Cập nhật thông tin chi tiết về Bán Cây Trầu Bà Phong Thủy, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc 105K mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây Trầu Bà hiện nay đang được trồng rất rộng rãi ở Việt Nam từ sân bay đến khách sạn, văn phòng bạn đều thấy loại cây này. Vì chính nhờ đặc điểm dễ sống và chăm sóc, thanh lọc không khí tốt nên nó được lựa chọn nhiều đến vậy. Và có nhiều người nói vui đây là cây dành cho người lười, hay là cây bất tử nếu bạn đặt nó ở vị trí thích hợp thì gần như không cần phải chăm sóc mà nó vẫn sống và phát triển.
Đặc điểm của cây Trầu Bà
Tên thường gọi: Cây Trầu Bà, Vạn Niên Thanh leo, cây sắn dây Hoàng kim, Thạch Cam Tử, Trầu Ba Vàng, Hoàng Tam Điệp…
Tên tiếng Anh: Pothos
Chi (genus): Epipremnum
Bộ (ordo): Alismatales
Họ: Ráy (Araceae)
Nguồn gốc: Đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia
Trầu Bà là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Cây Trầu Bà treo
Cây Trầu Bà rất dễ sống và có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm là loại hút nhiều nước hay là thích nước và cây có thể trồng thủy sinh.
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà có ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn, thành đạt và bình an cho gia chủ. Ngoài ra cây đặc trưng có mệnh Mộc với các lá xanh, rậm nên nó rất phù hợp làm cây phong thủy cho người mệnh Mộc và người mệnh Hỏa.
Mệnh hợp với cây
Người mệnh hỏa vốn đã năng động, dám dấn thân và ưa mạo hiểm, tuy nhiên họ là những người nóng tính chính vì vậy mà đôi khi vì không kiểm chế được bản thân dẫn đến hỏng viêc. Một chút mềm mại và màu xanh của lá Trầu Bà sẽ giúp giảm bớt sự nóng tính này, và khi nào cần nhiệt huyết sẽ nhiệt huyết hơn vì mộc sinh hỏa.
Cây Trầu Bà hợp phong thủy
Người mệnh Mộc tư duy phản biện, tư duy logic phát triển, người mạnh mẽ, dứt khoát, nhạy bén, sáng tạo nhiều ý tưởng trong mọi tình huống. Họ là người khá đơn giản và dễ tính nhưng cũng rất bốc đồng mà khó kiểm soát. Nên màu xanh của cây sẽ giúp làm bớt đi sự bốc đồng và quyết đoán nắm lấy cơ hội tốt hơn.
Tác dụng
Cây Trầu Bà ngoài tác dụng lọc bụi bẩn ở không khí, nhả oxi thì nó còn có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, là loại lọc không khí rất tốt.
Trong phòng 10 m2 thì nên có 1 đến 2 cây trầu bà có hiệu quả thanh lọc không khí, giúp cho chúng ta thoải mái, thư giãn hơn.
Các loại cây Trầu Bà
Có đến 15 loại đều là Trầu Bà nhưng với các đặc điểm khác nhau mà ở Việt Nam có thêm những tên gọi phía sau ví dụ như: Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Sữa, Trầu Bà Tỷ Phú, Trầu Bà Lá Lỗ, Trầu Bà Thanh Xuân, Trầu Bà Nam Mỹ, Trầu Bà Đế Vương Xanh, Trầu Bà Đế Vương Đỏ, Trầu Bà Đế Vương Vàng, Trầu Bà Trắng…
Có rất nhiều loại Trầu Bà
Cách chăm sóc cây Trầu Bà
Thuộc loại cây cực kỳ dễ chăm sóc không có đòi hỏi gì cao về ánh sáng, nước hay môi trường, dù trong môi trường nắng nóng cây vẫn có thể sống nhưng sẽ bị cháy là không được đẹp, còn điều kiện trong nhà có ánh nắng nhẹ thì quả là một điều kiện lý tưởng, vì vậy cây rất phù hợp làm cây cảnh trong nhà.
Đất
Loại đất trồng ưa thích với Trầu Bà là loại xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm nhưng không ướt, để có loại đất này thì có thể trộn nhiều xơ xừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoai mục, xỉ than hoặc đá perlife còn đất vườn, đất thịt cây cũng vẫn có thể sống được.
Cây dạng Cột cao 1m6
Ánh sáng
Thuộc loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng. Chỉ cần lưu ý tránh để cây ở nơi hầm, nóng và tốt, để trên bàn làm việc tránh để phía sau màn hình là được.
Nước
Nếu cây để ngoài trời có thể một ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn để trong nhà 1 tuần tưới 1 – 2 lần mỗi lần đủ ẩm đất là được tùy và điều kiện trong nhà của bạn mát hay khô.
Đối với loại cây Trầu Bà thủy sinh thì khi nào cạn nước bạn đổ thêm nước vào là được, nếu thấy nước đục đổi màu thì nên thay toàn bộ nước và loại bỏ rễ bị hư, nếu rễ mọc nhiều thì bạn có thể tỉa bớt hoặc chuyển sang bình lớn hơn
Nhiệt độ
Trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ môi trường. Người trồng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này có thể gặp hiện tượng cây bị vàng lá. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 15 độ C đến 26 độ C.
Nhân giống
Cách nhân giống hiệu quả và phổ biết nhất đó là phương pháp giâm cành.
Bước 1:
Chọn những cành dài khỏe, có nhiều rễ ở các vị trí mắt cây.
Bước 2:
Cắt cành thành những đoạn nhỏ để lại phần mắt có lá và rễ.
Nhân giống cây trầu bà
Bước 3:
Cắm những đoạn cành vừa cắt cho vào bình nước hoặc đất là xong, nếu cách bạn chưa hiểu rõ có thể xem video phía dưới để dễ hiểu hơn.
1, Cây Trầu Bà Cột càng trồng lá nó càng bé đi?
Để đảm bảo cây luôn giữ được lá to và đẹp thì ta cần phải chú ý đến hai vấn đề:
Dinh dưỡng: Cần đảm bảo cây đủ dinh dưỡng và tưới cột thường xuyên để đủ nước cho toàn cây, tuy nhiên cây Trầu Bà Cột không cần nhiều dinh dưỡng nên phần lá bé đi thường do nguyên nhân thứ 2.
Không có chỗ bám: Đa phần lá bé là do cây không có chỗ bám, giống như không có chỗ để đỡ khi lá to, nên buộc lá phải bé đi để thân cây không bị gãy, nên để lá to thì ta làm thêm cột cho Trầu Bà thì lá sẽ không bị nhỏ đi.
2, Cây để 1 thời gian bị vàng, lá nhợt nhạt?
Lá cây vàng và nhợt nhạt đều là nguyên nhân cây không đủ ánh sáng hoặc dịnh dưỡng.
Thường khi để cây Trầu Bà bạn hay để cây vào sát góc như vậy phần bên trong phía dưới nó bị che hoàn toàn không có 1 chút ánh nắng, ánh sáng nào, thì cây sẽ tự vàng và rụng lá vì không có ánh sáng để quang hợp. Để khắc phục thì bạn nên kê chậu cây cách tường 1 khoảng, hoặc xoay cây 1 tuần 1 lần để đảm bảo các lá đều có ánh sáng để quang hợp.
Cây bị nhạt màu là do nơi để quá tối, chỉ cần di chuyển cây qua chỗ có nhiều ánh sáng hoặc ánh nắng thì cây sẽ xanh trở lại.
Một số lưu ý với cây Trầu Bà
– Không để cây ngoài trưa nắng mùa hè.
– Không cần bón nhiều dưỡng chất
– Nhớ tưới nước đều đặn
Cây Trầu Bà có 3 loại:
Loại treo giá nhựa: 150.000 VNĐ
Loại Trầu Bà Cột cao 1m6: 599.000 VNĐ (Giá chưa bao gồm chậu sứ)
Loại thủy sinh giá: 150.000 VNĐ ( Giá đã bao gồm bình thủy tinh )
Video Cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh hay còn có tên gọi khác là cây Đế Vương Xanh (tên khoa học: Philodendron Imperial Green) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Nguồn gốc của cây từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonesia. Vì cây Trầu Bà Đế Vương Xanh an toàn, có sức sống tốt, phát triển nhanh, sống được trong điều kiện thiếu nắng như ở trong nhà, văn phòng. Chính vì vậy mà nó được nhân giống và phát triển rộng rãi trên nhiều quốc gia để làm cây cảnh trang trí. Cây Đế Vương Xanh mang ý nghĩa cho sự quyền lực và may mắn.
Mỗi loại cây đều có một ý nghĩa phong thủy và tác dụng riêng của nó, vậy chúng ta cùng tìm hiểu cây Trầu Bà Đế Vương xanh có ý nghĩa và tác dụng gì mà được nhiều người lựa chọn.
Ý nghĩa phong thủy cây Trầu Bà Đế Vương Xanh:
Cây mang ý nghĩa cho sự quyền lực và may mắn, ngoài ra cây Trầu Bà Đế Vương Xanh còn đại diện cho mệnh Mộc, chính vì thế cây rất hợp làm cây cảnh phong thủy cho người mệnh Mộc và Mệnh Hỏa. Với những gia chủ mệnh này cây sẽ giúp mọi việc thuận lợi hơn, chiêu tài lộc, tốt cho công danh.
– Lọc các khí độc ở dạng hơi như chất gây ung thư formaldehydes, khói thuốc và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.
– Hút bức xạ ở các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, wifi, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng…
– Trang trí không gian, màu xanh của lá sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Là loại cây có đặc điểm xanh tốt quanh năm, thuộc họ Ráy (Araceae), cây Trầu Bà Đế Vương có 3 loại chính: Trầu Bà Đế Vương Xanh, Trầu Bà Đế Vương Đỏ và Trầu Bà Đế Vương Vàng. 3 loại Đế Vương này thì chỉ có riêng cây màu xanh là lá non có màu tương đồng nhất với lá già, còn lại 2 loại đỏ và vàng, thì chỉ có lá non màu vàng và đỏ, nhưng khi lá già và trưởng thì thì đều chuyển qua màu xanh xẫm.
Cây Đế Vương Xanh phát triển theo bụi, lá bầu và thon dần lại ở phần đầu lá. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển dần sang xanh xẫm, mặt lá bóng, mền. Cây sống lâu năm sẽ có dạng thân cột.
Cách chăm sóc Trầu Bà Đế Vương Xanh
Là loại cây vô cùng dễ chăm sóc, nhưng nếu đặt cây không đúng nơi ưa thích thì cây sẽ yếu dần, lá thưa, còi cọc. Vậy để cây Trầu Bà Đế Vương Xanh có thể sống và phát triển tốt ta cần chú ý những đặc điểm gì? Và trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào quan trọng.
Vị trí đặt cây
Cũng có nhiều khách hàng đi mua cây chú ý đến điểm này, nhưng đại đa phần là chỉ hỏi, cây chăm sóc thể nào? Tưới nước bao nhiêu lần thì đủ. Vì họ đã mặc định trong đầu là mua cây để đặt ở chỗ nào? Nên họ không hỏi loại cây này để đâu thì phù hợp? Nếu để ở đó thì có được không?
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh rất khỏe, nên có thể sống được ở nhiều loại đất, nhưng loại đất thích hợp nhất là loại tơi xốp, có khả năng giữ ẩm, đổ mùn cao, để có loại đất này ta có thể trộn đất với, trấu, xơ dừa, phân bò…
Tùy vào điều kiện thời tiết và môi trường mà tưới cây, thường nếu cây nhỏ ít đất thì 4 – 5 ngày tưới 1 lần, với cây lớn có nhiều đất, khả năng giữ nước lâu thì 7 – 10 ngày mới tưới một lần, là loại cây tương đối ưa nước, nhưng cũng không nên tưới nhiều, nên để đất khô hẳn rồi mới tưới tiếp, để tránh tình trạng, vi khuẩn phát triển.
Vì cây có sức sống mãnh liệt phát triển nhanh theo bụi, nên cây thường được nhân giống bằng các tách bụi là phương pháp tối ưu nhất.
Tình trạng không tốt hay gặp ở cây:
Thường cây có hiện tượng còi cọc và thưa dần lá: Là do nơi để cây bí, không khí khô. Để khắc phục điều này nên thi thoảng mang cây ra ngoài, nhất là lúc trời mưa mang cây ra ngoài lúc này là lúc cây thích nhất, để cây xanh tốt trở lại.
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh bị vàng lá: Nếu số lượng lá vàng ít thì ta có thể ngắt bỏ đi và không cần lo lắng, vì có thể đó là lá già, hoặc khi thay đổi môi trường cây rụng bớt để thích nghi. Nếu số lượng nhiều thì cần kiểm tra đất có thể cây đang bị úng nước, cần bỏ cây ra phơi khô và thay đất mới.
Cây bị rám lá: Thường là do bị cháy nắng, nghĩa là nơi đó đang quá nóng với cây, cần chuyển cây đến vị trí mát và thoáng hơn.
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh có giá 130.000 VNĐ ( Giá chưa bao gồm chậu sứ )
Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Cây Cảnh trên google
Cây Trầu Bà Đế Vương Là Gì. Ý Nghĩa Phong Thủy, Công Dụng, Cách Chăm Sóc
Cây trầu bà đế vương có tên khoa học Philodendron thích hợp làm loại cây trang trí trong Nguồn gốc của cây từ đảo Solomon trầu bà đế vương có 2 màu chính là xanh và đỏ. Đây là loại cây cảnh trang trí mang ý nghĩa may mắn về tài lộc và quyền lực cho gia chủ.
Đặc điểm của cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương đỏ có đặc điểm
Cây có tên là Philodendron Imperial Red thuộc cây thân thảo dạng lớn. Cây không có thân cây, lá cây khá to, hình bầu dục và nhọn ở cuối lá. Màu sắc chủ đạo của cây là màu đỏ tía đó cũng là điểm thu hút cây với gia chủ. Cây trầu bà đế vương ra thì nở thành từng cụm trắng ngà và hướng thẳng lên trời.
Cây có thể cao 1m5 khi trồng trong chậu và nếu trồng ở tự nhiên cây có thể cao hơn.
Cây trầu bà đế vương xanh
Cây trầu bà đế vương xanh có tên là Philodendron Imperial Green. Lá cây có hình bầu và teo nhỏ lại ở cuối lá, lá cây xanh sẫm , mặt lá bóng và rất mọng nước. Cây mọc theo bụi cây sống lâu thì có dạng thân cột.
Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương
Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương xanh, đỏ khá giống nhau. Chúng đều là những giống cây cảnh dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cây là giống cây ưa bóng râm, thích hợp trồng ở văn phòng, trong nhà. Nơi ít ánh sáng mặt trời chiếu vào. Nhưng cũng không nên dặt cây nơi quá tối sẽ làm cây không phát triển được. Để cây phát triển tốt và có màu sắc đẹp nhất thì nên tắm nắng cho cây mỗi buổi sáng và chiều. Lúc đó ánh sáng không mạnh làm cây có thể hấp thụ các chất một cách tốt nhất.
Cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không cần tưới nhiều nước. đối với cây lớn thì 1 tuần chúng ta nên tưới 1 lần, cây nhỏ thì 2 lần 1 tuần. Cây không nên tưới nhiều nước vì sẽ gây úng rễ cho cây.
Cây có nhiều lá nên phải thường xuyên cắt tỉa lá cây. Để laoij bỏ các mầm bệnh cho cây để cây đủ sức phát triển. Tạo mỹ quan cho cây trồng
Thông thường chúng ta nên thay đất cho cây . Khoảng 6 tháng chúng ta nên thay đất 1 lần để cây có thể phát triển tốt nhất. Đất gồm các hỗn hợp như trấu, xơ dừa, phân hữu cơ, đất trồng cây trộn lại với nhau và ủ vài tuần trước khi thay đất cho cây.
Các bệnh thường gặp của cây trầu bà đế vương
Cây hay thường rụng lá còi cọc và chậm phát triển
Nguyên chủ yếu là do cây sống môi trường quá bí và tối không có ánh sáng,đèn điện. Nên cây không trao đổi chất được nên dẫn đến tình trạng rụng lá. Để khắc phục bạn nên phơi nắng cây 2 lần mỗi ngày sáng và tối có thể khắc phục tình trạng này.
Cây hay bị rám nắng
Cây ưa bóng nên dễ bị cháy nắng khi bị nắng chiếu quá nhiều. Nên thông thường chúng ta hạn chế để cây vào lúc nhiệt độ quá cao. Để tránh tình trạng rám lá cho cây cảnh.
Cây hay bị rụng lá
Chủ yếu là do cây quá già sẽ hay bị rụng lá . Nếu bạn thấy cây rụng nhiều và không phát triển bạn nên kiểm tra cây. Để phát hiện ra bệnh và ngăn chặn kịp thời chủ yếu là trường hợp úng nước của cây dẫn đến tình trạng rụng và thối lá rất nhanh.
Công dụng của cây trầu bà bá đế vương
Cây giúp thanh lọc không khí, hút các chất độc trong môi trường. Tạo cảm giác dễ chịu trong văn phòng tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Tăng khả năng làm việc cho con người, tạo cảm giác thỏa mái về tâm lý.
Cây có thể giảm nhiệt trường từ các thiết bị điện tử tải ra văn phòng. Ngoài ra cây còn tạo mỹ quan cho văn phòng giúp văn phòng trở nên xanh tạo thiện cảm cho người đối diện
Cây trầu bà đế vương mang ý nghĩa phong thủy may mắn về tài lộc và quyền lực. Giups gia chủ gặp nhiều suôn sẻ.
Ý nghĩa của cây trầu bà đế vương theo phong thủy cây cảnh
Mỗi giống cây cảnh trong phong thủy đều mang một ý nghĩa may mắn khắc nhau. Hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây trầu bà đế vương có ý nghĩa phong thủy gì.
Theo phong thủy ngũ hành cây hợp với người mệnh mộc . Giúp gia chủ làm ăn thuận lợi mọi sự phát đạt, may mắn tài và sự thịnh vượng. Trong nhân gian thường nói nếu trồng cây theo hướng Đông Nam thì cây có thể phát huy tác dụng phong thủy. Nên bạn lưu ý khi đặt cây trồng trong nhà, tránh hướng xấu ảnh hưởng tiền tài.
Khi trồng cây gia chủ luôn chăm sóc cây cẩn thận để cây phát triển tốt. Ông bà ta thường nói cây phát triển tốt lá xanh tươi thì tiền bạc sẽ đến. Ngược lại nếu héo rũ thì gia đình sẽ gặp nhiều chuyện không may.
Đó là một số lưu ý khi trồng cây để cây mang lại tài lộc và phát huy hết tác dụng phong thủy
Cây trầu bà đế vương giúp gia chủ gặp nhiều may mắn tài lộc và tạo cảnh quan đẹp. Ngoài ra bạn còn có thể đem tặng bạn bè, đồng nghiệp,người thân nhằm gửi những lời may mắn đến họ.
Cây Trúc Phật Bà Có Ý Nghĩa Phong Thủy Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Chúng là loài cây có hình dáng khá bắt mắt. Thân cây nhìn qua giống như hình Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Dù nhiều cành, nhiều đốt nhưng cây không bao giờ đổ gãy hay dập nát trước mọi thời tiết. Vì vậy, loài cây này rất được ưa chuộng làm cây trồng viền, hàng rào trang trí, tạo điểm nhấn cho tiểu cảnh sân vườn, công viên, trường học. Tạo dẫn lối đi và cho bóng mát trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn, nhà máy xí nghiệp hay khu biệt thự, nghỉ dưỡng sang trọng….
Thân cây có màu xanh lục thẫm, trông rất mát mắt, khi già cành nhánh và lá đều sẽ chuyển sang . Lá Trúc giống như lá tre, có hình mác, đầu nhọn, mặt trên lá có gân nhám, màu xanh.
Cũng giống như cây tre, trên thân cây trúc có các lớp mo. Đây là lớp vỏ ngoài của cây lúc còn non, đến khi trưởng thành, cây cứng chắc, lớp mo sẽ già đi và rụng xuống. Mỗi một mắt thân sẽ có một mo riêng.
Trúc Phật Bà thường bị nhầm lẫn với cây trúc đùi ếch. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm đối xứng của nhánh bạn có thể dễ dàng phân biệt được cây nào là Trúc Phật Bà cây nào là trúc đùi ếch.
Cây Trúc Phật Bà vốn là một loài cây cảnh phòng thủy, vì vậy bản thân nó luôn chứa đựng những giá trị tích cực, tiềm ẩn sự phú quý, cát tường.
Ý nghĩa của cây Trúc Phật Bà
Trúc Phật Bà hợp với người tuổi gì?
Ngoài ra, loại cây này còn đại diện cho một tấm lòng khoan dung, độ lượng, một con người chính trực, chí nhân quân tử.
Trúc Phật Bà là loài cây thuộc hành Thủy. Vì thế nên rất phù hợp với những người có bản mệnh là Thủy và mệnh Mộc. Bởi lý do Thủy sinh Mộc vì vậy, những người thuộc bản mệnh này trồng Trúc Phật Bà sẽ mang lại giá trị phong thuy cao, gặp được nhiều may mắn và cơ hội trong cuộc sống.
Nếu trồng cây trong chậu, trước tiên bạn cần chọn loại chậu có kích thước phù hợp với bầu đất cây giống. Tuyệt đối không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Bước 1: Chuẩn bị chậu cây Trúc Phật Bà phù hợp hoặc đào hố với kích thước khoảng 50x40x45 là vừa đủ.
Bước 2: Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống. Dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây. Tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.
Bước 3: Tưới đẫm nước để cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn có thể sử dụng vỏ trấu khô rắc một lớp mỏng ở trên bề mặt gốc, nhằm giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.
Tưới nước cho cây
Khi tưới nước cần chú ý tưới đều không chỉ phần gốc mà cả phần ngọn để rửa sạch bụi bẩn cho cây.
Bên cạnh đó cũng phải lưu ý loại bỏ những cành yếu và những nhánh có lá quá tạo điều kiện thoáng đãng để cây có đủ không gian vươn nhánh.
Đất cho cây trồng
Ánh sáng thích hợp
Cây thuộc loại ưa sáng vì vậy gia chủ nên trồng cây ở những nơi có đủ ánh sáng để cây và lá trúc được xanh mướt, đẹp mắt nhất. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa thì phải cắt bỏ đi ngay.
Bón phân cho cây
T uy chúng có sức sống mạnh mẽ và ít sâu bệnh hại. Thế nhưng, người chăm sóc vẫn cần bón lót cho cây vài lần trong năm để cây luôn được xanh tốt và trổ nhiều nhánh.
Cây cảnh cũng như con người, trong vòng đời ít nhiều đều có lúc bị một bệnh nào đó. Khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.
Trúc Phật Bà đôi khi cũng mắc phải một số các bệnh sau:
– Lá cây biến màu tạo ra một số đốm đậm hơn do thiếu lượng Kali cần thiết.
– Cây bị bệnh vàng lá là do thiếu nitơ và cần phải bổ sung ngay cho cây. – Nếu như lõi cây bị thối khô, ngọn và cổ rễ có đốm vàng nâu,… nguyên nhân rất lớn là do thiếu nguyên tố vi lượng Bo.
– Trường hợp cây bị mất màu xanh, lá chuyển thành màu trắng hay trắng vàng là do cây đang bị thiếu chất sắt.
Bạn đang xem bài viết Bán Cây Trầu Bà Phong Thủy, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc 105K trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!