Xem Nhiều 5/2023 #️ Mượn Tuổi Xây Nhà Như Thế Nào Cho Đúng? # Top 6 Trend | Bachvietgroup.org

Xem Nhiều 5/2023 # Mượn Tuổi Xây Nhà Như Thế Nào Cho Đúng? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mượn Tuổi Xây Nhà Như Thế Nào Cho Đúng? mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách mượn tuổi làm nhà khi bạn có dự định xây nhà mới mà năm đó bạn không hợp tuổi, cần phải đi mượn tuổi người khác để làm nhà.

Mượn tuổi làm nhà như thế nào cho đúng?

Mượn tuổi làm nhà thực chất rất khó, và cũng nhiều câu hỏi xoay quanh việc tại sao phụ nữ lại không được chú trọng trong việc “nhà cửa” để tìm hiểu kỹ hơn về việc xem tuổi làm nhà và trong câu hỏi mượn tuổi làm nhà thế nào cho đúng, các chuyên gia sẽ lý giải rõ hơn về vấn đề này.

*Làm nhà xem tuổi đàn ông

Theo phong thủy thì trong việc “khai môn lập hướng” tính cho một ngôi nhà người ta ít khi lấy tuổi đàn bà mà coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung. Thực tế, xét cho cùng cũng bởi thuyết Âm dương Ngũ hành với nguyên lí Âm thuận tòng dương. Đối với một gia đình hai thì lý thuyết này coi người chồng là dương, vợ tính là âm. Bởi vậy người xưa mới có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.

Trong một đại gia đình, các thành viên có quan hệ huyết thống, vai trò người cha, người ông được xem như gốc rễ của cái cây phả hệ. Thuyết Âm dương Ngũ hành coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình như một chủ thể đại diện. Còn các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu… nằm trong mối quan hệ phụ thuộc. Có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) thuộc tính dương được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những toa thành viên còn lại trong gia đình đi theo. Lý thuyết này không thay đổi cho dù ở bất cứ thời đại nào, dù là chế độ chính trị khác nhau.

Dân gian còn quan niệm, đối với nhà nhiều thế hệ, dù lấy tuổi đàn ông làm nhà nhưng vẫn chú trọng lấy tuổi cao nhất. Điều này thể hiện sự sống lâu nên nhà sẽ bền vững.

*Mượn tuổi lớn hơn gia chủ thì càng tốt

Hiện nay còn duy trì quan niệm nếu không được tuổi làm nhà thì mượn tuổi tốt theo cửu trạch. Người này sẽ khấn hộ trước bàn thờ thần linh khi động thổ. Cách làm này chưa chính xác. Bởi nếu đã quan niệm thần linh thiêng liêng, nhìn được trăm sự thì việc mượn tuổi lại biến thành hành động lừa dối. Vì thế, về nguyên lý là chưa phù hợp. Còn để đúng tuổi người mượn thì cần có sự mua bán theo khế ước thực sự. Khi làm nhà xong bán lại theo khế ước cho chủ cũ. Tuy nhiên, người tốt, hay làm phúc đức thì năm tháng nào cũng tốt nên có thể làm nhà bất cứ thời điểm nào. Còn người xấu thì ngày tốt cũng là vận hạn.

Ở quan điểm khác, nếu mảnh đất không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên sổ đỏ để làm nhà. Tuy nhiên, đây là cách làm chưa đúng. Bởi học thuyết phong thủy ra đời cách đây đã mấy nghìn năm và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Xét cho cùng, môn phong thủy là nghiên cứu sự tương tác của môi trường tới đời sống và sinh hoạt của con người. Sự tương tác này là tương tác thực sự và trực tiếp tới những cá nhân trong địa bàn cư trú. Thực chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể giải quyết được những vấn đề phong thủy. Các yếu tố phong thủy chỉ tác động đến người trực tiếp ở trong căn nhà. Quan niệm “thay tên, đổi chủ” trên giấy tờ để mong hóa giải được những bất lợi về mặt phong thủy là sai lầm”.

Trong thực tế nếu trong năm nào đó gia chủ chưa được tuổi làm nhà thì có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi đứng ra động thổ giúp. Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.

Quan điểm về mượn tuổi làm nhà của các Trường Phái:

+ Quan điểm của Duy Vật: Chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động, chi phối của trường khí vũ trụ. Khí trường vũ trụ năm đó tác động lên nhà của bạn thì chính bạn chịu tác động của tương hỗ của khí đó. Còn người cho mượn tuổi không bị ảnh hưởng của trường khí đó và việc mượn tuổi để làm nhà sẽ chỉ là biện pháp trấn an tâm lý?

+ Quan điểm của Duy Tâm: Người cho mượn tuổi thay mặt chủ nhà thì các Thần Linh trong khu đất đấy sẽ chứng kiến việc người cho mượn tuổi xây nhà, khi đó Thần Linh sẽ giúp đỡ hay quở trách người cho mượn tuổi mà sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Vì vậy, nên mượn tuổi của người trong nhà hay trong nội tộc càng gần càng tốt.

+ Quan điểm của Dịch Học: Động thổ để xây nhà mới như là việc khai mở huyệt đạo. Nên lựa chọn Trạch thời cho đúng hay phù hợp sẽ nhận được cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho Trạch vận.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì khi bạn làm nhà mới sẽ rất vất vả, cuộc sống sẽ bị xáo trộn (đi thuê nhà, ở tạm…) nên cần chuẩn bị: Tâm Lý tốt ( hòa hợp, nhất trí cao trong toàn thể gia đình), bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình làm nhà.

Kinh nghiệm “mượn tuổi làm nhà”

+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.

Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.

Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.

Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ ( cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).

+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.

+ Khi đổ mái ( làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.

+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới.

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Thủ tục về nhà mới(nhập trạch) khi mượn tuổi

+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà ), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa ( tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới ), chăn nệm, gạo, nước……vv…

+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn ( nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

Các lễ vật cúng

+ Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau : ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

+ Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Phong Thủy Xây Nhà Cho Tuổi Nhâm Tý Như Thế Nào?

Chọn hướng làm nhà, chọn nơi và hướng bày trí những phòng chức năng hợp Phong thủy là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi gia chủ. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ cho làm sao để xây nhà, mở cửa, đặt bàn thờ, đặt bếp và phòng ngủ đúng hướng, đúng vị trí để đón tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia chủ sinh năm 1972 – Tuổi NHÂM TÝ?

1. Nhà hợp hướng phong thủy tuổi Nhâm Tý 1972

– Năm sinh dương lịch: 1972

– Năm sinh âm lịch: Nhâm Tý

– Quẻ mệnh: Khảm Thủy

– Ngũ hành: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)

– Thuộc Đông Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);

– Hướng xấu: Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);

Ảnh: Gia chủ tuổi Nhâm Tý

2. Cửa chính

Cửa chính là 1 yếu tố rất đặc biệt tác động đến phong thuỷ.

Nếu 2 mảng nghiên cứu của phong thuỷ là dương trạch (phần phía trên mặt đất) và âm phần (phần phía dưới mặt đất) thì “Dương trạch tam yếu” (ba yếu tố quan trọng của Dương trạch) là Cửa chính, phòng ngủ của chủ nhà và bếp nấu.

Nguyên tắc phong thuỷ cho rằng, môn mệnh phải tương phối (nghĩa là hướng cửa chính và mệnh của gia chủ phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài.

Nếu hướng cửa chính (quay về hướng Bắc) không hợp với tuổi của quý khách. Nhưng xin chớ quá lo ngại, có thể khắc phục bằng những cách sau:

Cách thứ nhất: Chuyển hướng cửa hoặc thêm cửa phụ thứ 2 ở trong nhà theo hướng Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí);

Cách thứ hai: Dùng màu sắc của thảm trải trước cửa để hoá giải tà khí theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc: Nhà quay về hướng Bắc, có tà khí của Thủy. Có thể trải thảm màu Vàng, Nâu tượng trưng cho hành Thổ tương khắc với hành Thủy.

3. Bếp nấu

Bếp nấu cũng là 1 yếu tố rất đặc biệt, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều xuất hiện từ đây. Hướng bếp nên chọn đặt hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa những hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát); nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

Bên cạnh đó, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát);

Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.

4. Phòng ngủ

Con người luôn giành 30% cả đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm 1 vai trò đặc biệt quan trọng.

Ảnh: Phòng ngủ

Chổ đặt phòng ngủ trong nhà và nơi giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị).

Chủ nhà mang mệnh Mộc, Thủy sinh Mộc, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thủy, là hướng Bắc;

Nếu tính cho những phòng ngủ của những thành viên khác trong nhà, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

Màu sắc trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Xanh dương, Đen, đây là màu đại diện cho hành Thủy, rất tốt cho người hành Mộc.

Tủ quần áo nên kê tại những góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.

Kết luận:

Nếu bạn chưa tìm kiếm căn nhà hoặc đất nền để xây nhà thì hãy tìm trên website chúng tôi Trang chuyên về tìm kiếm và đăng tin mua bán nhà đất, bất động sản ứng dụng công nghệ bản đồ số sẽ giúp bạn tìm kiếm được căn nhà và nền nhà hợp phong thủy với mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

(Nguồn Tổng Hợp – Viết : CEO – Founder Trịnh Công)

Xây Nhà Cấp 4 Như Thế Nào Cho Hợp Phong Thủy?

Nhà cấp 4 hay còn được biết đến là nhà 1 tầng, là một kiểu kiến trúc rất phổ biến. Nhà cấp 4 thường có thiết kế đơn giản, chi phí không cao như nhà cao tầng hay các biệt thự. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy, cũng có khá nhiều cấm kỵ trong phong thủy mà gia chủ cần lưu ý khi xây dựng nhà cấp 4.

Thế đất của nhà cấp 4 thế nào là hợp phong thủy?

Nhà cấp 4 được đánh giá là hợp phong thủy thì yếu tố đầu tiên là nhà phải tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tượng trưng cho sự vững chãi. Xét trên khía cạnh khoa học, nhà xây trên thế đất bằng phẳng thường có khả năng chịu lực tốt, công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn.

Ngược lại, nhà xây ở nơi đất thấp thường tạo cảm giác tù túng, ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè. Còn nhà xây trên miếng đất nghiêng, dốc sẽ khiến những người sống bên trong cảm giác lo lắng.

Theo các chuyên gia phong thủy, không nên xây nhà cấp 4 quá cao so với những nhà xung quanh bởi dễ ảnh hưởng đến đường tài vận của gia chủ. Nhà cao dễ gặp nhiều nguy hiểm bởi phàm vật gì quá nổi trội sẽ phải đứng mũi chịu sào, vừa dễ gặp hỏa hoạn, tai nạn bão gió lại vừa chịu nhiều nhất ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào làm mất đi sự cân bằng âm dương trong nhà. Từ đó, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Chiều cao của ngôi nhà cấp 4 thế nào là hợp phong thủy là câu hỏi thường khiến các gia chủ đau đầu. Ngôi nhà thấp tạo cảm giác an toàn và ấm cúng, nhưng lại kém thông thống. Nhà có độ cao mái trần lớn sẽ thoáng mát nhưng nếu có diện tích quá rộng thì lại tạo cảm giác trống trải, lạnh lẽo.

Việc xác định chiều cao nhà cấp 4 theo phong thủy thường sẽ dựa vào thước lỗ ban. Đây là cây thước được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm trạch (mộ phần). Trên thước lỗ ban có chia kích thước địa lý thông thường và các cung giúp phân định các khoảng tốt hay xấu, giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp, phù hợp với mong muốn của mình.

Bên cạnh sử dụng thước lỗ ban, nên kết hợp với việc chọn chiều cao phù hợp với diện tích ngôi nhà cấp 4. Nếu nhà rộng thì chiều cao nhà nên chọn ở mức độ trung bình từ khoảng 3m đến 3,5m. Nếu nhà hẹp thì nên lựa chọn chiều cao phong thủy trong khoảng dao động từ 3,6m đến 4m là hợp lý.

Về dáng nhà cấp 4, theo các chuyên gia phong thủy, nếu hình dáng của nhà hẹp trước rộng sau giống hình cái thang thì chủ nhà không chỉ có phúc trạch viên mãn mà còn vô cùng cao sang, địa vị thanh thế lẫy lừng trong xã hội.

Nhà có hình tam giác, nhọn trước rộng sau thì dễ tổn hao tài sản và không có lợi cho phụ nữ, mệnh yểu. Nhà cấp 4 mà một bên hẹp, một bên rộng thì đàn ông trong nhà dễ thất bại, nghèo đói và cô độc.

Trong thiết kế nhà cấp 4 hầu như các màu như trắng, vàng nhạt, xanh nhạt…là những màu được gia chủ và kiến trúc sư yêu thích vì chúng tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu cho người nhìn và ngôi nhà trông tươi sáng hơn. Đặc biệt những màu sắc này giúp tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi hơn, giúp “ăn gian” diện tích cho ngôi nhà.

Nên lựa chọn màu sắc phù hợp với kiến trúc và thẩm mỹ của mỗi người. Không nên chỉ đơn điệu sử dụng một màu mà cần kết hợp các màu sắc với nhau để làm ngôi nhà thêm tươi sáng, thoáng đãng, tránh gây cảm giác nhàm chán và chú ý sự hòa hợp trong trang trí đồ nội thất. Màu sắc kết hơp khéo lép chắc chắn là một điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà cấp 4 của bạn.

Chia phòng trong nhà cấp 4

Nhà cấp 4 thường nhỏ, ít phòng và chỉ có 1 tầng nên việc bố trí các phòng ốc sao cho phù hợp với công năng sử dụng lại vừa thuận phong thủy cũng không dễ dàng. Nếu nhà nhỏ, phân chia phòng càng nhiều sẽ càng làm phân cách trường khí và gây chật chội, tù túng, không tốt về mặt phong thủy.

Vì vậy, nên tính toán đến việc kết hợp các không gian đa năng như phòng khách với phòng bếp hay phòng khách với phòng ngủ… để tạo sự thoải mái trong sinh hoạt nhưng cũng không ảnh hưởng tới yếu tố phong thủy.

Đặc biệt, để đảm bảo sinh khí hưng vượng, nhà cấp 4 nhỏ nên giảm trang trí cầu kỳ, cần chú ý sắp xếp nội thất gọn gàng, ngăn nắp.

Tác giả: Lê Lan (Tổng hợp)

Phong Thủy Phòng Tắm Và Nhà Vệ Sinh Như Thế Nào Cho Đúng

Lưu ý cuối cùng là khu phụ gồm nhà vệ sinh hay phòng tắm nên toạ hung, hướng cát, nghĩa là đặt ở cung xấu và hướng về hướng tốt. Điều này sẽ mang lại vượng phúc cho gia đình. Khu phụ gồm nhà vệ sinh hay phòng tắm nên toạ hung, hướng cát, nghĩa là đặt ở cung xấu và hướng về hướng tốt. Điều này sẽ mang lại vượng phúc cho gia đình. Phòng tắm nên đặt ở hướng xấu, dữ, tránh đặt đè lên hướng lành.

Phong thủy phòng tắm đã trở thành một phần quan trọng trong phong thủy nhà ở hiện đại. Bản chất của không gian này là không sạch sẽ, vì vậy nếu đặt ở hướng lành sẽ ảnh hưởng không tốt tới các sao lành, vận may của đất ở. Ngược lại, công trình phụ đặt đè lên hướng dữ, lấy độc trị độc sẽ biến dữ thành lành.

Vị trí khu phụ (nhà tắm, toilet) trong nhà và vị trí xí bệt (nơi đại tiện) trong khu phụ nên đặt ở các cung Hoạ Hại, Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Ngũ Quỷ.

Không nên đặt khu phụ ở trung tâm căn nhà Không nên cải tạo khu phụ thành phòng ngủ Vị trí đặt khu phụ nên ở chỗ khuất, tránh nhìn thẳng từ cửa vào Luôn duy trì khu phụ sạch sẽ và có không khí lưu thông Khu phụ không nên đặt gần khu vực thờ cúng Khu phụ tránh đặt gần bếp, vì Thủy khắc Hỏa Hướng bồn cầu không được cùng hướng nhà (cửa chính) Nếu nhà có hành lang dài, tuyệt đối không để khu phụ ở cuối hành lang mà nên để ở hai bên Không nên để khu phụ ở trong phòng ngủ, hay thẳng trên đầu phòng ngủ Nền khu phụ nên thấp hơn nền phòng ngủ, nếu không sẽ khiến phòng ngủ ẩm thấp, sinh các bệnh nội tiết Khu phụ không được làm hai cửa, nếu không tài lộc vào sẽ chảy đi hết Khu phụ không nên quá bé, gây tù hãm, thiếu sinh khí, cũng không nên quá to, tạo cảm giác bất an.

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

Bạn đang xem bài viết Mượn Tuổi Xây Nhà Như Thế Nào Cho Đúng? trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!