Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Kỳ Hòa mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi: Gần đây, tình cảm của tôi xảy ra xung đột và tôi đã chia tay với bạn trai. Trước đây, chúng tôi đã từng chia tay rồi tái hợp. Nhưng lần này, dường như cuộc chia tay khó có thể hàn gắn lại. Tôi đã cố làm hòa nhưng anh ấy không còn quan tâm nữa. Tôi yêu anh ấy lắm và biết anh ấy cũng vẫn còn yêu tôi sâu đậm. Vậy phong thủy có giúp được gì cho tình cảm tôi bây giờ không?
Trả lời: Có thể do hai người không hợp nên xảy ra nhiều cuộc xung đột như vậy, hoặc do khu vực nhân viên có Phi Tinh án ngữ khiến tình cảm của hai người không suôn sẻ, thuận lợi. Phong thủy cũng có cách để nếu kéo tình yêu trở lại đấy! Bạn hãy đặt một bình nước ở hướng Tây – Nam trong một thời gian (cho đến khi hai người thuận hòa trở lại), rồi sau đó đổ nước đi. Nếu hai người vẫn không quay trở lại, thì có lẽ bạn nên chia tay và tìm tình yêu mới. Bạn không thể dùng phong thủy để hàn gắn những cuộc xung đột thường xuyên xảy ra. Bởi vì, đến một lúc nào đó, phong thủy cũng không còn tác dụng nữa. Ngoài ra, bạn cần phải xác định ý muốn chủ yếu của bạn trong mối quan hệ này. Tình yêu phải dựa trên nền tảng tình cảm chân thật, không vì bất cứ lý do nào khác. Nếu bạn yêu anh ta thật lòng, thì cần phải biết trân trọng và nuôi dưỡng tình yêu, biết yêu thương và quan tâm đến người yêu. Có như thế, bạn mới hòa giải được các xung đột xảy ra giữa hai người.
Kỳ Lân Treo, Cao 8Cm, Kỳ Lân Phong Thủy, Vật Phẩm Phong Thủy, Kỳ Lân 2 Sừng
Mô tả sản phẩm
Kỳ Lân treo, cao 8cm, Kỳ Lân phong thủy, vật phẩm phong thủy, kỳ lân 2 sừng
Chất liệu: Đồng vàng
Kỳ lân, con vật 2 sừng, mình vẩy. Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh , nên uy lực rất mạnh. Ngoài việc hóa sát , Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài , Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.
Kỳ lân đứng co chân, kỳ lân ngồi bệ, Kỳ lân vờn cầu, Kỳ lân phong thủy
Đôi nét về Kỳ LÂN
Kỳ lân (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
Lân là một giống thú linh trong hàng Tứ Linh (Long,Lân,Qui,Phụng).Lân là con cái,còn con đực gọi là Kỳ,gọi chung là Kỳ Lân.Kỳ Lân thuộc loài nai,hình dáng giống như con hưu,mình vằn,đuôi giống như đuôi trâu,vú giống như vú ngựa,có một sừng trên đầu,tánh rất hiền lành,không ăn thịt con vật khác,chỉ ăn cỏ,nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ).Mỗi khi nơi nào có Kỳ Lân xuất hiện thì có Thánh nhân ra đời cứu giúp dân chúng.Do đó,Kỳ Lân báo hiệu điềm lành,sắp có thái bình thịnh vượng.Tương truyền, khi Bà Trưng Tại mang thai Đức Khổng Tử,bà mơ màng thấy một con Kỳ Lân xuất hiện,đi đến trước mặt bà thì nó phục xuống,nhả ra một cái ngọc xích trên đó có đề chữ:Con nhà Thủy Tinh,nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi.Đôi Kỳ Lân là pháp khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo,học hành giỏi giang và rất hoạnh tài lộc,rất cần cho mọi nhà.
Nên : Bày trên bàn,trong phòng khách,văn phòng,cửa hàng.Bày trên bàn thờ,trên két bạc,trên bàn làm việc…Nơi các cát tinh Lục Bạch,Diên Niên,Sinh Khí phối chiếu để gia tăng phúc lộc,tiền bạc.
Tránh : Đặt trong nhà vệ sinh,nơi ẩm thấp,trong phòng ngủ,nơi các hung tinh Thất Xích,Lục Sát,Tuyệt Mệnh phối chiếu.
Phong Thủy Tả Ao / Kỳ1
TẢ AO TIÊN SINH (kỳ 1)
Thầy địa lý Tả Ao là ông tổ đầu tiên về Phong thủy việt nam. Ông tên thật là Vũ Đức Huyền , sinh năm nhâm tuất 1442 t ại làng Tả Ao, Phủ Đức Quang , Trấn Nghệ An nay thuộc xã xuân giang , huyện nghi xuân, tỉnh hà tỉnh . Thuở nhỏ, mồ côi cha, nhà nghèo, mẹ mắt lòa, ông theo một khách buôn ở rú Thành trấn Nghệ An. sang Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy cho.
Khi nghề đã thành, sắp về nước, chợt có thày địa lý chính tông đau mắt đã lâu không khỏi, đến mời thày thuốc này đến chữa, do già yếu nên ông thày sai Tả Ao đi chữa thay. Khi chữa khỏi mù loà, ông thày địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thày địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi.
Để thử tay nghề của học trò, ông thày bèn đổ cát thành hình núi sông và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được 99 kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), còn một huyệt không tìm ra
– Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và cầu thần chú. và dặn khi về nam nếu đi qua núi Hồng Lĩnh thì đừng lên, Tả Ao về nước Nam chữa khỏi bệnh cho thân mẫu.
Nhưng một lần đi qua Hồng Lĩnh, không hiểu duyên cớ gì Tả Ao lại lên núi và thấy kiểu đất Cửu long tranh châu (chín rồng tranh ngọc), ông mừng mà nói rằng: – Huyệt đế vương đây rồi, thày dặn không lên là vì thế. Bèn đưa mộ cha về táng ở đấy. Ít lâu, vợ Tả Ao sinh hạ được một con trai.
Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc, các thày thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà Vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Nhà Vua bèn truyền các thày địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thày của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi tả ao rằng.
– Từ khi đại huynh về nam đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thày Tàu dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Rồi thân mẫu của Tả Ao buồn sinh bệnh và mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, không mang ra được.
Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. nhưng Tả Ao vẫn quyết định tán mẹ ở đó nhưng huynh trưởng sợ sống to gió lớn cuốn đi mộ phần Thân Mẫu nên không cho táng ở đó. vì vậy Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người.
Khi già yếu, Tả Ao cũng đã chọn cho mình chỗ an táng kiểu đất Nhất khuyển trục quần dương (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo đệ tử là ông Cú Đẹn (khuôn mặt giống chim cú) ở xã vịnh thành huyền yên thành Nghệ an nay khiêng đến chỗ ấy, để nằm dưới mộ và tự phân kim (chôn lúc chưa chết hẳn). Mới được nửa đường Tả Ao đã ngưng thở ông Cú Đẹn bèn tìm ngôi Huyết thực và táng ở đó,ông nói sau này sẽ được người ta cúng tế. Sau quả nhiên làm Phúc thần.
Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao , là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam. Giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông.
BÀI THƠ CA NGỢI TẢ AO TIÊN SINHTả ao phong thủy nhất trên đờiHọa phúc cầm cân đinh chẳng saiMắt thánh trong xuyên ba thước đấtTay thần xoay chuyển bốn phương trờiChân đi long hổ luồn qua gót miệng gọi trâu dê ứng trả lờiAi muốn cầu sau cho được vậyMấy ai địa lý sánh Tả ao./.
Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao, Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,…), các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác.
Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ mả. Có một truyền thuyết còn lưu truyền đến ngày nay tại thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (nơi có đền thờ Tả Ao): Truyền tích gắn liền với ngôi đền thờ Tả Ao làng Nam Trì còn lưu truyền đến ngày nay là thời kỳ Tả Ao ở khu vực Hưng Yên một thời gian. Tả Ao về huyện Thiên Thi (tên cũ của Ân Thi) đã cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng (nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, trước thuộc huyện Tiên Lữ, nay thuộc Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ Nhất Thi nhì Hới.
Tại Nam Trì, Tả Ao đã giúp dân làng lập lại làng, chuyển đền, chùa và tìm đất đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò Tam Thai vượng về võ tướng. Đến năm Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 (1544) đời Mạc Phúc Hải, người họ Đinh làng Nam Trì là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được bổ nhiệm làm quan Hiến Sát xứ Hải Dương, được phong tước Phù Nham bá. Hậu duệ của Đinh Tú (lăng mộ tại Nam Trì), chuyển sang sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm Giàng, là Đinh Văn Tả – một danh tướng thời Lê-Trịnh.
Kỳ Lân? Ý Nghĩa &Amp; Chú Ý Khi Lựa Chọn Kỳ Lân Phong Thủy?
Kỳ Lân là hình tượng xuất hiện phổ biến ở nhiều nền văn hóa Á Đông & trong cả trong các truyện cổ dân gian, truyền thuyết và mỹ thuật phương Tây. Vậy là con vật gì? Ý nghĩa cũng như các điểm cần lưu ý khi bài trí linh vật này ra sao cho tối ưu về phong thủy? Trong bài viết này, sẽ cùng các bạn tìm hiểu xoay quanh các nội dung trên.
Kỳ Lân Là Con Gì?
Kỳ Lân là tên gọi của sinh vật xuất phát từ thần thoại dân gian Trung Hoa, thường được mô tả với đặc điểm nửa Rồng, nửa thú. Trong nhiều truyền thuyết, Kỳ Lân thường xuất hiện với mô tả như miệng rộng, mũi Sư tử, trán lạc đà, sừng nai (đôi khi chỉ có một sừng)… Kỳ Lân là tên chung của con Kỳ ( con đực, chân thường dậm hòn ngọc ) và con Lân (con cái, chân thường thả trên đầu Kỳ Lân con). Ở các nền văn hóa Đông – Nam Á, Kỳ Lân thuộc bộ ” Tứ linh” Long – Ly – Quy – Phượng (4 con vật linh thiêng) rất phổ biến ở Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore…
Trong tín ngưỡng dân gian Á Đông, Kỳ Lân còn được biết đến với các tên khác như Lân Sư, Lân hay Ly. Mặc dù có thể hiện lên với nhiều biến thể về mô tả, song điểm chung đều nhấn mạnh Kỳ Lân là linh vật chủ về điềm lành, biểu trưng cho niềm hạnh phúc lớn lao, sự thông thái, trường thọ và may mắn. Đây cũng là linh thú nhân từ, chỉ ăn cỏ mà không ăn thịt; ngay cả khi di chuyển, Kỳ Lân cũng tránh dẫm lên cỏ hay các côn trùng khác. Rất nhiều quan niệm cho rằng, mỗi khi Kỳ Lân xuất hiện, sẽ là điềm Minh quân hay Thánh nhân xuất hiện, dự báo thiên hạ bước sang thời kỳ thái bình và thịnh đạt.
Ý Nghĩa Của Kỳ Lân
Như đã đề cập ở trên, Kỳ Lân là vật phẩm phong thủy mang tính linh rất cao. Các ý nghĩa của Kỳ Lân trong phong thủy cụ thể như sau:
Biểu trưng cho điềm cát lợi và may mắn: Kỳ Lân vẫn được dân gian lâu nay quan niệm mỗi khi xuất hiện sẽ là điềm lành, báo hiệu cho một thời kỳ thịnh trị hay sự xuất hiện của bậc Minh quân, nhà hiền triết hay chân sư. Không phải ngẫu nhiên, trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật dân gian (như hội họa, múa, điêu khắc, điển tích…) Kỳ Lân luôn gắn liền với hình tượng nhân từ và vô cùng hiền lành, gần gũi.
Trừ tà, hóa giải sát khí: Là một trong “Tứ linh”, bản thân Kỳ Lân mang nguồn năng lượng rất lớn. Rất nhiều thế phạm về phong thủy như “thương sát”, “xuyên tâm” có thể vận dụng Kỳ Lân để hóa giải và giảm thiểu sát khí.
Hóa giải các sao xấu như Nhị Hắc, Tam sát và Ngũ hoàng sát: Cần xác định chính xác phương vị Tam sát (bởi tùy vào mỗi năm hạn mà phương vị có sự khác biệt). Người có sinh tiêu thuộc Thân, Tý, Thìn, phương Nam là vị trí Tam sát; sinh tiêu thuộc Dần, Ngọ, Tuất, Tam sát ở phương Bắc; sinh tiêu thuộc Hợi, Mão, Mùi, Tam sát ở phương Tây; sinh tiêu thuộc Tỵ, Dậu, Sửu, tam sát ở phương Đông. Với Ngũ Hoàng đại sát, Nhị Hắc…việc vận dụng Kỳ Lân cũng được xem là cách thức phổ biến để hóa giải.
Hóa giải tác động bất lợi của Bạch Hổ: Thông thường, để tiêu trừ tác động bất lợi của Bạch Hổ sẽ dùng một cặp Kỳ Lân đặt vị trí phạm Bạch Hổ thuộc dương trạch để tối ưu hiệu quả. Xét về hình thế, nếu phương phạm Bạch Hổ vướng vật sắc nhọn hay dạng cột ống khói xung lên, dùng Kỳ Lân đã được khai nhãn sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nhất, giúp đưa lại an ổn cho gia chủ cũng như các thành viên khác.
Cải vận, giảm thiểu tai ương cho gia chủ: Là hình tượng biểu trưng cho may mắn, cho hạnh phúc và cát tường nên lựa đặt Kỳ Lân trong nhà không chỉ mang ý nghĩa trấn trạch, hóa sát mà còn đưa lại cho gia chủ những điều hanh thông và cát lành.
Quan lộ hanh thông, thăng tiến: Các vị trí công việc có tính ổn định, nhất là các chức vụ ở các cơ quan công quyền hay chính phủ, các dịch vụ hay trung tâm hành chính công rất phù hợp để đặt Kỳ Lân. Thường phương vị liên hệ mật thiết tới đường quan lộ hay thăng tiến là “Dịch Mã”, nên cần chú ý tới thời điểm để phát huy tối ưu công năng của Kỳ Lân ở khía cạnh này.
Cầu con cái, kích tình duyên: Ý nghĩa này của Kỳ Lân trong phong thủy gắn liền với điển tích “Kỳ Lân tống tử” (tức “Kỳ Lân đưa con” – hình tượng Kỳ Lân trên lưng có 2 đứa trẻ cưỡi). Để phát huy hiệu quả tối đa, cần bày vật phẩm tại vị trí tương ứng trong phòng ngủ, hướng bày cũng cần dựa vào ngày – tháng – năm sinh của vợ chồng hoặc cầm tinh con giáp cụ thể để tính. Cần tránh đặt vật phẩm tùy tiện, ngừa các phát sinh ngoài mong muốn.
Hóa giải thế phạm với thang máy: Ở các đô thị lớn, mật độ các cao ốc lớn, thang máy là thiết kế ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, trước cửa chính lại trực xung với thang máy (như ở các tòa nhà chung cư) thì đây chính là thế phạm “Liêm đao sát”, rất bất lợi. Để hóa giải có thể bày một cặp Kỳ Lân đối diện với hướng có thang máy để hóa giải thế phạm hung hiểm này.
Truyền Thuyết Về Kỳ Lân Phong Thủy
Hình tượng Kỳ Lân trong truyền thuyết dân gian Á Đông có nhiều điểm khác biệt với Kỳ Lân trong các huyền thoại dân gian Châu Âu. Tuy vậy, linh vật này vẫn sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt: Mô tả thường thấy nhất là là linh vật sở hữu một sừng, cơ thể đặc trưng với năm màu trắng, đỏ, xanh, đen và vàng; mỗi bàn chân có 5 ngón, sừng luôn phủ lông và đuôi giống như ở loài bò.
Được đánh giá là sinh vật hoàn hảo nhất trong số 360 loài vật trên cạn, Kỳ Lân trong truyền thuyết Á Đông biểu trưng cho sự thông thái và cảnh giới tinh thần thượng thặng. Một truyền thuyết về Kỳ Lân gắn liền với lịch sử khoảng 3000 năm trước: xuất hiện một quái thú có dáng hình vô cùng hung dữ, thường quấy phá mùa màng, gây tai họa cho loài người. Tiếng oán thán của muôn dân vang tận cõi Thượng giới. Cảm thương, Đức Phật Di Lặc đã hóa thân, xuống hạ giới để hóa giải cho muôn dân. Nhờ hiệu lực thần tiên của Linh Chi Thảo đã khiến quái thú kia từ một con vật hung tợn, ưa sát biến thành loài nhân thú hiền lành, ưa trái cây và rau củ. Lân quy phục Đức Di Lặc, bèn theo ông về cõi Thượng giới. Hàng năm, hễ vào dịp lễ tết, linh vật này xuống trần gian, đưa lại tài lộc và may mắn cho muôn dân. Đây chính là nguồn gốc cho điển tích ” Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình ” lưu truyền bao lâu nay trong dân gian.
Không chỉ từ xa xưa, ở các công trình kiến trúc tôn giáo (như đền đài, lăng tẩm hay đình chùa…) Kỳ Lân đã được điêu khắc hết sức nổi bật; cho đến ngày nay, ở rất nhiều nơi có người gốc Hoa cư trú, mỗi dịp Tết, hay khai trương, khánh tiết…các tiết mục múa Lân sư vẫn rất phổ biến. Các nghi thức này luôn nhấn mạnh về chiêu tài, khai trương cát lợi và thành công cho thân chủ hay nghiệp đoàn.
Kỳ Lân Trong Truyền Thuyết Tây Phương
Kỳ Lân trong các thần thoại dân gian Âu Châu thường hiện lên với hình tượng rất đặc trưng độc đáo: Mang thân hình như của loài ngựa cùng màu lông trắng muốt với một chiếc sừng nhọn nơi giữa trán và đôi cánh rất mềm mại, uyển chuyển. Hình tượng Kỳ Lân đặc biệt nổi bật vào thời kỳ Trung cổ, thậm chí có nhiều thuyết cho rằng nguồn gốc của linh vật này bắt nguồn từ Thánh Kinh. Hội họa, điển tích và truyện kể về Kỳ Lân vẫn rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa Châu Âu ngày nay, nhất là các nền văn hóa Gothic và ngữ hệ German.
Cách Dùng Và Bài Trí Kỳ Lân Tối Ưu Về Phong Thủy
Kỳ Lân được xem là “nhân thú” (linh thú với lòng nhân từ), có thể xem là hợp với các mệnh khác nhau. Tuy vậy, để tối ưu nhất cho gia chủ về tài vận và vượng khí, chúng ta không thể xem nhẹ việc chọn Kỳ Lân sao cho hợp mệnh.
Cách Lựa Chọn Linh Vật Kỳ Lân Theo Mệnh
Mệnh Kim: Thân chủ nên chọn Kỳ Lân làm từ kim loại hay đất nung, gốm sứ (tương sinh) với các màu thuộc mệnh Thổ (như vàng, nâu, nâu đất…) hoặc màu thuộc mệnh Kim (như trắng, bạc, xám hay ánh kim…).
Mệnh Thủy: Thân chủ nên chọn Kỳ Lân với chất liệu từ ngọc, kim loại hay thủy tinh. Các màu mệnh Thủy (như xanh dương, đen…) hoặc mệnh Kim (màu trắng, bạc, ghi xám…) là các lựa chọn phù hợp.
Mệnh Hỏa: Nên chọn Kỳ Lân được làm từ gỗ, mang màu thuộc mệnh Hỏa (như đỏ, cam, hồng, tím) hay mệnh Mộc (xanh lá cây).
Mệnh Thổ: Gia chủ mệnh Thổ nên chọn Kỳ Lân chất liệu gốm sứ, màu sắc thuộc mệnh Hỏa (như đỏ, cam, hồng hay tím,…).
Đặt Kỳ Lân Tối Ưu Nhất Về Phong Thủy
Đặt Kỳ Lân Phong Thủy ở công môn hay cổng công ty: Khi đặt Kỳ Lân ở cổng công ty hay công môn, cần lựa chọn chất liệu vững chắc như bằng đồng hay bằng đá tạo hình từ nguyên khối. Để phát huy tối đa công năng của Kỳ Lân cần dùng một cặp, bên phải cửa đặt một con và bên trái đặt một con. Đầu kỳ lân hướng về trước, trong khi đuôi hướng về phía công môn, hàm ý che chở, chiêu tài lộc, hóa hung sát. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho cổng hay trước nhà thờ họ, tư gia khi chúng ta thỉnh và bày tượng Kỳ Lân cho mình.
Với gia chủ muốn thu hút tài vận và tiền tài, các bạn có thể thỉnh đặt Kỳ Lân gần nơi nguồn nước. Theo quan niệm phong thủy “Sơn quản đinh, Thủy quản tài”. Dòng nước lưu chuyển cũng tựa như tài vận luôn trơn tru và hanh thông.
Cách Khai Nhãn Cho Kỳ Lân
Để tiến hành khai nhãn cho Kỳ Lân, trước hết, ta dùng nước Ngũ vị để rửa sạch Kỳ Lân. Nước ngũ vị là loại nước chuyên dùng trong phong thủy, nhất là khi ta bao sái, chuyên dùng vào các dịp lễ, tết hay khai quang, điểm nhãn cho các linh vật tôn giáo.
Sau đó, ta lau khô Kỳ Lân và đặt linh vật lên đạo tràng. Các bạn cần lưu tâm: chỉ khăn bông mềm, sạch để sử dụng. Cần hết sức tránh dùng khăn dính uế tạp hay đã sử dụng vào mục đích khác trước đó.
Dâng hương, thực hiện nghi thức cúng Kỳ Lân (gồm nhang, nến và rượu).
Ta cần chuẩn bị sẵn một tấm vải đỏ, sạch nhằm đặt trùm lên 2 mắt linh vật Kỳ Lân.
Sau cùng, ta bắt ấn đọc chú và thực hiện khai nhãn cho linh vật.
Các bước để khai nhãn cho linh vật Kỳ Lân không quá phức tạp, tuy nhiên, các bạn cần lưu ý về địa điểm diễn ra nghi thức này. Thường các địa điểm được khuyến nghị vẫn là nơi các địa điểm tôn giáo như đền hay chùa. Điều này vừa mang ý nghĩa tâm linh lại tránh các sơ xảy xuất phát từ yếu tố chủ quan như gia chủ không rành mà thực hiện thiếu hay không đúng một trong các bước trên, là điều hết sức tránh.
Các Nguyên Tắc Khi Thỉnh Và Đặt Linh Vật Kỳ Lân Phong Thủy
Khi lựa chọn mua để thỉnh đặt, cần lựa đủ và đúng cả cặp gồm cả Kỳ Lân đực và Kỳ Lân cái (Kỳ Lân đực dậm ngọc tròn dưới chân; trong khi Kỳ Lân cái chơi cùng Kỳ Lân con dưới chân). Vốn dĩ Kỳ (là con đực) và Lân (là con cái) cần phải đủ mới hợp lẽ Âm Dương, là tiền đề cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển.
Theo quy tắc bài trí linh vật phong thủy “Nam tả, Nữ hữu” nên khi bày Kỳ Lân bao giờ cũng bày Kỳ Lân đực bên trái và Kỳ Lân đực bên phải (góc nhìn ở đây tính từ điểm tọa của công trình dương trạch, từ trong công ty, công môn, nhà thờ họ, tư gia…nhìn ra).
Trường hợp Kỳ Lân chưa được khai nhãn, không nên thỉnh đặt hay bài trí. Kỳ Lân là linh vật có tính linh cao, tuy nhiên, công năng và năng lượng chỉ có thể tối ưu nhất cho thân chủ khi đã được khai quang và điểm nhãn.
Tránh đặt Kỳ Lân ở các phương vị bất lợi như cửa sổ hay trong nhà bếp. Đây là các cung vị không phù hợp, vốn dĩ ” Long – Lân – Quy – Phụng ” thuộc về “Tứ linh”. Đặt linh vật Kỳ Lân ở các vị trí bếp hay cửa sổ không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng mà còn dễ đưa lại sự thất thoát tài vận cho gia chủ.
Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Kỳ Lân Phong Thủy
Cần hết sức tránh việc động, chạm hay để người khác động, chạm vào các bộ phận tài lộc của Kỳ Lân Phong Thủy (như mắt, mũi, răng, miệng, sừng) . Điều này không chỉ gây tổn hại đến Kỳ Lân Phong Thủy mà còn đem đến những điều thiếu may mắn với người sở hữu.
Tránh để Kỳ Lân rơi xuống những nơi uế tạp, không sạch sẽ.
Không cho, tặng hay bán Kỳ Lân đã qua sử dụng cho người khác. Đây là hành động đem may mắn cùng tài lộc trao tay người khác.
Không đặt Kỳ lân hướng đầu vào gương, tránh phạm vào thế “Quang sát”. Hình ảnh phản chiếu của Kỳ Lân trong gương vô hình trung tạo ra sát khí, tác động tiêu cực với người sở hữu.
Không đặt Kỳ lân quay đầu vào giường ngủ, tránh bất lợi về lâu dài cho chủ nhân.
Hình ảnh Kỳ Lân Phong Thuỷ
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: ” Kỳ Lân là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Kỳ Lân Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.
Để có thêm các thông tin đặc sắc về cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline Kỳ Lân Phong Thủy0858.111.999
Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Kỳ Hòa trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!