hương Thần Tài – Địa Chủ bỏ vào Kim Tài Mễ, tất sẽ được “Hữu Cầu Tất Ứng”, ngày ngày Vận tốt đều đến.
Những Ông Tổ Môn Địa Lý Phong Thủy 越南道教
Quản Lộ là thuật sĩ sống ở tỉnh Sơn Đông, thời Tam Quốc (226 – 248 DL), có hình dáng xấu xí, nói năng lại cộc lốc, hay uống rượu. Ông thờ chủ nghĩa thần bí qua nghề chiêm bốc và tướng địa. Quản Lộ giỏi về âm trạch và dương trạch, âm là coi phần mồ mả, còn dương coi về thế đất dựng nhà. Trong sử nói, Quản Lộ có cuốn “Quản thị địa lý chỉ mông” gồm 10 quyển, nhưng thực tế chỉ là sách mượn danh, dựa vào cuốn “Tam quốc chí – Quản Lộ truyện” ghi lại theo truyền khẩu qua nhiều người (sách nói Quản Lộ thần thông, biết xem bói, xem đất đai để táng hay xây cất, với nhiều chuyện thần kỳ được chép qua sự truyền khẩu trong dân chúng). Có chuyện về tài của Quản Lộ khi xem âm trạch, dương trạch như sau : – Một chuyện về âm trạch (mả táng) : Một ngày nọ Quản Lộ đi ngang qua ngôi mả chôn Vu Khưu Kiệm, ông ngồi nghỉ chân rồi nhìn vào ngôi mả của họ Vu mà than thầm : “Cây cối xanh tốt nhưng thế đất không bền, tấm bia đề tựa tuy văn hoa nhưng không có hậu. Ngôi mả đang ở thế : Huyền Vũ giấu đầu, Thanh Long mất chân, Bạch Hổ ngậm xác còn Chu Tước đang khổ đau. Tứ phía lâm nguy ! Theo thuật phong thủy, người nhà họ Vu chỉ hai, ba năm sau sẽ bị diệt”. Sau đó lời than thở của Quản Lộ quả nhiên ứng nghiệm. Lúc đó Quản Lộ xem mả của Vu Khưu Kiệm theo hướng thiên văn chiếu, nhìn “Tứ tượng” của chùm sao Nhị Thập Bát Tú (Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước), mà biết cát hung cho gia đình họ Vu về sau. Còn mả bà thím của anh em Quách Ân, thầy Quản Lộ cũng qua thuật chiêm bốc cho rằng ngôi mả này đang bị “nữ quỷ” trong đất táng báo ứng. Mặc dù cuộc đất được anh em Quách Ân đã mời thầy địa lý tìm giúp, ông ta cho rằng nó đẹp về hậu vận. Nhưng về “luật nhân quả” lại không từ một cuộc đất dù đẹp cách mấy đi nữa, nhưng trong quá khứ những chuyện gian tà, gian ác sẽ để lại cho hậu nhân phải hứng nhận quả đắng để đền bù lại tội lỗi người chết đã gây ra. Đúng là ba anh em nhà Quách Ân về sau đều bị thọt chân. Ý Quản Lộ nói, nếu làm ác mà cứ đi tìm cuộc đất tốt để táng, mong sao cho hậu nhân được sống vinh hoa phú quí là không thể được. Do luật nhân quả nói, gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Cho nên sống ở đời cần phải tích đức, sau hãy tìm cuộc đất tốt để an táng, như thế tính phong thủy mới được phát huy theo ý muốn. – Một chuyện nói về dương trạch (nhà cửa) : Một bà đang mang bệnh nặng nhờ Quản Lộ đến xem bói, bà ta nghĩ mình bị ma ám nên gia đình cứ dần dần lụn bại, làm ăn thua lổ, còn người sống cứ mang bệnh tật kinh niên không thuốc chữa khỏi. Quản Lộ nhìn vào trong nhà mà nói với bà ta : “Góc nhà phía tây có chôn xác hai nam nhân, một người bị tên bắn trúng ngực, do vậy bà bị bệnh tim; còn một người bị giáo đâm vào đầu nên bà cũng thường hay nhức đầu. Ngôi nhà này đã bị ếm bùa của Lổ Ban. Nếu biết mà trừ, bà sẽ khỏi bệnh”. Bà ta nghe theo lời Quản Lộ, cho người đào dưới góc nhà phía tây, thấy có hai hình nộm đúng theo lời ông nói. Từ đó gia đình bà không còn đau yếu và buôn bán phát đạt trở lại. Thường thợ dựng nhà hay yểm bùa Lổ ban để trả lễ thánh tổ mới có công ăn việc làm thường xuyên, trong muời căn nhà phải có ít nhất một nhà mắc phải, nhưng họ yểm không độc, không làm cho chết người. Còn những kẻ có hiềm thù nhau, thường yểm những loại bùa gây ra chết chóc, chậm thì đúng một năm, nhanh thì 49 hay 100 ngày. Còn Quản Lộ tự xem bói cho chính mình, biết ông chỉ sống đúng bốn con giáp; quả thật vào năm 49 tuổi, Quản Lộ qua đời. Người đời sau nói, cuốn “Quản thị địa lý chi mông” trong “Tam Quốc Chí – Quản Lộ truyện” giới thiệu, gồm 10 cuốn, 100 thiên, Quản Lộ viết về thuật phong thủy không phải do chính ông nghiên cứu ra, do người khác mượn tên. Nhưng chưa ai giải thích được người viết cuốn sách này là ai ? Vì trong 100 thiên truyện đều rất thần bí và sâu sắc. Nên đã gần 2000 năm, đến bây giờ Quản Lộ vẫn còn được mọi người xem là ông tổ của thuật “chiêm bốc” xem địa lý phong thủy, qua tài xem thiên văn nhìn phương hướng mà bói thành quẻ.
Quách Phác tự Cảnh Đôn, người Hà Đông, nay tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông sinh vào thời nhà Tấn (276-324 năm DL) sau Quản Lộ. Sách “Thái Bình quảng ký” viết về ông như sau : – “Quách Phác hiểu biết bao la, biết thiên văn, địa lý, quy thủ long đồ, hào tượng sấm vĩ – là những môn coi bói bằng mu rùa, quẻ, thẻ, lời sấm truyền – yên mộ lo nhà ở, không có gì không tinh thâm …”. Quách Phác soạn cuốn “Táng thư” (coi mộ phần) và “Tướng địa thuật” (xem thế đất), nên được tôn xưng là tỵ tổ (tức ông tổ ngành địa lý). Trong các truyền thuyết nói về Quách Phác, một hôm Hồ Mạnh Khang quan thái thú ở Lư Giang, lấy một tỳ nữ làm thiếp. Quách Phác cũng yêu người tỳ nữ, nên muốn lấy ả làm vợ, để đoạt được mục đích, Quách Phách làm phép lấy 3 đấu đậu rắc quanh nhà Hồ Mạnh Khang. Sáng hôm sau họ Hồ thức giấc thấy mấy ngàn binh mã đang vây kín Phủ. Hốt hoảng, Hồ Mạnh Khang liền cho mời Quách Phác đến xin kế sách. Họ Quách phán ngay : – Trong nhà ngài không nên nuôi người tỳ thiếp này, hãy đưa ả đi xa 20 dặm về hướng Đông Nam, ngài sẽ bán được giá, như thế chuyện dữ sẽ hóa lành. Hồ Mạnh Khang nghe theo lời Quách Phác, ông ta vội đưa nàng tỳ thiếp chạy về hướng Đông Nam mà bán, Quách Phác biết họ Hồ tin lời mình, liền sai người đi theo mua ả ta về làm vợ. Sau đó Quách Phác bỏ bùa vào giếng nhà họ Hồ để giải việc quân mã đang vây tại Phủ. Hồ Mạnh Khang không nghi ngờ chuyện này, ông ta còn hết lời khen ngợi Quách Phác, đi đến đâu cũng ca tụng ông là người tài giỏi trong việc xem dương trạch. Trong sách “Nam sử – Trương Dụ truyện”, chép Quách Phác tinh thông Chu Dịch, coi các phần mồ mả an táng. Trong sách nói Quách Phác xem âm trạch cho Trương Dụ. Cha của Trương Dụ là Trương Trừng chẳng may qua đời, Trương Dụ chuẩn bị chôn cất cha, nhờ Quách Phác tìm cho miếng đất để địa táng. Ông xem đất xong bảo : – Táng ở chỗ này nửa đời sau của ông chỉ làm đến chức tam ty, đời sống không thịnh. Táng chỗ kia tuy đất xấu nhưng ông làm đến công khanh, cuối đời mới phát, con cháu hưởng được phước. Trương Dụ y lời đưa cha chôn nơi đất xấu. Kết quả Trương Dụ làm quan đến năm 64 tuổi mới mất, con cháu hưng thịnh theo cha ông. Khi Quách Phác chết, ông gọi người nhà an táng nơi đã dặn, nhờ vậy Quách Phác tu đắc đạo thành tiên, nên trong “Quách Phác – Truyện động tiên” chép : – Sau ba ngày khi Quách Phác được chôn cất, người ở thành Nam Châu vẫn thấy ông ngồi nhà đàm đạo với người thân. Vương Phác (bạn của Quách Phác, húy là Hoàn Dĩ, phản vua nhà Tấn nên bị tru di tam tộc) còn giận Quách Phácbói cho mình ra một quẻ dữ, nên nghe lời đồn cho người đến đào mả ông, thấy trong quan tài không có thi thể của Quách Phác, mới tin là đúng.
Tên húy là Ích, tự Thúc Mậu còn Quân Tùng là biệt hiệu. Người Quảng Đông sống vào đời nhà Đường (792 – 906 DL). Dương Quân Tùng từng soạn cuốn “Chính long tử kinh”, được vua Đường phong làm Quốc sư, nắm phủ Linh đài địa lý sự (cơ quan trông coi thiên văn, địa lý, tế lễ). Khi nhà Đường mất vào tay Hoàng Sào; Dương Quân Tùng cùng Bộc Đô Lâm đã đoán quẻ biết trước, lấy đi một số sách phong thủy lâu đời nằm trong Phủ, rồi bỏ Tràng An chạy về Cống Châu thuộc Ninh Đô quy ẩn. Từ đó trong dân gian nói rằng thuật phong thủy có từ đời Đường, vì từ Tràng An, Dương Quân Tùng đã truyền dạy nghề cho Liêu Tam người cùng thôn, Liêu Tam truyền cho con trai tên Vũ, Vũ lại truyền cho con rể là Tạ Thế Nam… từ đó thuật phong thủy của họ Dương lan rộng ra đến người ngoài họ ngoài làng. Người đời sau mộ danh ông, cho rằng Dương Quân Tùng thuộc môn hình phái, tức xem đất đoán được nơi cát hay hãm địa, nên tôn ông làm đại sư môn địa lý.
Lại Văn Tuấn tự Thái Tố, người huyện Xử Châu, làm quan tại tỉnh Phúc Kiến. Sống vào thời Tống (thế kỷ thứ X). Ở Phúc Kiến, Lại Văn Tuấn nổi tiếng xem về địa lý, nên sách “Địa kiên chí” có chép : – Lại bố y (tên gọi thân mật, có nghĩa Lại áo vải) có người quen La Ngạn Chương ở Lâm Xuyên. Hai người rất mến nhau, thích trò chuyện việc tìm hiểu lẽ huyền cơ về phong thủy. Ngày nọ vợ của La Ngạn Chương mất, họ La đi tìm nơi an táng thì tìm được một chỗ dùng làm huyệt mộ rất đẹp, phía trước có khe nước chia làm 3 dòng chảy, riêng đường chảy thứ ba không sâu quá ngực người và cũng không dài lắm, chảy thẳng vào ruộng. La Ngạn Chương đến mời Lại Văn Tuấn đến xem qua, ông bèn khen là đất táng rất hợp cách với người quá cố, và nói với họ La rằng : – Đất đẹp có thể phát thành trạng nguyên, nhưng tiếc thay nhánh thứ ba lại đoản, nên hậu nhân chỉ làm đến bảng nhãn thôi. Quả không sai, hai mươi năm sau con của La Ngạn Chương chỉ đậu hàng thứ hai trong khoa thi.
Sống vào những năm 1311-1375, tự Bá Ôn, người Thanh Điền tỉnh Triết Giang. Lưu Cơ đậu tiến sĩ triều Nguyên Thuận Đế. Khi Chu Nguyên Chương khởi binh, Lưu Cơ bàn 18 kế sách nên được họ Chu trọng dụng. Nhà Minh lấy xong chính quyền từ tay nhà Nguyên, bèn mời Lưu Cơ làm quân sư định ra các chính sách lớn trong nước. Khi Chu Nguyên Chương dự định đóng đô ở Kim Long, còn Lưu Cơ chọn đất ở hồ Trúc Tiền làm nền chính điện, nhưng vua Chu nói nơi này quá nhỏ, nên cho người nới rộng thêm mặt bằng ra sau cho thêm lớn. Lưu Cơ biết việc tính đất “sai một ly đi một dặm”, không phải cứ cuộc đất nào to là tốt, nên chỉ nói : “Sau này nhà Minh còn phải dời đô đi nơi khác”. Quả nhiên về sau Minh Thành Tổ phải dời đô đến Bắc Kinh, lời Lưu Cơ quả thật ứng nghiệm. Trong dân gian có sách “Kham dư mạn hứng” do Lưu Cơ soạn (Kham dư có nghĩa xem phong thủy, cũng là từ ngữ khi nói đến trời đất), viết trọn vẹn về xem thiên văn địa lý, nên mọi người coi Lưu Cơ như ông tổ ngành địa lý phong thủy vào đời nhà Minh.
Nói về Hi Di Trần Đoàn (ông còn tên gọi Trần Chuyển) trong chúng ta hẳn có nhiều người nghe nói đến ông, vì Trần Đoàn được ca tụng nhiều trong ngành lý số qua thuật toán xem Tử Vi, Hà Lạc và còn là nhà nhân tướng học uyên bác, nhà xem tướng địa (xem đất đai nhà cửa) nữa. Trần Đoàn sống trong thời nhà Tống, tự Đồ Nam, biệt hiệu Hi Di, người tỉnh An Huy. Khi Tống Thái Tổ lên ngôi (966-979 DL) ông về ở ẩn tại Hoa Sơn. Nghe nói, Trần Đoàn học được khoa phong thủy với gia sư Tăng Văn Xán (có sách nói ông là môn đệ của Ma Y đạo giả, một đạo nhân hậu duệ của Nam Hoa Tiên Ông), sau khi thành danh ông đã truyền lại cho Ngô Khắc Thành, Tống Chữ Vịnh. Do tinh thông Chu Dịch nên lấy dịch học hòa trộn với môn phong thủy để thành môn xem trạch cát. Sách “Phong thủy khư nghi” viết : – Hi Di tiên sinh lấy trục Tý Hợi làm thủy, lấy Tý Ngọ làm hỏa… sách này mở đường cho bát quái (định phương vị), luật lữ (luật âm thanh trong nhạc khí), cả đến xem núi để định huyệt… lấy quái làm tượng (quẻ trong Chu Dịch). Môn học này ông viết thành sách gồm 10 thiên, chỉ dẫn dùng quái, hào, luật, lữ có âm có dương có tiêu có phá và có sinh có hợp v.v… Nên trong thuật phong thủy, người ta xem Trần Đoàn là bậc thầy trong phái “lý khí” (từ khí suy ra lý). Ngoài 6 vị đã nói, ở Trung Quốc còn rất nhiều người uyên thâm về môn xem địa lý phong thủy, nhưng chỉ là truyền thuyết như Bàn Canh, Công Lưu, Chu Công, Tiêu Cát… riêng ở nước ta, mọi người ca tụng một thầy địa lý xuất sắc là :
Là người học được khoa địa lý chính thống từ Trung Quốc, đem cái đã học đưa về nước nghiên cứu cho phù hợp với phong thổ nhân văn, mà phát huy môn phong thủy theo tính cách riêng cho mình. Tả Ao có tên Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh năm nào không rõ, nhưng ông có tên tuổi vào thời vua Lê chúa Trịnh (vào những năm 1545 – 1788). Theo mọi người kể, Tả Ao có cha mất sớm còn mẹ bị mù. Vì nhà nghèo nên đến xin giúp việc cho một ông thầy thuốc (lang y) người Tầu, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau được học nghề thuốc. Chính thế mà ông chữa được bệnh mù mắt cho mẹ. Thầy lang Tầu thấy Tả Ao có chí lớn, đã dẫn ông theo về Trung Quốc dạy thêm nghề thuốc. Gần nhà lang y, có ông thầy địa lý giỏi đang bị bệnh về mắt, Tả Ao được thầy lang phái sang chữa trị. Thầy địa lý nói, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề phong thủy. Vì ơn nghĩa, nên thầy địa lý bằng lòng, liền truyền hết tinh hoa môn phong thủy cho Tả Ao học hỏi, đến khi thành tài, học và hành viên mãn, ông xin cả 2 ông thầy Tầu cho về nước. Trước khi cho Tả Ao về Việt Nam, ông thầy địa lý muốn thử tài sự hiểu biết của Tả Ao, ông ta làm 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỗi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa ông 100 cây kim đi điểm huyệt. Tả Ao điểm đúng 99 lổ của đồng tiền, còn 1 cây điểm ở mép đồng tiền, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí, ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo. Thấy Tả Ao đã điểm trúng các huyệt, thầy địa lý biết rằng người Việt Nam đã học hết bí kíp phong thủy của Trung Hoa. Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc chữa trị các bệnh tật cho dân chúng, ít khi sử dụng môn phong thủy đã học, chỉ khi cần thiết mới ra tay xem dùm thế đất cho mọi người, tuy vậy danh tiếng về tài xem địa lý phong thủy của ông lại nổi hơn nghề thầy thuốc. Nhưng cũng vì Tả Ao không hành nghề xem phong thủy, nên ông không có chân truyền cho kẻ hậu bối. Khi ông mất người nhà mới tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý, phong thủy, là Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao. Nhưng trong dân chúng còn có nhiều sách được in nói chính là sách của Tả Ao. Còn các nhà xem “tướng đất” ở nước ta, khi đọc xong 2 quyển trên, đều cho rằng đây là hai bộ sách quý.
TẢ AO ÔNG TỔ PHONG THỦY
TẢ AO người Việt Nam học được khoa địa lý chính thống ở Trung Quốc vào thế kỷ 16 (có nhiều tư liệu viết về điều này đều không nhất quán, có sách nói là vào thế kỷ 17 hay 18). Còn tên thật của ông là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh. Và Tả Ao sinh vào năm nào không ai rõ, chỉ được biết ông sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh (1545 – 1788), qua các câu chuyện truyền khẩu.
Nhà Tả Ao nghèo, cha mất sớm còn mẹ bị bệnh lòa mắt, vì thế nên ôngđến giúp việc cho một ông thầy thuốc người Tầu ở trong huyện, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau học thêm được nghề bốc thuốc chữa bệnh. Chính vì thế mà ông chữa được bệnh mắt lòa cho mẹ.
Ông thầy Tầu thấy Tả Ao có chí lớn, nên khi về lại bên Trung Hoa đã dẫn ông theo để dạy thêm nghề thuốc. Trên đất khách, gần nhà ông thầy thuốc, có một thầy địa lý rất giỏi, cũng đang bị bệnh về mắt, Tả Ao liền được thầy phái sang chữa trị thay ông ta.
Thầy địa lý nói rằng, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao nhờ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh mắt cho mẹ, nên đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng ông không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề xem phong thủy.
Vì ơn nghĩa, nên thầy địa lý bằng lòng, truyền dạy hết tinh hoa địa lý phong thủy cho Tả Ao, đến khi thành tài học và hành viên mãn, ông xin cả 2 ông thầy cho về nước.
Trước khi cho Tả Ao về Việt Nam, ông thầy địa lý muốn thử lần cuối sự hiểu biết của Tả Ao, ông ta làm ra 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỏi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa Tả Ao 100 cây kim ra đấy tìm huyệt để điểm.
Tả Ao điểm đúng 99 lổ của đồng tiền, còn một cây điểm ở mép, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo. Cho nên thầy địa lý biết rằng người Việt Nam đã học hết bí kíp phong thủy của người Trung Hoa.
Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc, ít khi sử dụng đến khoa địa lý, chỉ khi nào cần thiết ông mới ra tay xem thế đất dùm mọi người, tuy vậy danh tiếng xem địa lý, phong thủy của Tả Ao lại nổi hơn nghề thầy thuốc.
Cũng chính vì ông không hành nghề xem phong thủy cho ai, nên không có hậu bối. Khi Tả Ao mất người nhà chỉ tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý phong thủy, là Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao.Nhưng trong dân chúng có nhiều sách được in ra nói là sách do chính Tả Ao viết. Còn các nhà địa lý phong thủy, khi đọc xong 2 quyển sách trên, đều cho đây là sách quý.
NHỮNG TRUYỀN THUYẾT VỀTẢAO
Tuy Tả Ao không hành nghề xem phong thủy, ông chỉ chuyên chữa bệnh cho người nghèo, nhưng trong dân gian có những truyền thuyết truyền khẩu nói về nghề xem phong thủy của ông.
Có lẽ vì điều này mà ông được người đời xưng tụng “vua địa lý” của nước Việt chăng ?!
CỨU VUA NHỜ MỘ KẾT PHÁT
Một ngày nọ Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh, khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.
Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi :
– Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui.
Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão :
– Cháu mời ông dùng cơm…
Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối. Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân :
– Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy địa lý Tả Ao đây !
Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền quì lạy xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp :
– Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ…
– Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai ?
– Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quí trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho.
Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha anh ta. Tả Ao xem xong mới truyền :
– Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi.
Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn. Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn :
– Anh nhớ không cho ai biết chuyện này ! Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: “Con xin cứu ngài!”, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết !
Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu.
Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời. Và quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to:
– Thưa ngài, con xin cứu ngài!
Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy dáng chừng sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngũ.
Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh. Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Rồi nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.
Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể.
Thì ra ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.
Quanh năm Tả Ao thường đi đây đó khắp trong nước để tìm những ngôi đất quí. Một lầnđi qua tỉnh nọ thấy có một ngôi đất rất đẹp, bèn buột miệng khen:
– Kiểu đất này mà đặt mộ thì chắc chỉ sáu tháng là phát làm quan ! Nhà ai có phúc thì được hưởng thôi ?
Sau đó ông đi về hướng làng, gặp một người đàn ông trung niên đi tới. Nhìn thấy nét mặt ông ta tuy phúc đức nhưng tướng lại khắc khổ quá. Tả Ao mới hỏi:
– Ông có muốn ra làm quan không ?
Người đàn ông đáp :
– Lạy ông, nhà tôi bất hạnh ba đời, học hành chỉ đủ đọc sách, muốn làm quan không xong, thi cử đợt nào cũng thi rớt, nên nay vẫn sống kham khổ làm ruộng kiếm sống thôi. Được làm quan thì phúc ba đời để lại.
Tả Ao nghĩ bụng ông ta không nói sai. Rồi ngắm nhìn ông ta một lúc bèn nói:
– Thôi được, tôi sẽ giúp ông̣ đặt lại ngôi mộ tổ. Ông về lo sẵn 300 quan tiền.
Người đàn ông mừng lắm vội mời Tả Ao theo mình về nhà, gọi người thân ra đào ngôi mộ tổ, bốc xương cốt cho vào cái tiểu sành đem đến chôn sâu xuống huyệt đất do Tả Ao vừa thấy ban sáng mà táng lại.
Xong việc, ông ta giữ lời, trao cho Tả Ao đủ 300 quan tiền, nhưng Tả Ao chỉ lấy có ba quan, còn lại bảo đem phát hết cho người nghèo khó trong làng.
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, cả nhà ông ta đang quây quần dưới ngọn đèn bỗng có tiếng người gõ cửa. Người nhà ông ta ra mở cửa, thấy trước mặt là một ông tướng uy nghi lẫm liệt nhưng có vẻ đang thất cơ lỡ vận. Khách thật thà nói mình đang lỡ độ đường, xin gia đình cho ăn uống. Ông ta vốn hiếu khách vội sai người nhà nấu cơm đãi khách rất mực nồng hậu.
Cơm nước vừa xong, ông khách mới nói:
– Thưa ông̣, tôi là tội phạm đang bị nhà Chúa lùng bắt. Đằng nào tôi cũng không thoát khỏi. Xin ông̣ mang dây thừng trói tôi lại rồi đem nộp cho chúa Trịnh mà lĩnh thưởng. Như vậy dù tôi có bị hại, tôi cũng giúp ích được cho gia đình ông̣, còn hơn là uổng thân vô ích.
Cả nhà kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo.
Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của ông lão mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.
Đúng như lời tiên đoán của Tả Ao không sai. Chỉ trong sáu tháng là được làm quan.
Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ.
Giữa lúc trong đình đang làm lễ kỳ yên. Các vị chức sắc trong làng đang chuẩn bị bữa tiệc chiều. Một người biết mặt Tả Ao liền chạy ra khẩn khoản mời ông vào trong đình. Các vị chức sắc được gặp thầy địa lý trứ danh nên mừng lắm, ông tiên chỉ trong làng nói :
– Hôm nay là ngày tế kỳ yên trong làng, may được gặp thầy thật là phúc cho cả làng này lắm. Nhân thể nay mai làng cho sửa lại ngôi đình, xin cụ coi cho cái hướng nào tốt, làm sao cho làng chúng tôi phát khoa bảng rầm rầm, nhằm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay ! Lâu nay cả làng chưa ai thi đậu cả!
Một ông hăng hái nói thêm :
– Cụ tiên chỉ nói phải đấy thưa cụ ! Các làng bên, không làng nào không có tiến sĩ, cử nhân, xoàng thì cũng phó bảng, chót chét cũng tú tài. Riêng làng này chắc các cụ trước đặt hướng đình có nhầm nhỡ gì đây,nên bao nhiêu năm trời vẫn suôn cành, không hưởng được trái lộc nào. Cụ đã đến đây xin ra tay giúp chúng tôi được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho hả !
Tả Ao chỉ cười nói :
– Tưởng gì chứ nếu các cụ chỉ ước có vậy thì tôi xin ra tay, không dám nề hà gì ! Nhưng chỉ xin 3000 quan tiền để lấy công thôi.
Các vị chức sắc nghe nói đến tiền công đến 3000 quan, thì lắc đầu le lưỡi, có người than thở :
– Làng này vì không đỗ đạt, nên không “tơ hào” được gì nên còn nghèo túng, chỉ mong sau này đè đầu cưỡi cổ được thiên hạ, nói gì 3000 đến 5000 quan chúng tôi cũng lo cho cụ được, mong cụ xem lại mà bớt cho.
Tả Ao nghĩ thầm trong bụng, ta lấy tiền giúp người nghèo chứ có phải dùng riêng đâu. Bọn chúng mi thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để kiếm tiền hưởng thụ, thì ta sẽ chiều ý thôi. Nghĩ thế nên giận, Tả Ao lên tiếng :
– Nghe các vị nói như vậy, ta cũng cảm động lắm, thôi thì các vị có bao nhiêu để trả công, xin cứ nói thấy được ta giúp cho.
Vị tiên chỉ nghe Tả Ao nói thế, liền đáp :
– Trong đình chỉ còn vỏn vẹn 500 quan tiền, mong cụ lấy giúp.
Tả Ao lại giận trong lòng, đình làng nghèo mà cúng kỳ yên đến hai bò năm trâu mười lợn như thế này thì thánh thần nào chứng. Nhưng để làm gương cho đám chức sắc, ông cũng hài hả đáp :
– Thôi được, mấy vị đã nói thế ta cũng giúp cho làng, sau này ai cũng đè đầu cưỡi cổ thiên hạ đều được cả.
Ngay sau đó, Tả Ao ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong ông cáo biệt đi thẳng.
Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí.
Nhưng quái lạ, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu ! Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Rồi thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo ! Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ để… cắt tóc, cạo mặt, ngoáy tai…
Các cụ chức sắc lúc ấy mới hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây ! Nhưng cũng hiểu rõ, tại họ quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao chơi trác.
TẢ AO TIÊN SINH
Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ (không xác định được danh tính). Thuở nhỏ, mồ côi cha, nhà nghèo, mẹ mắt lòa, ông theo một khách buôn ở phố Phù Thạch (gần rú Thành ở Nghệ An) về Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy cho.
Khi nghề đã thành, sắp về nước, chợt có thầy địa lý chính tông đau mắt đã lâu không khỏi, đến mời thầy thuốc này đến chữa, do già yếu nên ông thầy sai Tả Ao đi chữa thay. Khi Tả Ao chữa khỏi mù loà, ông thầy địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thầy địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi.
Để thử tay nghề của học trò, ông thầy bèn đổ cát thành hình núi sông và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được 99 kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), chỉ sai có một.
Xong ông thầy nói:
– Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và thần chú. Tả Ao về nước Nam chữa khỏi bệnh cho thân mẫu.
Trước khi từ biệt, ông thầy địa lý bên Tàu dặn: Khi về Nam, nếu qua núi Hồng Lĩnh thì đừng lên. Nhưng một lần đi qua Hồng Lĩnh, không hiểu duyên cớ gì Tả Ao lại lên núi và thấy kiểu đất Cửu long tranh châu (chín rồng tranh ngọc), mừng mà nói rằng: – Huyệt đế vương đây rồi, thầy dặn không lên là vì thế. Bèn đưa mộ cha về táng ở đấy. Ít lâu, vợ Tả Ao sinh hạ được một con trai.
Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc, các thầy thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà Vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Nhà Vua bèn truyền các thầy địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thầy của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi:
– Từ khi đại huynh về đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thầy Tàu dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Rồi thân mẫu của Tả Ao mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, không mang ra được.
Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. Rồi Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người.
Khi già yếu, Tả Ao cũng đã chọn cho mình chỗ an táng kiểu đất Nhất khuyển trục quần dương (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Tả Ao có hai người con trai nhưng do Tả Ao chu du thiên hạ, không màng dang vọng, bổng lộc nên gia cảnh, con cái thì bần hàn. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo hai con khiêng đến chỗ ấy, để nằm dưới mộ và sẽ tự phân kim (chôn lúc chưa chết hẳn), dặn con cứ thế mà làm. Mới được nửa đường, biết là sẽ chết trước khi đến nơi nên Tả Ao bèn chỉ đại một gò bên đường mà dặn con rằng: Chỗ kia là ngôi Huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế.
Ông xuống cáng, chỉ hướng cho người nhà đào. Hai con bèn táng luôn ở đó. Sau quả nhiên làm Phúc thần.
Tả Ao tiên sinh là người Việt Nam. Một người nổi tiếng như vậy mà không biết thực họ tên là gì. Sách Tang thương ngẫu lục đã phải than rằng: “Chao ôi! Phương thuật của ông kể cũng rất lạ, vậy mà họ tên không truyền lại, tiếc thay! (Có thuyết bảo ông họ Hoàng, tên Chỉ”.
Cái tên Tả Ao không phải là tên thật của ông , mà là tên làng quê của ông, được ông lấy làm tên hiệu và gắn với tác phẩm của mình. Cũng tương truyền, tên ông được người xưa lấy tên làng, nơi ông sinh ra để gọi, mà không gọi tên thật. Tên thật của ông thì không rõ ràng. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền. Tả Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông , Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509). Có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704).
Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của Ngô Nguyên Phi … đều nói sơ lược về Tả Ao.
Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam. Giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông.
Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao, Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,…), các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác.
Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ mả. Có một truyền thuyết còn lưu truyền đến ngày nay tại thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (nơi có đền thờ Tả Ao): Truyền tích gắn liền với ngôi đền thờ Tả Ao làng Nam Trì còn lưu truyền đến ngày nay là thời kỳ Tả Ao ở khu vực Hưng Yên một thời gian. Tả Ao về huyện Thiên Thi (tên cũ của Ân Thi) đã cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng (nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, trước thuộc huyện Tiên Lữ, nay thuộc Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ Nhất Thi nhì Hới.
Tại Nam Trì, Tả Ao đã giúp dân làng lập lại làng, chuyển đền, chùa và tìm đất đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò Tam Thai vượng về võ tướng. Đến năm Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 (1544) đời Mạc Phúc Hải, người họ Đinh làng Nam Trì là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được bổ nhiệm làm quan Hiến Sát xứ Hải Dương, được phong tước Phù Nham bá. Hậu duệ của Đinh Tú (lăng mộ tại Nam Trì), chuyển sang sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm Giàng, là Đinh Văn Tả – một danh tướng thời Lê-Trịnh.
Phong Thủy Âm Trạch 2022 Và Ý Nghĩa Âm Trạch Trong Phong Thủy?
Trong lịch sử truyền thống và tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, việc lựa chọn đất để mai táng tổ tiên trong phong thủy được gọi là phong thủy âm trạch. Tín ngưỡng này có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống tồn vong cũng như họa, phúc của con cháu.
“Thượng địa chi sơn” là nơi núi được lựa chọn để mai táng, và đặc điểm của nó là : núi non trùng điệp, địa thế như kéo từ trên trời rời xuống, vạn mã phóng bay, hình thành thế lai long rất hùng vĩ. Theo các thầy phong thủy, đây được coi là thế uốn lượn uyển chuyển, vô cùng tốt cho sự hình thành sinh khí rất to lớn. Vị vậy “Táng thiên. Nội thiên” lại ghi lại rằng: “Địa thế nguyên mạch, sơn thế nguyên côt, có sự uốn lượn Đông Tây hay Bắc Nam, ngàn là thước thế, trăm thước thành hình. Thế đến hình dừng, chính là nơi toàn khí. Đất toàn khí sẽ được lựa chọn là nơi an táng phù hợp.
Chính bởi thế rộng là một thế khí to lớn có tính “Toàn khí” trong Phong thủy âm trạch với những đặc điểm như “Đất cao nước sâu, cây cối tươi tốt”. Theo các nhà tử vi, phong thủy sẽ căn cứ vào những thế lai long lớn nhỏ để có thể khẳng định được đẳng cấp phú quý, vì vậy trong “táng thư”. Tạp thiên đã có ghi “Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống, theo táng vương giả. Thế như sóng lớn núi non trùng điệp là táng thiên thừa. Thế như giáng long nước có vòng mây lượn là táng tước lộc tam công. Thế như nhà cửa mọc san sát, cây cỏ xanh tươi đó là thế táng khai phủ kiến quốc.
Dù không hề nói đến những mối quan hệ giữa thế lai long lớn nhỏ cùng đẳng cấp phú quý, trong đó có nói đến núi non trùng điệp, nước vòng quay mây lượn, với cây cỏ xanh tươi. Đây là sự thể hiện rất rõ ràng sự tìm kiếm của con người cùng với môi trường tự nhiên rất đẹp đẽ. Chúng ta luôn hy vọng rằng ngay sau khi chết đi sẽ có thể được trở về với vòng tay của thiên nhiên cùng tìm kiếm môi trướng táng địa lý tưởng nhất để có thể biểu hiện và cùng với quan niệm của môi trường của những người cổ đại.
Mạch rồng “lai long thiên ý” trong phong thủy âm trạch.
Thế của rồng sẽ có quan hệ với phát mạch xa xôi. Mọi phát mạch của rồng đều được ở những nơi có dãy núi hội tụ và được gọi là “Lai long thiên lý”. Ở đây ý nói đến nơi huyệt vị phong thủy thường sẽ có quan hệ với đầu nguồn của long mạch, trong đó sơn mạch to lớn có thể hình thành chi long dài rộng.
Vì vậy, khi xem xét phong thủy âm trạch, bạn cần xem xét kỹ lưỡng hình thế của chính thái tổ, thái tông và thiếu tổ, thiếu tông, phụ mẫu, sau đó sẽ dựa trên cơ sở núi phụ mẫu và cùng dựa theo cách lý luận thai tức dựng dục của con người để có thể tìm được nơi tồn tại của sinh khí, tức là tìm huyệt.
Phong Thủy Âm Trạch – tác giả: Vương Tuyến – Nhà xuất bản thời đại.
Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch
Hỏi: Vậy thì rốt cuộc việc chôn cất, lập mộ nên thực hiện như thế nào mới hợp phong thủy âm trạch?
Vì cách thức thực hiện của nhiều thầy ở Việt Nam muôn hình vạn trạng nên chúng tôi không biết rõ hết cách thức của từng người nên chỉ dám giới thiệu cách thức chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng tại Tường Minh Feng Shui. Chúng tôi xin tư vấn theo trình tự Thiên Địa Nhân.
Đôi khi việc bốc dỡ mộ cũ và việc cải táng mộ mới rất khó vì quãng đường phải di chuyển giữa 2 nơi có thể là miền Bắc, miền Nam hoặc giữa 2 tỉnh xa nhau. Việc này càng khó hơn nếu muốn cải táng giữa 2 quốc gia, ví dụ như người Việt ở Mỹ muốn đưa mộ bố mẹ về Việt Nam. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không làm được. Về mặt , dù quãng đường xa cỡ nào hay vấn đề hải quan, kiểm dịch thì vẫn có thể làm được.
Xác định được thời gian đại cát để làm việc cải táng là đã đạt được 50% thành công. Có khá nhiều trường hợp chúng tôi gặp là rất khó để sửa chửa ngôi mộ nhưng việc chọn ngày giờ tốt cũng giúp ích khá nhiều, trong nhiều trường hợp chỉ cần chọn ngày giờ tốt – tức yếu tố Thiên tốt thì Địa cũng dịch chuyển. Có nghĩa là khi được chọn (thường dùng Kỳ Môn Độn Giáp để chọn) thì hướng độ của ngôi mộ có khi dịch chuyển hẳn 1 sơn (15 độ) chứ không chỉ dịch chuyển phân kim hay hào (0,9 độ) sang hướng độ tốt hơn. Người xưa gọi Thiên Địa Phụ Mẫu không ngoài ý đó, quẻ Càn tựa cho Cha Trời, Khôn tựa cho Mẹ Đất; mà Âm thì tùy theo Dương, Phu xướng thì Phụ tùy; cha thay đổi thì mẹ sẽ biến đổi theo.
Có nhiều quốc gia đã nhiều lần thay đổi múi giờ quốc tế do trải qua nhiều biến động chính trị ví dụ như Việt Nam (trước 1945, trước 1975, miền Bắc, miền Nam, và sau 1975…). Lại có nhiều quốc gia phương Tây như Mỹ có chế độ DayLight Saving Time hay đổi múi giờ theo mùa.
Ở đây chúng ta cần hiểu Thiên và Nhân có mối quan hệ trực tiếp với nhau; trong 1 số trường hợp thì giờ giấc theo quy định hành chính thay đổi có thể làm thay đổi nhịp sinh học cơ thể dẫn đến canh giờ theo 12 Con Giáp cũng cần xem xét lại đó là vì Nhân – Thiên có quan hệ tương thông biến đổi.
Thời gian trong âm trạch mộ phần cải táng có nhiều mốc thời gian quan trọng:
+ Thời khắc phạt nấm (gạt bớt lớp đất phía trên mộ cũ)
+ Thời khắc mở huyệt, bóc cốt, nhập tiểu (hốt xương cốt, rửa sạch và cho vào tiểu, quan-quách)
+ Thời khắc di/động quan (nếu quãng đường đến nơi cải táng xa thì phải tính thời điểm bắt đầu xuất hành di chuyển để khi đến nơi thì thuận tiện để tiếp công đoạn táng)
+ Thời khắc táng (lúc chôn xuống tại nơi cải táng)
+ Thời khắc dựng bia, nạp khí
+ Thời khắc xây mộ
Địa (Hướng Độ, Bố Trí Cách Cục)
Kích thước, rộng cao, bề dày, hình dáng tấm bia do đó cũng rất được coi trọng.
Ngoài bia đá thì việc xây dựng hình dáng, kết cấu mộ phần cũng là việc quan trọng không kém.
Thầy Phong Thủy Đo Hướng Mộ
Quan nên được đặt đúng hướng
Hướng độ của bia mộ, quan, quách cũng quan trọng không kém. Từng hào, từng phân kim của hướng độ mộ phần cần được đo đạc cẩn thận bằng những La Bàn chính xác nhất. Do đó đối với những người tư vấn Phong Thủy chuyên nghiệp thì việc đầu tư cho những La Bàn đắt tiền, kim chuẩn, độ nhiễm từ, kháng từ tốt tựa như danh tướng có bảo kiếm trong tay; không có gì phải lo lắng. La Bàn tốt giá có thể dao động đến cả ngàn USD là bình thường.
Việc tính toán hướng độ, phân kim, hào quái của La Bàn phải xét tính:
+ Long mạch đến, hình thế long huyệt chảy dài ngàn dặm, thủy lai khứ đồ, mạch nông hay sâu, bình dương hay cao nguyên, đại thái cực, tiểu thái cực
+ Chất nước, khí sắc của vùng huyệt vị
Đo mộ phần trong khóa học âm trạch
Hình dáng mộ phần của Phong Thủy Trung Hoa cũng đạt được hình thế thỏa mãn Tứ Linh: có 2 tay Long Hổ 2 bên, phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước. Thanh Long Bạch Hổ ôm ấp hữu tình, Huyền Vũ nhô cao che chắn là Tàng Phong – chắn gió. Chu Tước rộng rãi phía trước là Tụ Khí. Tứ Linh này cũng góp phần tạo nên ưu điểm của mộ phần Trung Hoa so với kiểu mộ người Việt đang xây phổ biến hiện nay.
Tả thanh long, hữu bạch hổ
Một trong những quan điểm sai lầm của người Việt dẫn đến phong thủy mộ phần thường không phát huy được điểm tốt chính là lối sống quá nặng về TÌNH CẢM của người Việt.
Người Việt từ xưa đến nay do quan điểm quá trọng tình cảm nên ông bà mất đi thường quyến luyến không nỡ rời xa mà chôn ngay trong phần đất ruộng quê nhà, hoặc nghĩa trang của thôn, làng xã để con cháu có điều kiện thường xuyên thăm viếng, chăm nom. Ngay ở miền Bắc, Trung thì có nghĩa trang của làng cách không xa nơi ở; còn ở miền Nam thì chôn ngay trong đất nhà, ở ruộng nhà. Điều này không có gì là sai về mặt đạo lý, thậm chí tình cảm hiếu thuận của con cháu với ông bà còn là giá trị đáng để bảo tồn, khuyến khích; tuy nhiên về mặt Phong Thủy âm trạch là không tốt cho con cháu vì bản thân đất đó không phù hợp để chôn xương cốt, ADN của ông bà, con cháu dẫn đến con cháu không sáng suốt, làm ăn không phát đạt nhiều.
Tuy nhiên, người Hoa và nhất là Phong Thủy Trung Hoa thì luôn quan trọng việc tìm được huyệt tốt để chôn ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhiều đời sau luôn phát triển, bền vững cơ nghiệp, vẻ vang dòng tộc ngàn đời. Việc mộ phần không ở gần nơi con cháu sinh sống cũng không có gì phải lo lắng về mặt hiếu đạo vì chỉ cần việc thờ cúng ở ban thờ trong nhà, mỗi năm viếng mộ đều đặn là được. Do đó chúng ta thấy nhiều ngôi mộ của người Hoa vẫn còn để ở đất Việt Nam dù cho con cháu sau nhiều biến cố về chính trị, chiên tranh như sau 1975, 1979 – chiến tranh biên giới đã di tản qua nhiều nước khác nhưng 1 năm 1 lần họ quay về cúng kiến, báo hiếu với tổ tiên chứ không cần hỏa táng, đem tro cốt đi theo…
Nhà chú Hỏa – 1 trong tứ đại gia của Sài Gòn. 3 trên 4 đại gia của Sài Gòn Xưa đều là người Hoa
Điều khác biệt này nhìn thấy rất rõ ở triều đại nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi và xưng Gia Long thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chôn cất mộ phần và xây triều đình ở Huế. Huế với thế Phong Thủy chỉ phù hợp cho xây dựng mộ phần hoặc chỉ là 1 thành phố chứ hoàn toàn không phù hợp để phát triển trở thành thủ đô của 1 đế chế, 1 đất nước hùng mạnh; nếu như nhà Nguyễn quyết định dời đô ra Thăng Long có thể câu chuyện lịch sử đất nước đã khác hệt như ngày xưa Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư nhỏ bé để phát triển đất nước lớn hơn. Tiếc thay!
Ngày nay đã xuất hiện nhiều mô hình nghĩa trang hoa viên được xây dựng ở các vùng đồi núi (vì Đồi Núi là Âm, còn Đồng Bằng là Dương); tách xa khỏi khu dân cư sinh sống là rất tốt. Ông bà nếu nghĩ thông suốt cho con cháu thì không cần phải lo lắng về việc mộ phần ở nơi xa lạnh lẽo, không có ai chăm sóc. Vì nếu chôn, táng ở nơi có phong cảnh hữu tình, Sinh Khí tốt thì con cháu đời đời sẽ luôn phát triển tốt, vẻ vang cho dòng tộc và dĩ nhiên sẽ luôn có điều kiện tài chính để báo hiếu ông bà cha mẹ tổ tiên.
Khóa học phong thủy âm trạch
Mô hình nghĩa trang hoa viên này thực chất được du nhập, học hỏi từ các nước Châu Á nơi có cộng đồng người gốc Hoa đông như HongKong, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia…. rất đáng được người Việt chúng ta học hỏi để làm theo. Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao trong nước ta, cộng đồng người gốc Hoa chỉ là thiểu số nhưng lại không thiếu người thành công trong lĩnh vực kinh doanh?
Nhân (người đã mất, con cháu)
Việc tính toán ngày giờ thời khắc cho việc cải táng, phân kim hướng độ để xây mộ phần, đặt bia rốt cuộc phải cân nhắc cả vấn đề tuổi tác của người đã mất, người còn sống. Chi tiết như sau:
+ Con cháu gồm bao nhiều người, năm tháng ngày giờ sinh của tất thảy con cháu
+ Muốn con cháu phát sớm hay phát muộn, muốn phát về tài lộc hay làm quan lớn, muốn con cháu đỗ đạt, học vấn cao hay đơn giản là cần nhân đinh, con trai nối dõi, hoặc gia đạo hòa thuận, con cháu không chết yểu…, muốn phát cho con trai hay con gái, cho dòng thứ hay dòng trưởng, chỉ muốn phát trung bình cho cả nhà đều tốt hay muốn tốt đặc biệt cho 1 người nào đó mà thôi, phát cho người tuổi Dần hay tuổi Tý, muốn phát mạnh nhưng ngắn hạn hay trung bình nhưng bền vững lâu dài, muốn phát đến bao nhiêu đời….
Việc chôn cất, cải táng nếu như tiến hành vào lúc thế hệ thứ hai vừa trưởng thành, chưa có con là tốt nhất. Nghĩa là sao? Nghĩa là ví dụ như chôn cất, cải táng cho bố mẹ thì nếu con cái trực tiếp chuẩn bị lấy vợ sinh con thì nên cải táng trước để khi giao phối có con thì sẽ mộ phần tốt đẹp sẽ giúp sản sinh ra những đứa cháu có lá số tuyệt vời, có vận mệnh may mắn.
Từ trước đến nay, chúng ta hay nghe nói canh ngày giờ sinh theo Tứ Trụ, Tử Vi để sinh mổ nhằm giúp cho đứa bé có một lá số vận mệnh cuộc đời tương đối tốt. Tuy nhiên, cách đó vẫn hơi “nhân tạo” chứ không tự nhiên. Lý tưởng nhất là mộ phần của ông bà tốt sẽ tự giúp được phát sinh ra những đứa cháu có lá số sinh tự nhiên tốt đẹp, mỹ mãn. Điều này chỉ có mới có thể tạo ra được đó là vì Dương Trạch chỉ tạo ra cho đời sống 1 người tốt hơn 1 ít vì còn bị giới hạn trong lá số vận mệnh của họ; còn riêng lại giúp tạo ra 1 người có lá số cực tốt; sau đó con cháu sẽ có những lựa chọn nhà ở, văn phòng…tốt 1 cách tự nhiên theo Phong Thủy.
Thế nên người xưa mới có câu “Thầy thuốc giỏi cứu sống 1 người, thầy địa lý giỏi sẽ cứu cả dòng họ”.
Như vậy, chúng ta vừa xét qua mối quan hệ giữa Thiên – Địa – Nhân trong Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch. Bài viết dù dài nhưng cũng không thể nói hết được những gì chúng tôi muồn bàn về Phong Thủy Mộ Phần; nếu các bạn có bất cứ câu hỏi gì thêm hay các bạn cần yêu cầu tư vấn về cho gia đình mình liên hệ ngay Trung tâm Tường Minh Phong Thủy.
Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương
Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA
Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy – Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)
Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)
Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ
Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…
4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.
Địa chỉ văn phòng: số 54, Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài Số điện thoại: 08.6681.4141 – 0981.229.461
Hộp thư điện tử: tuvan@phongthuytuongminh.com
Form liên hệ: http://phongthuytuongminh.com/contact
Bạn đang xem bài viết Âm Trạch Phong Thủy Thần Khảo 越南道教 trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!