Xem Nhiều 3/2023 #️ Mô Hình Nuôi Cá Ông Tiên # Top 10 Trend | Bachvietgroup.org

Xem Nhiều 3/2023 # Mô Hình Nuôi Cá Ông Tiên # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Nuôi Cá Ông Tiên mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghề cá cảnh đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố (TP). Đặc biệt, trong những năm gần đây, từ khi thành phố có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, theo đó là các chính sách hỗ trợ hết sức thiết thực như chương trình hỗ trợ vốn vay 105. Nhờ thế, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh của TP nói chung và các hộ nuôi cá cảnh nói riêng cũng phát triển hơn trong thời gian qua.

– Cá ông Tiên là một trong các loài cá cảnh được chọn là đối tượng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Thành phố (chương trình phát triển hoa kiểng cá cảnh của Tp. HCM). Cá ông Tiên có nhiều tiềm năng để phát triển, do nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh tế mà đối tượng mang lại.

– Nghề nuôi cá cảnh ở quận 12 đã và đang phát triển. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi về loài và về chỉ tiêu mỹ quan…Vì thế, sản xuất cá cảnh cũng cần đa dạng đối tượng nuôi, vừa tận dụng được các tiềm năng thiên nhiên, con người vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nắm bắt dược nhu cầu thực tế này, kết hợp với Trạm Khuyến nông quận 12, ông Nguyễn Văn Minh xây dựng mô hình nuôi cá ông Tiên.

– Trước đây ông chỉ nuôi một số đối tượng là cá đẻ con (Bảy màu, Hồng kim, Trân châu, Hoà lan) trên diện tích 200m2. Nhưng do hiệu quả kinh tế rất thấp, thu nhập không ổn định, do đó không đủ trang trải cuộc sống cho 5 người trong gia đình. Nhờ có chủ trương đúng đắn về chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của gia đình cùng với sự hỗ trợ về nhiều mặt như vốn, kỹ thuật canh tác, … của các ban ngành địa phương nên ông mở rộng diện tích nuôi lên 300m2 nuôi cá ông Tiên đem lại hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. Cụ thể, mỗi năm chỉ riêng với 300m2 ao, đợt 1 thả 36.000 con giống, sau 5 tháng với tỷ lệ sống là 50%, ông thu được 18.000 con , giá bán 4.000 đ/con, giá trị sản xuất mang lại 72 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, thức ăn, 45 triệu đồng), số tiền lãi khoảng 27 triệu đồng. Nếu tính trên 1 ha, giá trị sản xuất hàng năm mô hình mang lại trên 400 triệu và người nuôi lãi trên 100 triệu đồng.

Cách Nuôi Cá Ông Tiên Sinh Sản

Cách nuôi cá ông tiên tương tự như cách nuôi cá dĩa tuy nhiên cá thần tiên dễ nuôi hơn và có giá không quá mắc như cá dĩa. Nếu bạn nào có đự định nuôi cá dĩa thì cá ông tiên là loài cá thí điểm điển hình, vì cá ông tiên có tập tính sống gần giống như cá đĩa, nhưng mà nó dễ nuôi hơn.

Để nuôi cá ông tiên cho sinh sản, chúng ta nên mua cá con về nuôi với số lượng lớn (vài chục con), nuôi vỗ trong bể kính hay trong lu sành, bể ximăng khoảng 100 con/m3 nước. Mỗi ngày cho cá ăn hai lần, thay nước một lần, tốt nhất là thay nước vào lúc sáng, cung cấp nước mới và oxi cho cá. Vệ sinh đáy hồ cho sạch, cho cá ăn sau khi thay nước vào buổi sáng, và cho cá ăn lần 2 vào buổi chiều. Thức ăn tốt nhất cho cá ông tiên trong giai đoạn nuôi vỗ là cung quăng, trùn chỉ, thịt bò băm nhỏ…tốt nhất là cung quăng. Nuôi cho chúng lớn nhanh, mạnh khỏe, tuyển lựa lại chọn ra những chú cá thật đẹp, khỏe mạnh nhất, to nhất, không dị tật, màu sắc đẹp.

Cách phân biệt cá ông tiên trống mái

Cá đực thì: trán gù cao hơn cá cái, phía trước vây bụng lớn và hơi lõm vào ở giữa còn cá cái thì bình thường (hiu quá), khoảng cách từ vây bụng đến vây hậu môn ngắn hơn và hơn lõm vào ở phần trước lỗ huyệt cá cái thì không có lõm vào, trong thời kỳ thành thục thì bụng cá thon chứ không to như cá cái, gai sinh dục nhon và hơi chếch về phía trước còn cá cái thì gai sinh dục tù và hơi ngã về phía sau. Nói vậy chứ không dể đâu, khi không thấy dấu hiệu gì thì có bó tay mà thôi.

Chuẩn bị bể đẻ cho cá ông tiên

Chúng ta có thể cho đẻ trong bể cá cảnh bằng kính hay lu sành. Địa điểm đặt bể là nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Mực nước cao gấp 2 lần chiều cao thân cá

Sau khi chọn và chuẩn bị bể đẻ chúng ta cho giá thể vào bể, là những vật cứng, nằm thẳng đứng hay hơi nghiêng một chút, thay nước thường xuyên, cá sẽ đẻ nếu nuôi vỗ tốt.

Sau khi ấp 2 ngày trứng sẽ nở, khoảng 45 giờ trứng nở, cá ông tiên con nở sau 3-4 ngày sẽ tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn cho cá ông tiên con là các loại Rotifera, hay moina. Sau đó ta đem cá đi ương, có thể nuôi trong bể ximăng lúc này cá lớn hơn rồi có thể ăn trùn chỉ, moina, cá tạp nấu chín.

Cá 6 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 300-400 trứng. Cá 9-10 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 500-700 trứng. Cá một năm tuổi có thể sinh sản tới 1000-1500 trứng. Cá 18 tháng tuổi có thể sinh sản tới 2000 trứng cho một lần sinh sản.

Cách Nuôi Cá Thần Tiên

Những điều lý thú ở cá thần tiên

Cá thần tiên (Pterophyllum scalare) hay cá ông tiên là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong vùng nhiệt đới. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất bởi màu sắc bắt mắt bên ngoài. Loài cá này lần đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ sang Châu Âu khoảng những năm 1820 và hiện nay chúng đang là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên toàn thế giới.

Cá thần tiên sống chủ yếu ở sông Amazon thuộc Nam Mỹ, chúng sống thành bầy lớn trong tự nhiên. Tuy nhiên trong bể cá thì số lượng phù hợp nhất là 6-7 con. Độ PH lý tưởng cho loài cá này là 6-7.0, nhiệt độ trong khoảng 25oC. Tổng độ cứng của nước là 4-12 dGH, bể nuôi cá tốt nhất là 40lit.

Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100lit, trung bình nuôi 6 con là 400lit.

Thức ăn cá thần tiên thích loại thức ăn dạng mảnh. Tuy nhiên nên chúng có thể ăn các loại thực phẩm như ấu trùng, sâu và côn trùng. Cá thần tiên không phải loài ăn tạp. chúng ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Cá thần tiên có thể tồn tại ngay cả khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên không nên để cá nhịn đói vì nó sẽ ảnh hướng tiêu cực đến tốc độ phát triển và sức khỏe của cá.

Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8-9 năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc dung cách thì cá chỉ sống ít hơn 4 năm.

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên hầu hết chúng phát triển khoảng 0,5-1cm mỗi tháng cho đến khi chúng 6-8 tháng tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại. Chúng có thể đạt 12-15 cm chiều dài. Cá phát triển đầy đủ kích thước khi ở 12-18 tháng tuổi.

Các bệnh phổ biến ở cá thiên thần như sau:

Exophthalmia: cá bị xuất huyết trên cơ thể, cá bị đốm đen, mất vây thậm chí bọ nổi u. Nguyên nhân do thiếu bảo trì bể thường xuyên, nhiễm trùng bởi các loài ký sinh trùng. Nổ mắt do đục thủy tinh thể.

Bệnh đốm trắng. Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch .

Cá tuyệt thực mất cám giác ngon miệng

Có rất nhiều loại cá thần tiên như sau:

Vàng – Các cơ quan của những cá màu vàng, đó là một giai điệu ánh sáng màu vàng.

Bạc – Những con cá có thân màu bạc được vượt qua với những mảng màu đen dọc. Đây là loại cá thần tiên có thể được tối, ánh sáng, hoặc rắn.

Koi – loại này được đặc trưng bởi cơ thể màu đỏ-trắng với những mảng màu đen và vàng.

Khói – Một bóng bạc trên một nửa của cơ thể, và một màu xám tối hoặc gỗ mun trên một nửa khác.

Ngọc trai vàng – Một màu rực rỡ của vàng là màu sắc chính của giống này.

Đen – Những cái nhìn cá như gỗ mun rắn.

Ren đen – Black, chúng có thể sống ở mức ánh sáng rộng để sọc đen.

Ngựa vằn – loại này có cơ thể màu đen với sọc trắng.

Đá cẩm thạch – Marble xoáy giống như bạc và đen xuất hiện trên cơ thể của họ, có những dấu đen trên vây của giống này, một số có mẫu vàng trên đầu.

Đỏ mặt – đứng đầu các giống này hiển thị dấu hiệu vàng, là một bóng trắng. Mẫu các trưởng thành có thể có những mảng màu đỏ dưới mắt của họ.

Màu xanh đỏ mặt – Các loài cá có màu xám với đường viền màu đen. Cá trưởng thành có thể có những mảng màu đỏ dưới mắt của họ. Giống này có khả năng trở thành tối hoặc sáng.

Đuôi voan – thiên thần như vậy có vây dài, chúng thực sự có sẵn trong nhiều biến thể màu sắc.

Cá Thần Tiên Là Cá Gì? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Lên Màu Đẹp

Cá Thần Tiên hay còn gọi là Pterophyllum scalare, cá ông tiên là một loài cá cảnh nước ngọt sống chủ yếu ở cá vùng nhiệt đới. Màu sắc ban đầu của loài cá này là trắng đen, sau này được lai tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ khác. Một số loại cá phổ biến là cá thần tiên sọc đen, cá thần tiên kim sa vàng, cá thần tiên đen, cá thần tiên trắng, cá thần tiên Albino…

Chúng thường sống thành bầy đàn chính vì thế nếu nuôi trong bể thủy sinh sẽ giúp bể cá thực sự sinh động và đẹp mắt. Loài cá này có một điểm rất đặc biệt đó là chúng thường bơi theo chiều dọc.

Cá Thần Tiên có dáng tròn, vây lưng, vây ngực và vây bụng dài. Đặc điểm này giúp cho dáng bơi của chúng rất chậm rãi, mềm mại. Loài cá này khi trưởng thành có kích thước khá lớn. Khi 15- 18 tháng tuổi chúng có thể đạt kích thước từ 12- 15 cm

Tuy là một loài cá đẹp nhưng cá Thần tiên lại khá khó nuôi. Chính vì thế trước khi quyết định nuôi, bạn nên tìm hiểu một số kỹ thuật nuôi cá Thần Tiên sau đây:

Cá Thần Tiên là loài có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt chính vì thế chọn giống không chỉ giúp người nuôi có những chú cá khỏe mạnh mà còn tạo thành những cá thể cá con đẹp.

Khi chọn giống cần chọn những chú cá khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn màu sắc cá mà mình yêu thích. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát những chú cá giống không bị khiếm khuyết, dị tật ở phần đuôi, vây và trên cơ thể.

Chọn bể nuôi cá Thần Tiên là một việc rất quan trọng giúp loài cá này có thể phát triển thoải mái nhất. Những chiếc bể có kích thước lớn sẽ là môi trường hoàn hảo để loài cá này có thể thuận lợi trong di chuyển.

Khi đặt bể cá tốt nhất chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát và lưu ý không nên đặt ở nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng, mưa. Cần trang bị lọc nước và sục khí để đảm bảo lượng oxy cho cá.

Nhiệt độ của bể nước luôn phải đảm bảo từ 20 – 30 độ C. Đồng thời, độ cứng của nước (pH) khoảng 9 – 25 và độ PH khoảng 6,0 – 8,0.

Cá Thần tiên thích ăn nhất là các loại tép nhỏ và cá nhỏ. Ngoài ra người nuôi cũng có thể cho cá ăn trùn chỉ, ấu trùng, sâu… Chúng cũng có thể ăn cả quả và hạt từ trên cây rơi xuống. Loài cá này ăn rất ít hoặc không thức ăn dạng viên dành cho cá cảnh. Nếu bạn không có điều kiện cho cá ăn những thức ăn tươi sống thì tốt nhất nên chọn những thức ăn dạng mảnh bán sẵn cho cá ăn.

Loài cá này ăn rất ít, thậm chí chúng có thể nhịn đói được khoảng 2 tuần. Tuy nhiên tốt nhất không nên để cá quá đói, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Mỗi người người nuôi cần cho cá ăn 1 lần với liều lượng vừa phải.

Như đã nói ở trên cá Thần Tiên là một loài cần có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Chính vì thế người nuôi cũng cần chú ý những điều sau:

+ Không nên nuôi cá Thần Tiên với cá Nóc cảnh. Vì cá Nóc có thể rỉa hết đuôi của cá Thần Tiên khiến chúng mất đi vẻ thẩm mỹ. Ngoài ra cũng không nên nuôi cá Thần tiên với những loài cá có kích thước nhỏ. Bởi vì chúng có thể là thức ăn cho loài cá này. Những loài cá nên nuôi chung với cá Thần tiên là cá Tàu, cá Hồng Kim…

+ Cần vệ sinh môi trường cho cá thường xuyên bằng cách thay nước. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý chọn nguồn nước đã khử clo và sạch. Mỗi tuần chỉ cần thay 1/4 bể nước là được.

+ Cá có thể sinh sản sau 1 năm và thường chọn thời điểm mùa mưa. Chính vì thế khi thấy cá cái có dấu hiệu bụng to, sắp đẻ thì nên bắt cả cặp cá sang bể nuôi khác. Và sau khi cá đẻ thì nên dời cá thể bố mẹ ra khỏi bể để hạn chế việc chúng ăn trứng.

Cá Thần Tiên đẹp nhưng lại rất nhạy cảm và có thể gặp những bệnh sau:

Đây là một loại bệnh khiến cá bị nổi đốm đen, mất vây và nổi u trên cơ thể. Khi bị bệnh phần bên trong cơ thể cá cũng bị xuất huyết. Nguyên nhân chính lại đến từ những người chăm sóc. Đó là việc không duy trì thói quen bảo trì, vệ sinh bể cá. Điều này tạo môi trường cho các loại ký sinh trùng phát triển khiến cá bị nhiễm trùng. Khi cá bị bệnh người nuôi cần sát khuẩn, vệ sinh bể cá và hỏi chuyên gia để có được một số loại thuốc chuyên dụng để chữa trị bệnh này.

Đây là một bệnh thường gặp ở các loài cá cảnh và cá Thần Tiên cũng có thể bị bệnh này. Khi quan sát thấy những đốm nhỏ màu trắng phủ đầy khắp mình cá và lan sang cả vây thì đó chính là dấu hiệu cá bị bệnh. Bệnh này có tốc độ lây lan rất nhanh chính vì thế việc làm đầu tiên là cách ly cá bị bệnh ra khỏi bể. Sau đó dùng thuốc tím, muối hạt để điều trị kết hợp với tăng nhiệt độ nước.

Đây là tình trạng cá Thần tiên mất cảm giác ngon miệng và bỏ ăn. Điều này khiến chúng bơi lờ đờ, chậm chạp và nếu không phát hiện sớm cá sẽ chết. Khi gặp tình trạng này người nuôi cần đặt bể cá ở nơi không ồn ào, ổn định môi trường nước là khoảng 30 độ C. Điều quan trọng nhất là thay đổi loại thức ăn phù hợp cho cá.

Bạn đang xem bài viết Mô Hình Nuôi Cá Ông Tiên trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!