Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Mệnh Kim – 6 Nạp Âm Mệnh Kim Và Cẩm Nang Chi Tiết A – Z mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại mệnh Kim (các nạp âm mệnh Kim)
Kiếm Phong Kim – Kim mũi kiếm
Kiếm Phong Kim (剑峰金) có nghĩa là kim đầu mũi kiếm, mà mệnh Kim duy nhất trong các loại mệnh Hỏa mà không sợ Hỏa. Loại kim loại này phải trải qua quá trình nung nấu nóng chảy dưới ngọn lửa và được chế tác để trở nên sắc bén, cứng cáp.
Kiếm Phong Kim sinh năm: Nhâm Thân (1932 – 1992) và Quý Dậu (1933 – 1993)
Đặc trưng: Những người Kiếm Phong Kim thường rất có tài năng, tư tưởng sắc bén, có ý chí cao lớn, tâm tính cương nghị, không chùn bước những khó khăn. Đặc biệt Kiếm Phong Kim trải qua càng nhiều tôi luyện thì càng sắc bén, bức khí hơn người. Nếu có vận mệnh tốt thì có tướng làm quan, làm sự nghiệp chính trị, còn nếu rơi vào sao sấu thì tạo hung họa, cực kỳ khó lay chuyển.
P/s: Kiếm Phong Kim là nạp âm mạnh nhất trong ngũ hành 6 loại mệnh Kim. Bạn có thể tham khảo chi tiết giải mã mệnh này: Kiếm Phong Kim có ý nghĩa gì? Sự cứng ngắc có làm lên đại sự?
Bạch Lạp Kim – Kim chân đèn
Bạch Lạp Kim (白蠟金) là kim chân đèn, một loại kim loại đã được nung nóng chảy, được loại bỏ các tạp chất, chưa thành hình mà đang chuẩn bị đợi đổ vào khoan. Do nạp âm mệnh Kim này chưa cứng rắn nên người ta mới thường gọi chúng là Bạch Lạp Kim.
Bạch Lạp Kim sinh năm: Canh Thìn (1940 – 2000) và Tân Tỵ (1941 – 2001)
Đặc trưng: Bạch Lạp Kim được ví như chất ngọc chưa mài giũa, vô cùng tinh khiết mà không có tâm cơ. Những người thuộc mệnh này phải cố gắng rèn giũa, trau dồi bản thân thì mới có thể đạt được thành công. Tâm tính họ rất tốt bụng, nghĩ gì nói đó, thích ngoại giao, được nhiều người yêu quý, làm việc gì cũng hăng hái nên một khi đã phấn đấu thì luôn đạt được thành quả.
Tham khảo chi tiết hơn về nạp âm này: Mệnh Bạch Lạp Kim là gì? Hãy xem thầy phong thủy 85 tuổi giải đáp
Hải Trung Kim – Vàng trong biển
Hải Trung Kim (海中金) là vàng trong biển, hay kim loại tiềm ẩn trong biển cả, chìm lắng dưới lòng đại dương, khí thế bị kìm hãm, có danh mà vô hình, có tiếng gọi mà không có thực, giống như thai nhi nằm trong bụng mẹ. Hải Trung Kim là nạp âm mệnh Kim duy nhất trong các loại mệnh Kim mà thực chất không có Kim, bị vùi lấp giữa lòng đại dương mênh mông.
Hải Trung Kim sinh năm: Giáp Tý (1924 – 1984) và Ất Sửu (1925 – 1985)
Đặc trưng: Tính cách hướng nội, ít khi bộc lộ tâm tư, lòng dạ như biển khôn dò, có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ. Họ có khả năng tốt nhưng thiếu tính chủ động, phải nhờ người đề bạt mới phát triển được.
Sa Trung Kim – Vàng trong cát
Sa Trung Kim (沙中金) có nghĩa là vàng trong cát, là nguồn kim loại quý hiếm tiềm ẩn pha lẫn trong đất cát, vẫn thường được con người khai thác để sử dụng. Kim trong 6 loại mệnh Kim này không đủ cứng cáp nên rất khiêm tốn, không đủ mạnh mẽ, vô cùng nhỏ bé, chỉ cần một cơn gió là có thể xóa nhà tất cả.
Sa Trung Kim sinh năm: Giáp Ngọ (1954 – 2010) và Ất Mùi (1955 – 2015)
Đặc trưng: Vừa có tính cách rộng lượng, đôn hậu, tĩnh tại của Thổ mà vừa có tính cách nghĩa khí, kín đáo của Kim. Những người mệnh Sa Trung Kim nhìn bình thường không có gì nổi bật, sống khá kín đáo, thích giữ riêng tư, hiếm khi thể hiện cảm xúc. Tầm vóc, tư duy của họ khá lớn, có thể làm được đại sự, nhưng phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện, bỏ nhiều tâm sức thì mới có thể gặt hái thành công được.
Kim Bạch Kim – Kim mạ vàng
Kim Bạch Kim (金铂金) là loại kim mạ vàng, là loại kim loại đã trải qua quá trình luyện kim và chiết tách để trở thành kim loại nguyên chất. Không chỉ vàng thỏi, vàng nén mà tất cả các loại kim loại đã thành hình khối đều thuộc nạp âm mệnh Kim này, chúng là dạng vật chất hội tụ cao điểm nhất các thuộc tính của kim loại, tinh khiết vô cùng.
Kim Bạch Kim sinh năm: Nhâm Dần (1962 – 2022) và Quý Mão (1963 – 2023)
Đặc trưng: tâm tính cô độc, ít hòa hợp với người thân, vẻ mặt lạnh lùng, tác phong quả quyết cứng rắn, xử lý mọi chuyện đều dứt điểm, luôn dễ dàng vượt qua được mọi sóng gió và thử thách. Những đứa trẻ thuộc Kim Bạch Kim từ nhỏ đã khá bướng bỉnh, mất công uốn nắn nhưng khi trưởng thành sẽ thay đổi nhiều, biết suy nghĩa, làm việc quyết đoán, mạnh mẽ, cương nghị.
Thoa Xuyến Kim – Vàng trang sức
Thoa Xuyến Kim (钗钏金) có nghĩa là vàng trang sức, hay có thể hiểu là từ chỉ những loại trang sức làm từ Kim, có kim khí ẩn giấu, hình thù được biến đổi trở nên dịu dàng, xinh đẹp, không còn là kim ương ngạnh nữa.
Thoa Xuyến Kim sinh năm: Canh Tuất (1970 – 2030) và Tân Hợi (1971 – 2031)
Đặc trưng: Thoa Xuyến Kim là nạp âm trong 6 loại mệnh Kim, đặc trưng nổi bật nhất của họ là có ngoại hình đẹp đẽ bất kể là trai hay gái. Đại đa số những người thuộc mệnh này để có vận số cao quý, luôn toát lên vẻ sang trọng lịch thiệp, tuy nhiên sâu thẳm bên trong luôn ẩn chứa nhiều tâm sự, không biết chia sẻ cùng ai. Thoa Xuyến Kim có sự hiểu biết tinh tường về nghệ thuật, nếu đi theo hướng này sẽ mở ra một tương lai rực rỡ cho họ.
Các Loại Mệnh Hỏa (Nạp Âm)
Đặc điểm mệnh Hỏa
Hỏa được sinh ra từ sự đốt cháy mọi vật như cây cối,nhà cửa tạo ra ngọn lửa nóng. Hỏa có thể dùng sưởi ấm nhưng cũng có thể xóa sổ mọi thứ qua sức nóng khủng khiếp.
Đặc điểm bên ngoài
Theo nhân tướng học, người mệnh Hỏa vẻ ngoài sẽ cao ráo, gầy nhưng lúc nào cũng đầy năng lượng. Da bên ngoài thường khô, xanh. Nhìn chung người mệnh Hỏa sẽ cao ráo, hơi gầy nhưng lúc nào cũng khỏe và dẻo dai.
Tính cách
Chúng ta cùng xem về ưu điểm, nhược điểm trong tính cách người mệnh Hỏa.
Ưu điểm đó là họ luôn cởi mở, ấm áp, năng nổ trong mọi hoạt động, đôi khi bạn thấy họ khá nhiệt thành. Là con người ra quyết định nhanh và biết tận dụng cơ hội. Họ luôn sống có mục đích, ưa thử thách mạo hiểm trong cuộc sống, công việc. Điều này giúp họ dễ thành công. Bên cạnh họ bạn sẽ luôn cảm thấy như được sự che chở, ấm ám.
Họ có nhược điểm cơ bản đó là nóng tính, làm việc gì cũng nóng vội nên khiến nhiều việc đổ bể. Người mệnh Hỏa cũng là con người ngạo mạn, thích phô trương trong cuộc sống.
Mệnh Hỏa sinh năm nào?
Tuổi của 12 con giáp người mệnh Hỏa và năm sinh tương ứng.
Tuổi Giáp Tuất sinh năm 1934 – 1994 Tuổi Ất Hợi sinh năm 1935 – 1995 Tuổi Mậu Tý sinh năm 1948 – 2008 Tuổi Kỷ Sửu sinh năm 1949 – 2009 Tuổi Bính Thân sinh năm 1956 – 2016 Tuổi Đinh Dậu sinh năm 1957 – 2017 Tuổi Giáp Thìn sinh năm 1964 – 2024 Tuổi Ất Tỵ sinh năm 1965 – 2025 Tuổi Mậu Ngọ sinh năm 1978 Tuổi Kỷ Mùi sinh năm 1979 Tuổi Bính Dần sinh năm 1986 Tuổi Đinh Mão sinh năm 1987
Mệnh Hỏa có các loại nào?
Đối với mệnh Hỏa gồm có 6 nạp âm.
Phúc Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa, Sơn Đầu Hỏa và Sơn Hạ Hỏa.
Lư Trung Hỏa tuổi Bính Dần (1926 – 1986) và Đinh Mão (1927 – 1987)
Sơn Đầu Hỏa tuổi Giáp Tuất (1934 – 1994) và Ất Hợi (1935 – 1995)
Tích Lịch Hỏa tuổi Mậu Tý (1948 – 2008) và Kỷ Sửu (1949 – 2009)
Sơn Hạ Hỏa tuổi Bính Thân (1956 – 2016) và Đinh Dậu (1957 – 2017)
Phúc Đăng Hỏa tuổi Giáp Thìn (1964 – 2024) và Ất Tỵ (1965 – 2025)
Thiên Thượng Hỏa tuổi Mậu Ngọ (1978 – 2038) và Kỷ Mùi (1978 – 2038)
Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên đỉnh núi)
Cháy âm ỉ, ngọn lửa tưởng chừng như có thể chiếu sáng đến trời xanh.
Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1 tia sáng mang theo âm thanh vang dội và mạnh mẽ. Người Tích Lịch Hỏa thích làm việc trọng đại nhưng lại trọng danh dư nên dễ bị người khác đưa vào con đường phạm tội mà không hay biết.
Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)
Đặc tính con người tư lợi, chỉ nghĩ đến vụ lợi trước mắt, thường ích kỉ nên sự nghiệp không đột phá.
Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn dầu)
Ngọn lửa nhỏ lại bị che chắn nên heo hắt, âm thầm chứ không rực rỡ hay tỏa sáng như những nạp âm Hỏa khác.
Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
Thiên Thượng Hỏa chính là ánh sáng chiếu sáng trời đất, xuyên thấu tâm can con người, đại diện cho con người rộng rãi, chính nhân thường xuyên giúp đỡ con người mà không màng vụ lợi.
Nạp âm Hỏa cần mệnh Thủy?
Theo ngũ hành tương khắc, Thủy khắc Hỏa – nước dập lửa.
Đối với 4 nạp âm Phú Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa trong lò), Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi) và Sơn Đầu Hỏa (lửa ở đỉnh núi) đều bị Thủy khắc chế, bởi nước sẽ dập được lửa cháy.
Riêng Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời), Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) nên có hành Thủy bởi âm (thủy) gặp dương (hỏa) tạo ra hiệu ứng của sấm sét.
Tương tự như các mệnh khác, mệnh Hỏa cũng có 6 nạp âm và không có nhiều điểm khác biệt. Người mệnh Hỏa ấm áp, nhiệt tình, trưởng thành nhưng nóng nẩy và bộc trực.
Luận Giải 6 Loại Mệnh Thủy (Nạp Âm Mệnh Thủy) Trong Phong Thủy Ngũ Hành
6 loại mệnh Thủy (nạp âm mệnh Thủy)
Đại Khê Thủy – Nước khe lớn
Đại Khê Thủy (大溪水) là chỉ khe nước to lớn chảy theo hướng Đông, đổ ra biển, có lượng nước lớn và chảy xiết, vô cùng mạnh mẽ, đem đến cảm giác sợ hãi bao trùm khắp vạn phủ giang sơn, có nguy cơ lan tràn ngập lụt.
Mệnh Đại Khê Thủy sinh năm: Giáp Dần (1974 – 2034) và Ất Mão (1975 – 2035)
Theo Đào Tông Ngại từng viết: ” Giáp Dần, Ất Mão là Đại Hải Thủy. Dần là Đông Bắc, Mão là chính Đông, nước chảy chính Đông tất thuận, nước xuyên qua khe chảy thành dòng lớn tụ lại thành khe nước to nên gọi là Đại Khê Thủy “.
Đặc trưng: Trong 6 loại mệnh Thủy thì những người mang mệnh Đại Khê Thủy được coi là mạnh mẽ nhất. Họ là người có nhiều mặt, lúc thì trầm mặc nhưng lúc lại vô cùng dữ dội. Nếu rơi vào mệnh tốt thì sẽ là chiến lược gia tài tình, có cái nhìn rộng rãi bao quát. Còn nếu mệnh kém thì nạp âm mệnh Thủy này trở thành con người hay vọng tưởng, mơ ước viển vông mà không thực hiện, bụng dạ hẹp hòi và tâm tư khó đoán.
Giản Hạ Thủy – Nước dưới khe
Giản Hạ Thủy (澗下水) là nước chảy qua khe hẹp hoặc là chỉ mạch nước ngầm, không thể tung hoành trên sông lớn, cũng chẳng phải nước suối nhưng là nguồn gốc để tạo nên sông suối. Dòng nước này luôn hiền hòa, chìm lắng trong lòng đất, thanh tịnh, róc rách đêm ngày và không hề mạnh mẽ phô trương như các loại mệnh Thủy khác.
Mệnh Giản Hạ Thủy sinh năm: Bính Tý (1936 – 1996) và Đinh Sửu (1937 – 1997)
Đào Tông Ngại từng viết: “Bính Tý, Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy. Thủy vượng tại Tý, tang tại Sửu, nhưng do vượng tương phản với tang nên không thể tung hoành trên sông lớn nên mới trở thành Giản Hạ Thủy”.
Đặc trưng: Giản Hạ Thủy là con người rất khó đoán, hiếm ai nắm bắt được nông sâu, ít khi bộc lộ bản thân, tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén. Nếu thêm cả tính cách nhu nhược thì tương lai vô tích sự, luôn lúng túng hoảng loạn trước mọi điều. Nhưng nếu nạp âm mệnh Thủy này biết phấn đấu, nỗ lực và gặp đúng thời, làm đúng nghề thì sự nghiệp của họ sẽ phát triển rõ rệt.
Tham khảo chỉ tiết thêm tại: Tiết lộ về mệnh Giản Hạ Thủy (1996 – 1997) sẽ khiến bạn ngạc nhiên
Trường Lưu Thủy – Nước sông dài
Trường Lưu Thủy (长流水) là nước con sông chảy dài và rộng, luôn cuồn cuộn chuyển động không ngừng, chảy từ đầu nguồn đến cuối cùng nên dòng chảy vô cùng đẹp đẽ, hệt như tính cách của những con người mang nạp âm mệnh Thủy này.
Mệnh Trường Lưu Thủy sinh năm: Nhâm Thìn (1952 – 2012) và Quý Tỵ (1953 – 2013)
Đào Tông Ngại từng viết: ” Nhâm Thìn, Quý Tỵ có Thìn là mộ khố của Thủy, còn Tỵ là trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy vượng, đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi bằng Trường Lưu Thủy. “.
Đặc trưng: Trong 6 loại mệnh Thủy, người mang nạp âm Trường Lưu Thủy là người không có dã tâm, con người họ tất cả đều được phơi bày dưới ánh sáng. Tham vọng của họ rất to lớn nhưng tâm tư không nhiều. Nếu là người giỏi thì có thể làm nên đại sự, nhưng họ có một khuyết điểm là chỉ chú trọng đến đại cuộc mà quên mất tiểu tiết nên đôi khi làm hỏng việc.
Thiên Hà Thủy – Nước mưa
Thiên Hà Thủy (天河水) là nước trên trời hay còn gọi đơn giản là nước mưa, đổ từ trên cao xuống khắp mọi nơi trên trái đất, vươn khắp bốn phương, là cam lộ của trời đất, vạn vật đều nhờ có Thiên Hà Thủy mà trở nên tươi tốt màu mỡ được.
Mệnh Thiên Hà Thủy sinh năm: Bính Ngọ (1966 – 2026) và Đinh Mùi (1967 – 2027)
Đào Tông Ngại từng viết: ” Bính Ngọ, Đinh Mùi có Bính Đinh thuộc hành Hỏa, Ngọ là đất vượng Hỏa mà nạp âm vẫn thuộc Thủy, Thủy sinh ra từ Hỏa thì chỉ trên trời mới có, thế nên mới gọi là Thiên Hà Thủy “.
Đặc trưng: hiên Hà Thủy là người có tình yêu thương chan hòa đối với mọi người, họ giống kiểu đứng vào ngôi chủ trong thời bình nên bàn dân thiên hạ được nhờ. Nhưng không phải mưa nào cũng tốt, có mưa nhỏ có mưa to, có mưa xuân mưa hạ và cả mưa giông bão, thế nên không phải Thiên Hà Thủy nào cũng hữu ích, cũng giống như bản thân những người mang mệnh Thiên Hà Thủy, rơi vào mệnh tốt thì tương lai phát triển rạng ngời, còn rơi vào mệnh sát tinh thì thành ra mâu thuẫn, khó khkăn trong mọi việc.
Đại Hải Thủy – Nước biển lớn
Đại Hải Thủy (大海水) có nghĩa là nước biển lớn, nơi hội tụ của trăm ngàn cong sông đổ về, là loại Thủy hưng vượng nhất trong tất cả các loại mệnh Thủy, tượng khí hùng vĩ, khí thế oai phong, thu hút mọi ánh sáng của nhật nguyệt.
Mệnh Đại Hải Thủy sinh năm: Nhâm Tuất (1982 – 2042) và Quý Hợi (1983 – 2043)
Đào Tông Ngại từng viết viết: ” Nhâm Tuất, Quý Hợi có nước nhỏ giọt đem Tuất tới Hợi, từ từ tạo nên sức mạnh hùng hậu, mà Hợi còn là căn của sông nước nên gọi là Đại Hải Thủy “. Nhâm Tuất còn có Thổ khí nên đục, Quý Hợi can chi thuần Thủy lại có nạp âm là Thủy nên phần nào thanh tịnh hơn.
Đặc trưng: Người thuộc nạp âm mệnh Thủy – Đại Hải Thủy tính cách khẳng khái, khi thế bao trùm, làm việc thiện hay ác đều dữ dội. Một họ là anh hùng cái thế, còn nếu không sẽ là gian hùng của thời đại. Nếu trúng mệnh chính nhân thì sẽ ngồi ở ngôi vị cao, làm chính trị, quyền cao chức trọng, còn mệnh tầm thường thì thường có xu hướng lấy oán mà trả ân, tâm địa hẹp hòi như hai dòng nước trong đục vậy.
Tuyền Trung Thủy – Nước trong suối
Tuyền Trung Thủy (泉中水) là ngọn nước suối, có sức mạnh tiêu điều nhỏ bé nhưng không bao giờ mất đi, có thể dùng bất cứ lúc nào, hiếm khi cạn, cứ hết là lại đầy. Nước trong suối do nằm sát lòng đất nên hiếm khi bị ảnh hưởng của thời tiết, cũng không bị nước bên ngoài xâm chiếm nên lúc nào cũng bình yên lặng lẽ.
Mệnh Tuyền Trung Thủy sinh năm: Giáp Thân (1944 – 2004) và Ất Dậu (1945 – 2005)
Đào Tông Ngại viết: ” Giáp Thân, Ất Dậu có thân là Lâm Quan, Dậu là Đế vượng của Kim cục. Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, tuy nhiên do là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa hùng dũng lớn mạnh, vì vậy đặt là Tuyền Trung Thuỷ “.
Đặc trưng: Những người thuộc Tuyền Trung Thủy không phải là người mở đầu hay có thể làm lên việc lớn mà họ phải dựa vào thời cơ. Họ thích sống yên bình, không bon chen, người thường nhìn họ cũng khó đoán biết, giống như không thể biết nông sâu của dòng suối. Những ngành tình báo, gián điệp rất thích hợp với người mang cung mệnh này.
Các Loại Mệnh Kim Trong Ngũ Hành
Mệnh Kim trong ngũ hành bản mệnh gồm có 6 ngũ hành nạp âm là Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạc Kim và Thoa Xuyến Kim. Cùng Phong thủy Tam Nguyên giải mã ý nghĩa của các loại mệnh Kim trong ngũ hành này cũng như tuổi tương ứng với từng loại mệnh Kim.
1. Hải Trung Kim (海中金 – Vàng trong biển) – Loại mệnh Kim bản mệnh của Giáp Tý (1924 – 1984) và Ất Sửu (1925 – 1985)
– Giáp Tí Ất Sửu thì Tí thuộc thủy, nơi hồ ao thủy vượng, lại là đất vượng của Thuỷ. Trong khi Kim “tử” ở Tí, mộ ở Sửu, Thủy vượng, Kim vào thế “tử mộ” nên mới gọi bằng Hải Trung Kim ví như kim trong lòng biển, khí thế bị bao tàng, có danh mà vô hình, có tiếng gọi mà không có thực, an tàng trong lòng biển như thai nhi nằm trong bụng mẹ.
– Có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ, lòng người như biển khôn dò, nếu cung Mệnh có những sao thủ đoạn điên đảo mà lại ở nạp âm Hải Trung Kim nữa thì quyền thuật kể vào bậc cự phách.
Người mệnh Kim này thường có khả năng tốt nhưng thiếu sức xông xáo, tranh cướp phải nhờ người đề bạt mới thi triển được, nếu cung bản mệnh thấy nhiều sao do dự nhút nhát mà mệnh lại rơi vào nạp âm Hải Trung Kim thì càng do dự nhút nhát hơn. Số nữ Hải Trung Kim đối với tình yêu ít bộc lộ, gói kín trong lòng. Trước nghịch cảnh, sức phấn đấu Giáp Tí mạnh hơn Ất Sửu, Ất Sửu dễ có khuynh hướng hư nhược.
2. Kiếm Phong Kim (剑峰金 – Kim đầu kiếm) – Loại hành Kim bản mệnh của tuổi Nhâm Thân (1932 – 1992) và Quý Dậu (1933 – 1993)
– Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim.
– Nhâm Thân Quí Dậu khí thế cực thịnh.
– Người Kiếm Phong Kim tự hiển tài năng mình, hành động tư tưởng sắc bén. Hồng quang tỏa chiếu tới sao Đẩu sao Ngưu, ánh sáng rõ ràng như sương tuyết. Có ý chí cao lớn, tâm tính tàn khốc cương nghị và tinh nhuệ.
– Những sao tốt hội vào Mệnh thuộc nạp âm Kiếm Phong Kim càng tốt hơn nhất là những số thuộc binh nghiệp hay chính trị. Ngược lại Mệnh cung nhiều sao xấu gây hung họa thì Kiếm Phong Kim càng tạo hung họa, trên tính tình tư tưởng là người khó mà lay chuyển.
– Nhâm Thân, Quí Dậu cả hai chi đều thuộc Kim nên đều cương cường đối phó với hung vận bằng khả năng phấn đấu hay chịu đựng ngang nhau.
– So với Nhâm Thân, Quý Dậu là chính Kim vì thiên can “Quý”, địa chi “Dậu” đều thuộc Kim, còn “Nhâm” thuộc Thủy và “Thân” cũng thuộc thủy, Nhâm Thân ở thế sinh xuất. Nên do đó, người mệnh Kim này thường sắc bén chuẩn mực hành Kim, người Nhâm Thân có sự hòa trộn, uốn lượn.
– Canh Thìn và Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiếc và chì). Kim dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa cứng cáp nên gọi bằng Bạch Lạp Kim.
– Bạch Lạp Kim ví như chất ngọc chưa mài giũa. Tinh thần sảng trực tinh khiết mà thiếu tâm cơ.
– Người mang số Bạch Lạp Kim có hai con đường để lập thân: Một là, học ngành chuyên môn, tập trung vào ngành ấy mà nên công. Hai là, bươn trải cho thật nhiều như ngọc được mài giũa tinh luyện cuối cùng khi gặp vận để mà hành xử. Dù Mệnh có những sao tốt mà vận không bươn trải, hoặc không chuyên nghiệp thì sự nghiệp chẳng có bao nhiêu.
– Canh Thìn thì Thìn là thổ chất khả dĩ sinh kim, trong khi Tân Tỵ thì Tỵ là hỏa làm tan chất kim. Người mệnh Kim Canh Thìn sảng trực tâm ý trung kiên hơn, Tân Tỵ mưu chước lươn lẹo.
4. Sa Trung Kim (沙中金 – Vàng trong cát) – Một trong các loại mệnh Kim của Giáp Ngọ (1954 – 2010) và Ất Mùi (1955 – 2015)
– Giáp Ngọ, Ất Mùi thì Ngọ là chỗ hỏa vượng, hỏa vượng thì kim bại. Mùi là chỗ của hỏa suy, hỏa tuy suy nhưng kim cũng đã cùn nhụt cho nên mới gọi bằng Sa Trung Kim.
– Kim không đủ cứng cáp để chém, để đẩy cho nên người Sa trung kim thường làm việc một cách đầu voi đuôi chuột. Mệnh cung mà có thêm sao Thiên đồng nữa thì càng vớ vẩn.
– Sa Trung Kim cần liên tục theo đuổi mục đích nào đó, nói khác đi là cứ ngoan cố đeo đuổi thì mới đạt tới được.
– Giáp Ngọ thì Ngọ Hỏa khắc Kim, tước giảm khí thế. Trong khi Ất Mùi, Mùi Thổ sinh Kim. Vì thế người mệnh Kim Ất Mùi đương đầu với gian nan uyển chuyển hơn Giáp Ngọ.
– Nhâm Dần, Quí Mão thì Dần Mão là đất vượng của Mộc, Mộc vượng lên Kim suy. Theo Kim cục, vòng tràng sinh có Tuyệt đóng tại Dần và Thai ở Mão. Kim vô lực nên mới gọi là Kim Bạc Kim.
– Mộc vượng Kim suy nên sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa, yếu đuối, không mạnh mẽ.
– Nhâm Dần, Quí Mão là chất Kim còn lại ở đất tuyệt cho nên khí chất nhu nhược, mỏng như tơ lụa. Kim Bạc Kim chất Kim dùng để trang trí, trang sức. Nếu được tay người khéo giỏi chạm khắc thì mới hay đẹp.
– Người mệnh Kim có số nạp âm là Kim Bạc Kim cần được mài dũa học hành mới mong thành tựu, phải tìm được thầy mới nên cơ đồ. Bởi vậy Kim Bạc Kim cần Xương Khúc, Hóa Khoa ở Mệnh mới hay.
– Nhâm Dần thì Dần mộc bị kim khắc nên ở thế yếu, tinh thần tuy vượng nhưng là thứ vượng thịnh của dây cung quá căng bởi vậy khi ứng phó với hung vận không lì đòn bằng Quí Mão. Quí Mão cũng như Nhâm Dần, Mộc bị Kim khắc, nhưng âm mộc sức khắc chế chỉ có giới hạn trong khi chủ kiến tự mình lại mạnh, nên chống với hung vận đắc lực hơn.
– Canh Tuất, Tân Hợi có Kim cục đến vị trí Tuất là Suy, qua Hợi thành Bệnh. Kim mà ở vị thế Suy Bệnh tất nhiên bị nhuyễn nhược nên mới gọi là Thoa Xuyến Kim. Thoa là cây trâm cho phụ nữ cài vào tóc. Xuyến là cái vòng đeo ở cổ tay của phái nữ. Vì Thoa Xuyến Kim là đồ dùng trang sức cho phụ nữ cho nên tính cương mãnh của Kim bị nhuyễn nhược. Bởi vậy Kim của Tuất Hợi trở nên ẩn tàng, hình thể vỡ vụn, cho nên được bỏ vào chiếc hộp ở chốn khuê phòng, mới gọi là Thoa Xuyến Kim là vậy.
– Người Thoa Xuyến Kim nếu số mà có Nhật Nguyệt Xương Khúc, Đào Hoa, Lương, Khoa thường đẹp đẽ bội phần bất cứ trai hay gái. Người Thoa Xuyến Kim mà Mệnh sinh âm trầm càng âm trầm hơn, có tài thường dấu kín trong lòng. Người Thoa Xuyến Kim mà Mệnh ưa khoe khoang nhiều thì lòng ham muốn hư vinh càng nặng.
Người mệnh Thoa Xuyến Kim thì cách hay nhất là nên sống cậy vào phái nữ như nương dựa vào vợ cùng sát cánh làm ăn thì dễ thành công hơn. Ngoài ra, người đàn ông có cách này thường có vợ giàu, thường giao thiệp với đàn bà con gái (buôn bán nữ trang, quần áo vẽ kiểu thời trang).
7. Mệnh Kim nào mạnh nhất trong các loại mệnh Kim?
Có thể nói Kiếm Phong Kim là một trong các loại mệnh Kim mạnh nhất. Bởi vì Kiếm Phong Kim (kim đầu kiếm) nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu mệnh là Kiếm Phong Kim hợp cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại. Bên cạnh đó, những mệnh Kim còn lại như Sa Trung Kim (vàng trong cát), Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (kim chân đèn), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạc Kim (kim mạ vàng, bạc) đều kỵ hành Hỏa
Bạn đang xem bài viết Các Loại Mệnh Kim – 6 Nạp Âm Mệnh Kim Và Cẩm Nang Chi Tiết A – Z trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!