Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Nuôi Chung 2 Cá Rồng? Cách Kiến Tạo Bể Nuôi 2 Cá Rồng mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá Rồng quý hiếm, giá hời đang được rao bán trên Chợ Tốt!Hướng dẫn cách nuôi chung 2 cá rồng
Cách kiến tạo một bể cá rồng sinh động
Nếu bạn vẫn nhất quyết muốn nuôi chung 2 cá rồng thì sẽ buộc phải thiết kế một bể cá cộng đồng, tức là ngoài 2 cá thể cá rồng, bạn cần thả thêm những loài cá khác trong bể. Và đặc biệt, một trong hai con cá rồng phải có một con thuộc loại Ngân Long.
Loài cá rồng Ngân Long có vẻ ngoài khá hung dữ, tuy nhiên tính tình chúng lại là loài ôn nhu, hiền lành nhất trong số các loại cá rồng. Khi nuôi chung với một cá thể cá rồng khác, chúng sẽ ít có mong muốn tranh giành, đánh nhau vì lãnh thổ hơn. Do đó, chúng thích hợp để nuôi ghép trong hồ có 2 cá thể cá rồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ đánh nhau, mà số lần đánh nhau sẽ ít hơn, và càng ngày càng giảm xuống khi 2 con cá rồng đã quen với môi trường sống.
Kích thước bể cá: Cá rồng thích bơi ở tầng nước trên cùng nên bể thả cá không cần quá sâu. Tuy nhiên, vì chúng ta cần nuôi ghép với loài cá khác nên bạn cần có một bể cá kích thước dài x rộng x sâu từ 180cm x 60cm x 45cm trở lên.
Trang bị cần có trong bể cá: Hệ thống lọc nước, sục khí là cần thiết khi bạn muốn nuôi chung 2 cá rồng và loài cá khác trong cùng một bể. Một bể cá cộng đồng nhiều khi sẽ khiến nước bể nhanh bị ô nhiễm hơn, và nếu có xảy ra xung đột, đánh nhau, để tránh cá rồng bị nhiễm bệnh từ môi trường, chúng ta cần đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ. Lọc nước, sục khí chính là thiết bị rất quan trọng.
Bên cạnh đó, trong bể nên có một số tiểu cảnh như hốc đá, mỏm đá để chúng có không gian để bơi lượn quanh, hoặc ẩn nấp khi cần thiết.
Vị trí đặt bể cá: Bể nuôi cá cần được đặt ở nơi ít người đi qua lại, tránh trường hợp cá bị kích động, bị stress, sẽ dễ dẫn tới đánh nhau. Cá rồng có đặc điểm là hợp ánh sáng mặt trời tự nhiên, vì thế nên đặt ở vị trí có ánh sáng buổi sáng, buổi chiều. Khi trời tối nếu tắt đèn hồ nước thì bạn cần bật đèn phòng trước vài phút rồi tắt, không nên tắt đèn hồ đột ngột chúng dễ đánh nhau. Khi thả chung với loài cá khác vào bể, bạn cũng cần chọn giống cá có chung đặc tính ưa ánh sáng này.
Nước hồ nuôi: Nhiệt độ nước nuôi cá rồng trong khoảng từ 28 đến 32 độ C, độ pH là 6.5 đến 7.5 là được. Khi chọn cá thả chung với 2 con cá rồng, bạn cũng cần xem xét xem loài cá đó có thích nghi được với điều kiện môi trường nước như vậy hay không.
Tổng kết lại, cách tốt nhất là bạn nên nuôi mỗi một bể một chú cá rồng, nếu có điều kiện hẳn thì bạn hãy nuôi một bể lớn từ 5 con cá rồng trở lên. Còn nếu muốn nuôi chung 2 cá rồng thì một trong 2 con cá rồng phải là giống Ngân Long, đồng thời nuôi thả chung với một số loài cá khác nữa để tạo nên một bể cá cộng đồng.
Các Loài Cá Nuôi Chung Với Cá Rồng
02:31:03 – 28/02/2019
1. Cá hồng két
Cá hồng két có tên tiếng Anh: Bloody Parrot hoặc Blood Parrotfish và thường được gọi là Két đỏ, Huyết anh vũ. Loài cá này cũng được coi là tổ tiên của cá La hán hiện nay bởi màu đỏ hồng vô cùng rực rỡ và chiếc đầu có phần hơi gù lên. Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào những năm 1986 và nhập khẩu vào nước ta những năm 90. Ngoài cá hồng két thường ra còn có cá hồng két kingkong cực lớn hoặc cá hồng két tím, cá hồng két chấm trắng…và các loài này đều có thể chung sống khá tốt với cá rồng.
2. Cá tài phát
Cá tài phát có tên tiếng Anh là Gourami hoặc Albino giant gourami và thường được dân chơi gọi là cá phát tài hay cá tai tượng. Cá có xuất xứ ở 1 số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam) với nhiều loại khác nhau như tài phát hồng, tài phát hồng kỳ, tài phát trắng…
Cá tài phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm và nặng 10kg. Đặc biệt chúng không cần quá coi trọng môi trường nước, hơn nữa cũng thuộc họ cá dữ, khá tinh ranh nên nếu nuôi chung với cá rồng, bạn cũng không cần quá lo lắng sợ cá rồng ăn thịt.
Cá hổ có tên khoa học là: Datnioides Pulcher và có rất nhiều chủng loại khác nhau như cá hổ Thái, cá hổ Indo và cá hổ Mekong chủ yếu dựa vào nơi sinh sống của chúng. Hiện nay, loài cá hổ xuất hiện ở 1 số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia nhưng số lượng rất ít vì chúng bị săn bắt quá nhiều và không thể sinh sản nhân tạo thành công.
Đặc điểm chung của loài này là sở hữu những sọc rất to trên cơ thể giống như những chiếc vằn của hổ, vảy đặc biệt mịn và đôi chỗ có ánh kim. Khi được chăm sóc tốt, sọc của cá sẽ đồng nhất thành 1 khối, đậm và dày. Chúng cũng là loài cá ăn thịt nên khá dữ và có thể chung sống với cá rồng một cách hòa thuận.
4. Cá hoàng bảo yến
Cá hoàng bảo yến là loài cá bình dân vì vừa được nuôi làm cảnh, vừa để làm thực phẩm. Chúng có chủ yếu là vùng Amazon, Orinoco, vịnh La Plata của Nam Mỹ, vịnh Mexico…
Đặc điểm của cá hoàng bảo yến là thân thon dài, vây lưng dài hình chữ V, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên. Một đốm đen khá lớn đặc trưng với viền màu bạc lớn bao quanh rộng đến tận vây đuôi.
Vây lưng màu xám bạc vây bụng có màu trắng vàng, với 3 vạch lớn màu đen quanh thân, giữa các vạch đen là những chấm đen. Tia vây lưng thứ nhất, vây đuôi trên và vây ngực có màu xám hoặc đen, tia vây hậu môn vây đuôi dưới có màu đỏ. Cá hoàng bảo yến là loài cá ăn thịt nên khá dữ và thường được nuôi chung với cá rồng.
Cá mỏ vịt cũng có nhiều loại khác nhau mà nổi tiếng là cá hồng vỹ mỏ vịt được coi là loài cá trê to và đẹp nhất ở vùng Amazon hoặc có loài cá da báo mỏ vịt cũng thuộc họ hàng của loài cá độc đáo trên. Sở dĩ cá mỏ vịt có thể sống chung với cá rồng là bởi kích thước cơ thể chúng rất lớn, có thể dài gần 2m nếu được chăm chút cẩn thận, như vậy các loại cá rồng không thể biến chúng thành bữa ăn được.
Cá sam hay còn gọi là cá đuối nước ngọt cũng có rất nhiều loài với hoa văn khác nhau như cá sam hổ, cá sam đen trắng, cá sam chúng tôi trưởng thành, cá sam có thể đạt kích thước 50-60cm và đặc biệt là chiếc gai độc ở phần đuôi nên những chú cá rồng sẽ không dại dột gì đụng vào chúng.
7. Cá hải tượng
Cá hải tượng được biết đến là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới và thường sinh sống ở vùng Nam Mỹ. Một chú cá hải tượng trưởng thành có thể đạt chiều dài 2m với trọng lượng tới 100kg nên cá rồng sẽ không dễ dàng gì ăn thịt được chúng. Ngoài kích thước to lớn của nó, đặc điểm khác biệt nhất của loài này là không phụ thuộc lớn vào oxy để thở bởi chúng có một cái bong bóng gồm các mô phổi cho phép nó giải nén oxy từ không khí.
Cá kim sơn hay còn được gọi là cá kim ngân, cá he đỏ với tên tiếng Anh là “Goldfoil barb”. Loài cá này cũng rất dễ nuôi với địa bàn hoạt động chính là ở phần đáy hồ để ăn các thức ăn thừa, cặn bã giúp cho hồ cá rồng luôn được trong sạch.
Cá phi phụng có tên tiếng Anh: Kissing prochilodus hoặc Flagtail prochilodus và thường được gọi là cá hoàng phi phụng
Chúng có nguồn gốc ở vùng trung tâm, phía tây của sông Amazon và có thể đạt chiều dài tối đa 35 cm. Đặc điểm nổi bật của loài cá này chính là những màu sắc và hoa văn ở phần đuôi không đụng hàng với bất kì loài nào. Chúng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy để ăn các thức ăn vụn giúp cho bể cá luôn sạch sẽ.
Cá sấu hỏa tiễn thường được biết đến với cái tên cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm…và có nhiều đặc điểm gần giống với cá phúc lộc thọ. Điểm ấn tượng của loài này chính là chiếc mỏ dài và nhọn như loài cá sấu. Chúng cũng rất dũng mãnh và khỏe mạnh do không quá kén ăn nên hoàn toàn có thể chung sống với cá rồng.
Người Mệnh Mộc Nên Nuôi Cá Rồng Màu Gì?
Trong số loài cá cảnh được nuôi phổ biến hiện nay thì cá rồng được biết đến là một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên để việc nuôi cá rồng thuận lợi, mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng thì việc chọn nuôi cá rồng theo mệnh đặc biệt quan trọng. Trong đó riêng đối với người mệnh Mộc thì việc chọn cá rồng nuôi theo màu cần phải hợp mệnh nếu muốn có được nhiều sự may mắn khi nuôi loại cá này trong nhà.
Chọn màu cá rồng cho người nuôi mệnh Mộc
Cá rồng được biết đến là một loài cá cảnh có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi loại màu sắc lại tương hợp hoặc tương khắc với người mệnh Mộc. Người mệnh Mộc trước khi nuôi phải kể đến cẩn trọng lựa chọn màu sắc loài cá rồng để mang đến may mắn, tài lộc, phú quý cho gia chủ.
Màu cá rồng hợp người mệnh Mộc
Theo quan niệm phong thủy tương khắc, Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc trong khi đó quan niệm tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc. Vì lẽ đó đây là căn cứ quan trọng để người mệnh Mộc lựa chọn màu sắc cá rồng hợp với mệnh của mình. Theo đó, người mệnh Mộc hợp với màu xanh lá là màu bản mệnh, người mệnh Mộc hợp với màu đen, màu xanh dương đại diện cho hành Thủy và người mệnh Mộc hợp với màu đỏ đại diện cho hành Hỏa.
Từ những nguyên lý kể trên có thể giúp người mệnh Mộc lựa chọn được những loại cá rồng cho màu sắc phù hợp như: cá rồng màu đen, cá rồng màu xanh lá, cá rồng màu xanh dương,… Những loại cá rồng này thường khi nuôi trong nhà của người mệnh Mộc sẽ mang đến mọi sự hanh thông, viên mãn, tài lộc, phú quý, thịnh vượng đều thuận lợi.
Màu cá rồng tối kỵ người mệnh Mộc
Ngược với mối quan hệ tương sinh là mối quan hệ tương khác, người mệnh Mộc kỵ màu trắng, màu vàng của hành Kim, màu nâu, màu cam của hành Thổ. Vì vậy, khi nuôi cá rồng người mệnh Mộc tuyệt đối không nên chọn những loại cá rồng như: cá rồng màu vàng, cá rồng màu ánh bạc, cá rồng màu nâu,…
Thiết kế hồ nuôi cá rồng hợp với người mệnh Mộc
Ngoài việc lựa chọn loài cá rồng theo màu sắc sao cho hợp phong thủy, người mệnh Mộc cần đặc biệt chú ý đến quá trình thiết kế hồ nuôi cá rồng sao cho đảm bảo được yếu tố phù hợp với mệnh của mình. Theo đó loại hình dáng bể nên lựa chọn thi công là bể hình chữ nhật, đại diện cho hành Mộc nên rất phù hợp.
Ngoài việc lựa chọn hình dáng bể cá thi công thì việc thiết kế hồ cá rồng đối với người mệnh Mộc cũng cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố trang trí bên trong bể nuôi cá rồng. Theo đó việc phối hợp giữa màu xanh của cây thủy sinh, màu đen của đất đá, màu xanh của nước nuôi là sự kết hợp hoàn hảo tạo ra một bể nuôi cá rồng đúng chuẩn phong thủy cho người mệnh Mộc.
Quan trọng hơn việc thiết kế theo hướng, đặt để bể cá rồng của là một trong những yếu tố cần chú ý khi tiến hành thi công cho người mệnh Mộc. Người mệnh Mộc nên ưu tiên đặt bể cá cảnh theo hướng Đông, Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc. Đây đều là những hướng giúp người mệnh Mộc phát sinh vượng khí, chiêu dụ tài lộc trong cuộc sống.
Có thể nói rằng việc chuẩn bị một hồ nuôi cá rồng cho người mệnh Mộc không phải đơn giản. Ngoài việc lựa chọn màu sắc loài cá rồng phù hợp còn đặc biệt chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Nếu người dùng vẫn đang băn khoăn về việc thiết kế thi công hồ cá rồng đúng chuẩn phong thủy cho người mệnh Mộc, có thể trực tiếp liên hệ đến với Hồ Cá Nghệ Thuật Hoàng Hải để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
CỬA HÀNG HỒ CÁ NGHỆ THUẬT HOÀNG HẢI
– Hotline: 0901 677 678 – 0909.592.693
– Fanpage: https://www.facebook.com/hoanghai.aquarium/
Nuôi Cá Rồng Phù Hợp Với Những Mệnh Gì ?
Nuôi cá rồng hiện nay được nhiều người lựa chọn chơi rất nhiều và là thú chơi dân dã, tuy nhiên nuôi cá rồng hợp với mệnh gì thì một số người vẫn chưa biết và còn thắc mắc. Hôm nay Trại cá rồng Hoàng Lam sẽ bật mí ngay cho bạn.
là một từ thông dụng trong tiếng Việt để chỉ nhiều loại cá không có quan hệ. Trong tự nhiên, chúng sống chủ yếu ở các hồ rộng hoặc ở những con sông lớn, trong đó có một số loài rất hiếm được liệt kê trong sách Đỏ của thế giới như: Cá kim long quá bối, cá huyết long, cá kim long hồng vĩ.
Theo quan niệm dân gian, đây được coi là loài cá hiện thân của loài cá rồng cao quý qua rất nhiều những giai thoại. Những chú cá rồng với nhiều màu sắc khác nhau có thể lựa chọn để hợp với mệnh gia chủ. Điển hình là cá rồng đỏ mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Còn loại cá rồng màu đỏ vàng, tạo nên biểu tượng của sự giàu có. Hầu hết các bể các rồng đều giữ được bí mật trong nhà, chúng không khác gì báu vật mà chỉ chủ nhân mới có cơ hội tận hưởng được sự may mắn đó.
Nuôi cá rồng hợp với mệnh gì? Màu sắc của cá cảnh được phân theo ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong đó, mỗi hành sẽ phù hợp với những gia chủ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu trước mình sinh mệnh gì và áp dụng công thức: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc,.. Màu sắc của các hành đó là: Xanh các loại (mộc); đỏ, hồng, tím (hỏa); nâu, vàng (thổ); trắng, bạc, vàng ánh kim (kim); đen (thủy). Trước khi nghĩ đến màu sắc của cá thì nuôi cá rồng theo phong thủy tốt hơn nếu vị trí đặt bể đẹp. Hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc, thuộc cung Quan Lộc thể hiện sự may mắn; hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý tượng trưng cho sự giàu có.
Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333
Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Cái Khế, Tp.Cần Thơ 0859880333
Bạn đang xem bài viết Có Nên Nuôi Chung 2 Cá Rồng? Cách Kiến Tạo Bể Nuôi 2 Cá Rồng trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!