Xem Nhiều 5/2023 #️ Phong Thủy Thuận Kiều Plaza – Linh Nghiệm # Top 14 Trend | Bachvietgroup.org

Xem Nhiều 5/2023 # Phong Thủy Thuận Kiều Plaza – Linh Nghiệm # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Thuận Kiều Plaza – Linh Nghiệm mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phong thủy Thuận Kiều Plaza

Nằm ở trung tâm Q.5 thành phố Hồ Chí Minh, Thuận Kiều Plaza với cấu trúc 3 tòa tháp cao, là một trong những cao ốc đa phức hợp đầu tiên được xây dựng, sau hơn chục năm tồn tại, Thuận Kiều Plaza từ chỗ sầm uất náo nhiệt chuyển sang vắng vẻ thưa thớt. Một trong những lý do là lời đồn đại Thuận Kiều Plaza sai phong thủy và bị trấn yểm. Chúng tôi đã đi khảo sát để tìm nguyên nhân.

Phòng NC Phong thủy kiến trúc – Viện quy hoạch & Kiến trúc đô thị UAI – ĐH Xây Dựng đã tiến hành khảo sát vào ngày 3/3/2014. Khảo sát, đánh giá Thuận Kiều Plaza trên cả ba phương diện: hình thế, lý khí, và địa từ trường.

1. Về hình thế cảnh quan, nếu nhìn thoáng qua, ta sẽ dễ lầm tưởng tòa nhà có hình con thuyền, với tọa hướng chạy chéo theo trục Đông Tây. Thực tế, mặt chính của tòa nhà quay sang trục giao thông chính tại đường Hồng Bàng, đây cũng là mặt đón khí của cả tòa nhà, nên việc xác định tọa hướng sai sẽ dẫn đến đánh giá sai về phong thủy, hoặc ra những kết luận, hướng hóa giải thiếu chính xác. Ảnh 1: Nhìn thoáng qua sẽ thấy như con thuyền chạy theo trục Đông Tây, thực tế tòa nhà quay sang đường Hồng Bàng.

Nhìn tổng quan, hình dáng tòa nhà không đặc biệt, 3 tòa nhà có dính liền phần đế, làm nhiều người đồn thổi về hình dáng cây nhang, hay con thuyền không cân đối, cũng chỉ là cách liên tưởng của mỗi người, không phải yếu tố ảnh hưởng chính. Các cửa trước sau đối nhau, là một trong những nguyên nhân làm tòa nhà không tụ khí, nhưng cầu thang không đâm thẳng ra cửa, nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến các tầng trên. Nhiều người đánh giá tòa nhà là lộ cốt, nhưng thực ra không phải, đứng bên ngoài bạn không nhìn thấy các trụ kết cấu, hay các trụ nhô ra, thì không thể đánh giá là lộ cốt. Ảnh 2: Đứng bên ngoài không nhìn thấy trụ kết cấu, không thể đánh giá là lộ cốt. Xét về hình dáng, các nhà cao tầng đều hình Mộc. Nhiều góc nhọn đâm ra mang dáng dấp hình Hỏa. Khu đất hình Mộc, xây nhà cao hình Mộc, công năng sử dụng đa dạng nên cơ bản cũng phù hợp. Điều này cho thấy chủ đầu tư hay bên tư vấn thiết kế đã để ý đến Âm dương Ngũ hành mang tính chất căn bản. Con đường Đỗ Ngọc Thạnh chạy xuyên qua, gây thất thoát khí, trong phong thủy gọi là xuyên tâm sát, chủ yếu ảnh hưởng đến các tầng ở ngay phía trên con đường, chứ không ảnh hưởng cho cả tòa nhà. Tuy vậy, vẫn cần có hướng hóa giải theo thực tế, khi kết hợp với lý khí. Dưới lòng đường Đỗ Ngọc Thạnh dưới tòa nhà, là nơi tụ tập các quán hàng rong gây thêm tạp khí không cần thiết, cộng thêm tập quán thắp hương rải rác dưới lòng đường, dọc theo hai bên vỉa hè của người bán hàng, càng làm trường khí mất ổn định. Ảnh 3: Đường Đỗ Ngọc Thạnh chạy xuyên qua là tâm điểm của các lời đồn thổi. Xung quanh tòa nhà đều có đường đi, gây tán khí, khó tụ tài lộc, đây là cách cục khó tránh đối với các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại hiện nay, quan trọng là có hướng hóa giải phù hợp. Tọa sau tòa nhà là khu chợ phụ tùng Tân Thành, luôn náo loạn bởi các âm thanh ầm ĩ, gây bất ổn định, khó tụ khí. Công ty cấp nước Chợ Lớn ở phía sau cũng là bất lợi với phần tọa, tăng thêm bất ổn định về trường khí. Phía trước Minh đường là vỉa hè quá hẹp và đường đi hai chiều, cũng khó tụ được khí. Thanh Long là chùa Minh Hương, Bạch Hổ là công an phường 15, đều là những kiêng kỵ cơ bản trong phong thủy hình thế. Xa hơn bên trái có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, đều ở trên trục dẫn sát khí về tòa nhà. Ảnh 4: Khu chợ phụ tùng phía sau tòa nhà cũng gây bất ổn định về trường khí Đánh giá của Phòng NC Phong thủy Kiến trúc: Hình dáng không có vấn đề lớn về phong thủy kiến trúc, đã được quan tâm cơ bản về Âm dương Ngũ hành, nhưng hình thế cảnh quan có nhiều điểm bất lợi, dẫn đến khí không tụ. Khí là nhân tố quan trọng của phong thủy cũng như trong cuộc sống, khí bất ổn định làm cho con người khó tập trung, hay cáu gắt, tâm trạng u uất, làm việc, học tập hay sinh sống đều không thấy thoải mái, kém hiệu quả.

2. Về lý khí, đo đạc thực tế với la bàn điện tử chống nhiễu cho thấy tòa nhà có tọa 339,03 độ, theo phong thủy Huyền không là cách cục Nhâm sơn Bính hướng kiêm Hợi Tỵ. Thuận Kiều Plaza được khởi công xây dựng năm 1994, hoàn thành năm 1998, đều trong vận 7, được cổ thư đánh giá về như sau: Theo “Cổ dịch Huyền không”: Không vượng sơn vượng hướng, Ly cung đả kiếp 2-4-7. Hướng có thất xích Kim tinh, thất xích phá quân, phát về uy quyền, nhưng khi suy có trộm cắp, hoặc chết về chiến trận, lao ngục, khẩu thiệt, hỏa hoạn, tổn đinh. Thất Xích hung tinh nên tĩnh không nên động, động sẽ tạo hung tướng, nhất là nếu ở ngã ba, đầu đường thì càng hung. Thực tế lại là con đường Hồng Bàng làm trường khí luôn động, có ngã ba (Phùng Hưng với Hồng Bàng) ngã tư (Đỗ Ngọc Thạnh với Hồng Bàng), nên rất xấu. Tọa có Lục Bạch Kim tinh, là sao tốt. Khi vượng sẽ phát uy quyền, thêm phúc; khi suy sẽ cô độc khắc vợ con, binh đao, tự vẫn, đi xa. Tọa có hai sao Lục Bạch là tỷ hòa, khi vượng thì quan vận hành thông; khi suy thì kiện tụng, đao sát, phá tài, sự cố giao thông,… Ảnh 5: Tổ hợp sao xấu Thất Xích Ngũ Hoàng lại gặp ngã tư, là kiêng kỵ trong phong thủy. Theo “Tưởng thị Huyền không”: Tài tinh đến hướng, phương Cấn phạm phục ngâm, có nước thì dùng được. Thực tế ở đây có Công ty cấp nước Chợ Lớn, phương Cấn có nước sạch hay không thì cần khảo sát cụ thể hơn. “Huyền không mật chỉ” cho rằng “âm thần khắp mặt đất, đào hoa ở mọi nơi”, nên ở đây sẽ hợp làm nơi vui chơi giải trí, chứ khó trở thành khu thương mại, có tài sản là bị cướp mất, nếu không biết phương hướng hóa giải. Ảnh 6: Đường chợ Phùng Hưng, tuy không nhiều xe cộ chạy sang nhưng cũng mang đến sát khí Theo “Di cung hoán số thiên”: Lệnh tinh đáo hướng, sơn tinh thất vị, chủ vượng tài không vượng đinh. Hướng không có nước, hình núi thiếu khuyết, cẩn thận tổn hại cho chủ nhân. Cung Khôn có nước không có sơn, chủ về tổn đinh, ung nhọt, trúng độc, huyết quang, sự cố, kiện tụng, khẩu thiệt, đào hoa, lao ngục. Cung Càn gặp 2-1 chủ về bệnh tật phần bụng, khó đẻ, tà bệnh, sặc nước,… Cung Đoài 3-9 chủ về bệnh gan, chân tay, kiện tụng, bệnh tim – mắt. Thực tế cung Khôn là Phòng công chứng Chợ Lớn, tuy chỉ cao 4 tầng nhưng cũng đỡ bị tổn đinh. Cung Càn có tổ hợp sao xấu, lại có chùa Bảo Phước nên gặp bất lợi. Cung Đoài phía Tây, là công an phường 15, tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng cũng không có hỗ trợ về trường khí. Đánh giá của Phòng NC Phong thủy Kiến trúc: Nhâm sơn Bính hướng kiêm Hợi Tỵ, lại xuất quái, là cách cục khá xấu trong phong thủy. Sơn thủy xung quanh hầu hết bất lợi, tăng thêm hung tính cho tổ hợp sao xấu, hay giảm bớt thuộc tính của sao tốt. Hạn chế về hình thế, lại không tương hợp với yêu cầu lý khí, dẫn đến khí xấu tăng cường, khí tốt khó phát huy tác dụng. Cần phải biết hóa giải hợp lý mới mang lại sinh khí cho tòa nhà. Ảnh 7: Hạn chế về hình thế, lại không tương hợp với yêu cầu lý khí, dẫn đến khí xấu tăng cường.

3. Về địa từ trường, hay còn gọi là địa khí, tức trường khí từ dưới đất, có ảnh hưởng không nhỏ trong đánh giá phong thủy. Đo đạc thực tế cho thấy, chợ trên đường Phùng Hưng, đối diện Thuận Kiều có trường khí khá ổn định trong khoảng 482-510MHz, đây cũng là chợ khá đông đúc, yên bình. Khi đi vào Thuận Kiều Plaza đo đạc, trường khí nơi cầu thang bộ lên Thuận Kiều bất ổn, và khá thấp trong khoảng 200-330MHz. Trường khí bất ổn định là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, thực nghiệm nhiều nơi cho thấy, khi trường khí bất ổn định, khách hàng có xu hướng bỏ đi ngay khi vừa bước tới nơi, hoặc là nơi mà họ sẽ không ra quyết định mua sắm. Khu vực đang đóng cửa trên tầng 2, trường khí không ổn định, tuy là trường khí dương cao có lợi nhưng biên độ dao động lớn, trong khoảng 513-711MHz. Đo đạc tại khu để xe cũng bất ổn định, dao động trong khoảng 615-803MHz. Ảnh 8: Trường khí dương, nhưng bất ổn định ở nhiều nơi khảo sát. Đánh giá của Phòng NC Phong thủy Kiến trúc: Về cơ bản trường khí cao là đất tốt, nhưng do tác động bởi nhiều yếu tố như hình thế, lý khí,… dẫn đến trường khí mất ổn định. Đo đạc máy móc cho thấy trường khí mất ổn định, cũng biết được phần nào chủ đầu tư chưa có hướng hóa giải phù hợp. Một số lời đồn đoán về tòa nhà Thuận Kiều Plaza bị trấn yểm cũng không có căn cứ, tuy chưa khảo sát hết toàn bộ khu vực, nhưng cơ bản chưa phát hiện trường khí âm, nếu có trấn yểm thì máy đo năng lượng cảm ứng sẽ dò ra được.

Kết luận: Hạn chế trong khoa học phong thủy ở ba yếu tố hình thế, lý khí và địa khí dẫn đến khí không tụ tại Thuận Kiều Plaza, là nguyên nhân chính gây ra sự vắng vẻ thưa thớt ở đây, cộng thêm các lời đồn thổi không căn cứ, tăng thêm cảm giác hoang mang sợ sệt cho người dân. Giải pháp tối ưu là hóa giải triệt để khí xấu, tăng cường khí tốt, ổn định cân bằng lại trường khí dựa theo các phân tích ở trên. Nguyễn Mạnh Linh

(5109)

Phong Thủy Thuận Kiều Plaza (Phần 1)

Mô hình toàn cảnh Thuận Kiều Plaza

Vị trí và phương vị Thuận Kiều

Phía trong toàn khu Thuận Kiều Plaza thấy rõ trên trần nhà xây vô tình tạo nên những đà ngang khá lớn đè xuống toàn bộ dãy cửa hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sự ế ẩm của những của hàng buôn bán trong toà nhà này.

Điều dễ dàng nhận thấy là toàn bộ khu nhà này vô khí hoàn toàn.Số khí ít ỏi vào được từ cửa chính thì thoát ngay ra cửa sau đối xứng cho bất cứ hướng nào. Các cửa mở đón khí cho mỗi tòa nhà chỗ mặt đường đều quá bé so với tỷ lệ và qui mô của tòa nhà, nên gần như không nhận được một chút sinh khí nào. Nên khu này cho đến nay mọi mặt đều bị trì trệ .Giải quyết bất cứ việc gì cũng rất lùng nhùng ,khó dứt điểm,ngay cả với những người mua nhà ở đó .Chủ các cửa hàng làm ăn khó khăn ,hay thay đổi thường xuyên. Tình trạng này kéo dài đã ít nhất là 5 năm (nhiều thì 10 năm) và đã có ít nhất 3 lần tranh chấp giữa chủ đầu tư, sở hữu và những đối tác. Nhìn trên sơ đồ thì thấy khu nhà Thuận kiều Plaza được bao bọc bởi những con đường khí rất vượng lẽ ra tòa nhà này phái đắt khách mới đúng nhất là khi nó mang hình tượng của Mộc. Nhưng với thực trạng hiện nay Thuận Kiều plaza thì có thể suy đoán rằng khu vực này tốc độ giao thông khá nhanh, nên khí tuy vượng nhưng bị xung khí và tạp, Căn cứ vào thực tế này có thể suy ra tòa nhà này sẽ có cửa ở 4 xung quanh mặt tiền. Và cấu trúc bên trong của tòa nhà này cũng có vấn đề nên khí vượng, nhưng không tụ. Ngoài những hạn chế về mặt phong thuỷ như trên thì Thuankieu Plaza còn có đặc điểm sau đây: Ba toà nhà chính được xây theo cách mà trong phong thuỷ gọiv là “mai hoa tứ trụ” . Bởi vậy mộc cách rất mạnh mẽ. Cách này sẽ phát huy tác dụng nếu phù hợp với cấu trúc toàn thể toà nhà và cảnh quan chung quanh. Nhưng nó lại rất dở về mặt cấu trúc tổng thể là cả 3 khối nhà hình Mộc đều bị khuyết các góc Tây bắc, Đông nam, Tây nam, Đông bắc là những phần tượng trưng cho sự giúp đỡ, hòa thuận, trí tuệ, và sự giàu có của những khối nhà đó, khi cảnh quan không phù hợp. Thường thì khi 1 tòa nhà có 4 góc này khuyết thì sẽ 4 góc còn lại sẽ được xem là lồi ra nhưng với 3 khối vươn cao của Thuankieu Plaza này thì do phần trung tâm không lớn, nên không được coi là lồi 4 góc Tây, Bắc, Đông, Nam. Và chính vì vậy nên với hình dáng cao thể hiện tham vọng lớn, với 4 góc lồi là Đông, Tây, Nam, Băc (Tứ chính) chủ đầu tư muốn xây dựng tòa nhà này thành trung tâm tài chính, và thành công sở cho các cty lớn đến thuê. Nhưng với hình dáng như vậy thì tòa nhà này chủ yếu chỉ tập trung được các khách hàng có tầm cỡ vừa và nhỏ về tính chuyên nghiệp, về khả năng tài chính và càng đi vào hoạt động chủ đầu tư của tòa nhà này càng mất đi nhiều mối quan hệ, giúp đỡ có giá trị để thành công. Sau khi đánh giá về mặt tổng thể, hình dáng kiến trúc, xét phía trong tòa nhà thì thấy tòa nhà này đã không cân đối về kích thước, chiều sâu và bề ngang lệch nhau quá nhiều là đã thể hiện sự phát triển mất cân bằng do sự vận hành của các dòng khí trong tòa nhà bị thiên lệch theo hướng Đông – Tây. Nên mục đích của chủ đầu tư có xu hướng thiên về kinh tế nhiều hơn tiếng tăm. Thêm vào đó các cửa vào ra hầu hết lại đối nhau qua một hành lang dài xuyên suốt từ Đông sang Tây nên khí vào tòa nhà này hoàn toàn bị thoát ra ngoài mà không tụ được. Nên về cơ bản tình hình kinh doanh của các tầng phía dưới thiếu tính ổn định và các tầng càng trên cao càng kém giảm do suy khí ngay từ tầng dưới. Thực trạng toà nhà có thể dẫn đến một suy luận theo phương pháp luận của phong thuỷ – mà không cần đến trực tiếp quan sát hiện trường – là: Không chỉ hệ thống cửa bố trí sai phong thủy, mà hệ thống các cầu thang dẫn khí từ tầng dưới lên các tầng trên cũng bất hợp lý về mặt phong thuỷ, Cầu thang máy sẽ để gần cửa, cầu thang bộ sẽ đặt ở những vị trí góc khuất minh đường tù hẹp hoặc đặt đâm ra cửa. Xem xét kỹ hơn thì thấy hành lang Đông – Tây của tòa nhà này khá dài nằm xuyên suốt toàn bộ phía dươí tòa nhà giống như một cái hang lớn khiến cho tốc độ của dòng khí cả bên ngoài lẫn bên trong tòa nhà đều nhanh, không hài hòa mà dễ trở thành xung khí. Người ở trong tòa nhà này cũng trở nên nóng nảy, dễ thay đổi, thiếu kiên nhẫn. Trên hình chụp vệ tinh chạy song song phía Bắc khối nhà lại thấy phía sau của ngôi nhà, tức Huyền Vũ không cao, ngược lại đây chính là khu chợ Hà Tôn Quyền. Một khu chợ tự phát kinh doanh đồ sắt, thép phụ tùng xe gắn máy rất lụp xụp, chen lấn do đường nhỏ và phức tạp nên loạn khí và thất cách ở Huyến Vũ. Nhìn theo hình chụp mô hình thu nhỏ có con đường Đỗ Ngọc Thạch theo hướng Bắc Nam nối Đại lộ Hùng vương vào khu chợ Hà tôn quyền – đâm xuyên qua tầng 1 của khối nhà .

( Nhìn trên hình chụp vệ tinh chính con đường nằm giữa bloc 2 và 3 tính từ phiá hồ bơi màu xanh xuống )

Con đường đâm xuyên này khá đông xe lưu thông qua lại . Với hình tượng là một con tàu thì đường Đỗ Ngọc Thạch là cái lỗ xuyên thủng từ mạn trái sang mạn phải thân tàu.

Bởi vậy, toà nhà này bị xé thành hai phần riêng biệt bao gồm: Phần bên trái (phía tây) và hai tòa còn lại (phía đông) bị cắt bởi con đường Đỗ Ngọc Thạch. Hơn nữa khí của khu vực này rất hỗn loạn và các luồng khí theo các hướng di chuyển và xung đột nhau tạo thành tạp khí. Theo Phong thuỷ Lạc Việt thì địa khí đi từ Tây sang Đông, Do đó, phân tích theo địa khí thì tòa nhà phía Tây sẽ nhận được nhiều hơn, hai tòa còn lại không đón nhận dòng địa khí đó vì bị dòng dương khí từ con đường Đỗ Ngọc Thạch chặn lại. Điều này có thể khẳng định rằng trong 3 tòa nhà thì tòa nhà phía Tây sẽ hơn hai tòa còn lại. Phía trong tòa nhà có hàng lang chạy dọc và bị cắt ngang, bởi đường xuyên từ cửa chính ra cửa hậu, nên khí tại điểm cắt nhau đó sẻ rất hỗn loạn và tạp khí. Có thể nói trong ngoìa của toà nhà này đều bị cắt xẻ .

Tòa nhà này xây dựng với quy mô lớn, nhưng chân đế quá thấp và mảnh, lại kéo dài theo chiều Đông-Tây, nên không tụ được địa khí. So với qui mô của toà nhà căn cứ trên mô hình thì nền nhà quá thấp, nên địa khí không tụ được. Cấu trúc sử dụng quá nhiều vách kính thay tường gạch, bê tông truyền thống làm cho địa khí khó có điều kiện được dẫn lên cao.

Nền nhà quá thấp so với mặt đường

Sử dụng quá nhiều vách kính

Đường đi bốn phía xung quanh và xuyên ngang nhà. Dương khí vượng nhưng không tụ vì thoái khí. Hình dung khu này giống như một cái hành lang triển lãm vậy, mọi người chỉ được đi ngang qua và nhìn thôi, không được dừng lại, đi chậm hơn hay nhanh hơn cũng không được, không có sảnh dừng, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, do khí không tụ. Cấu trúc này chỉ dùng được khi ở trung tâm thành phố, khí đã tụ sẵn, thì còn khả dĩ, chứ dựng nơi xung quanh đều đường lớn dành cho phương tiện có động cơ là chính, khí cuốn nhanh và mạnh, thì khí ngày càng kiệt quệ. Đường càng lớn, xe chạy nhanh, khí càng mạnh, cuốn càng nhanh thì minh đường càng phải rộng lớn và có cấu trúc thích hợp mới tụ được khí. Và phải có đường dẫn khí vào minh đường thì mới có khí để tụ. Vỉa hè ở đây hẹp so với khí lực của con đường chính và chỉ dành cho người đi bộ, không cho xe gắn máy dừng/đỗ trên hè. Minh đường lại hẹp. nên khí không tụ ngay từ ngoài cửa.

Khu nhà này sử dụng quá nhiều kính từ trên xuống dưới, vừa bị thoái khí, vừa tượng lộ cốt. Khu này thực chất gồm 2 khu nối với nhau thông qua hành lang lớn bắc ngang qua đường, với một ô lấy sáng ở giữa. Thiết kế cố gắng tạo một không gian chung tổng thể nhưng bị con đường cắt ngang, hình tượng giống như một con tàu lớn (cỡ tàu Titanic) bị cắt làm đôi. Về cơ bản thiết kế của tòa nhà rất thuận lợi cho giao thông, thuận lợi tới mức ta thấy nó giống như cái vỉa hè mở rộng hơn là 1 khu nhà, nhưng vỉa hè này lại dở ở chỗ không tạt xe vào mua hàng được, nên chỉ để trang trí thôi. Hành lang chạy dọc nhà với cửa thông ở hai đầu làm cho nhà này giống như 1 cái hầm thông xe qua núi. Cấu trúc này tạo ra một ảnh hưởng tới tâm lý khiến người ta bước chân vào một đầu nhà có thể đi từ đầu này đến đầu kia và nhanh chóng muốn ra ngoài, chứ không có ý nghĩ dừng lại ở đâu cả. Theo cách nói của kiến trúc thì không gian không tạo được những khoảng nhấn cần thiết để gây ấn tượng và thu hút sự tập trung, quan tâm. Tầm nhìn, góc quan sát bị hạn chế nên khách hàng cũng khó định vị, tìm một gian hàng trong khu này. Thoái khí hoàn toàn và hình tượng lộ cốt, chia cắt là những vấn đề nghiêm trọng đã được phân tích kỹ ở trên. Thoái khí này không chỉ ở tầng dưới, mà còn nghiêm trọng hơn ở phần nhà cao tầng phía trên do kiến trúc dạng khung xương có cảm giác nhìn xuyên qua được. Nhà này theo sự phân loại của phong thuỷ có dạng môn lầu. Nhưng lầu quá lớn so với môn, nên gia chủ bị chèn ép. Tất cả các cửa lớn thông thẳng nhìn xuyên, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông, tượng nhà trống huếch trống hoác, là tượng vất vả, nghèo đói (khu chung cư cao cấp thì không thể nghèo đói được, chỉ là vất vả và hao tổn nhiều) Cách bố trí cửa thông suốt và hành lang tạo ra cách “tứ thú trương khẩu”. Đây là các dễ gây mâu thuận nội bộ và với các đối tác.

Minh họa cấu trúc Tứ Thú Trương Khẩu

Minh họa cấu Trúc Nhị Quỷ Đài Kiện

Như vậy tổng hợp qua những phân trên có thể thấy rằng chủ đầu tư của tòa nhà này phải là người rất thông minh, tư duy nhanh và có chiều sâu. Nhưng có vẻ hơi nóng vội và quá tự tin và không có tri thức rộng, nên kết quả nguợc lại với mong muốn. Trên cơ sở cấu trúc Thuận Kiều Plaza, có thể dự đoán rằng: Người chủ đầu tòa nhà này trước đây khá thành công với nhiều nguồn thu tài chính. Nhưng kể từ khi xây dựng tòa nhà Thuankieu Plaza thì cũng là giai đoạn sự nghiệp của người này đang có nhiều trục trặc rắc rối, mất đi nhiều mối quan hệ thân tình. Tuy nhiên hiện nay người này vẫn còn có một nguồn thu lợi ở nơi khác khá lớn đảm bảo cho quyền sở hữu Thuankieu plaza. Căn cứ vào thực tế cấu trúc cảnh quan và hình tượng của Thuận Kiều Plaza thì trong vòng vài năm tới địa hình kiến trúc ở khu vực Thuận Kiều Plaza sẽ có sự thay đổi. Và cấu trúc bên trong của Thuận Kiều Plaza cũng sẽ có sự thay đổi từ đó tình hình kinh doanh của Thuankieu Plaza cũng sẽ được cải thiện. Phía đông khu nhà có 1 khoảng sân rất rộng. Mặt giáp sân này của bloc 1 được bố trí ý đồ như mặt tiền của khu nhà. Nền sân cao bằng nền tầng 1, đi xuống vỉa hè xung quanh phải qua 3 bậc cấp . Sân này luôn vắng người , thường để trống . Trước sân gần giáp với đường có bố trí một hồ cảnh . Có thể đây là một động tác trấn yểm của phong thuỷ gia nào đó chăng .

Phía Đông tòa nhà Thuận Kiều Plaza

Hồ nước mặt phía Đông tòa nhà

Tuy nhiên tác dụng của hồ nước không nhiều lắm, có chăng chỉ dùng để hóa giải các xung sát khí khu vực có nhiều đường lộ cắt nhau. Còn với cấu trúc tòa nhà này chạy dài như vậy, cùng với việc hành lang chạy thẳng tuột như thế thì khí đầu hồi này không đủ nuôi dưỡng một khu nhà như vậy.

Kết luận Thuận Kiều Plaza là một mô hình kiến trúc mắc nhiều sai lầm về cấu trúc phong thuỷ. Điều chủ yếu nhất làm suy thoái tòa nhà này là tính vô khí – gồm cả Âm Dương khí đã dẫn đến sự trì trệ hiện nay. Muốn phát huy năng lực của tòa nhà này, cần có những kiến trúc bổ sung và sửa chữa lại những cấu trúc phạm phong thủy kể trên.

Mời xem các bài khác:

Thầy Phong Thủy Bắt Bệnh “Ế Ẩm” Của Thuận Kiều Plaza.

Thuận Kiều Plaza nằm ngay trung tâm Chợ Lớn.

Kỳ vọng cao, thất vọng lớn

Nhưng không như mong đợi, khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á nổ ra khi Thuận Kiều Plaza vừa hoàn thành đã ảnh hưởng phần nào đến lượng khách thuê. Sau hơn 10 năm hoạt động, thương xá này đã rơi vào cảnh ế ẩm. Nhiều dư luận đồn đoán về phong thuỷ, ếm trấn đã phủ lên trên sự vắng vẻ này.

Trong một ngày cuối tháng 3-2014, chúng tôi có mặt ở tòa nhà cao chọc trời này để tìm hiểu thực tế. Tại khu vực kinh doanh vốn sầm uất một thời chỉ lấy lèo tèo vài cửa hàng báng quần áo, giày dép và lưa thưa một vài khách hàng.

Bước vào cửa số 2 tôi được các nhân viên bán các loại máy mát xa nài nỉ dùng thử. Cô nhân viên bán hàng tên Ngọc Hà giới thiệu đủ loại sản phẩm và cho hay sắp hết giờ nhưng tôi chỉ là người thứ 3 trong ngày thử máy.

“Tụi em mỗi ngày phải mời được 5 người dùng thử máy nhưng vắng hoe thế này thì việc thiếu chỉ tiêu là thường xuyên. Hôm qua em chỉ mời được 4 khách hàng dùng máy thử, hôm nay lại thiếu chỉ tiêu nữa” – Hà than thở.

Đi vào khu vực trưng bày mô hình cụm cao ốc, chiếc thang cuốn đã ngưng hoạt động. Từng có nhiều dư luận đồn đoán về các hiện tượng ma quái ở chiếc thang này. Tôi bước lên tầng hai thì hầu hết các dãy ki ốt bán hàng đã đóng cửa từ lâu. Phải chăng do toà nhà quá đồ sộ nhưng ế ẩm kéo dài không cải thiện được nên mới phát sinh nhiều câu chuyện hoang đường?

Kiến trúc mắc sai lầm phong thủy?

Ông Mã Trọng Kim, một người gốc Hoa hiện đang ở đường Hồng Bàng (Quận 6), cách chung cư Thuận Kiều Plaza độ 5 phút đi xe gắn nhớ lại: “Thời điểm mới xây xong, hàng ngày đi ngang qua đây là tôi như bị hút hồn bởi sự choáng ngợp đầy hoa lệ của cụm cao ốc. Đó là niềm ao ước của nhiều người”

Thuận Kiều Plaza (Quận 5, chúng tôi một trong những cao ốc đầu tiên được xây dựng đón làn gió hợp tác đầu tư, một thời được xem là điểm đến hấp dẫn về nơi ở, kinh doanh. Nằm trên vị trí trung tâm Chợ Lớn năng động, Thuận Kiều Plaza có quy mô khá lớn, tổng diện tích 100.000m 2, được chia làm nhiều chức năng như khu thương mại (20.000m 2); bãi giữ xe, câu lạc bộ thể thao, giải trí (rộng 20.000m 2). Phần còn lại là khu căn hộ được phân bổ đều cho ba cụm cao ốc cao 33 tầng mà mọi người thường hay gọi là ba tòa tháp.

Lúc ấy đã có rất nhiều lời khen thưởng về nhãn quan của nhà đầu tư trong việc lựa chọn vị trí đắc địa. Có người còn tán tụng là Thuận Kiều Plaza nằm trên long mạch, dễ dàng đạt đến sự thịnh vượng.

Nhưng sau một thời gian với hiện tượng dân cư thưa thớt, các cửa hàng kinh doanh ngày càng vắng khách, cao ốc này bị nhiều nhà “phong thủy” mang ra mổ xẻ.

Ông Kim cho biết, có một nhóm “các nhà phong thủy” vào nghiên cứu toàn diện và hoàn thành một tiểu luận chi tiết về Thuận Kiều Plaza để lý giải cho việc ế khách.

Đầu tiên nhóm cho rằng, tòa nhà Thuận Kiều Plaza giống một con tàu có ba ống khói lớn ở trên. Với cách nhìn khác thì lại giống chữ Sơn (núi) theo cách viết tượng hình của chữ Hoa. Nhưng theo cách nào thì nó cũng có những nhược điểm về mặt hình thể. Bởi nếu là con tàu hay núi đều cần đến sự chắc chắn, vững vàng.

Tuyến đường Đỗ Ngọc Thạch đâm xuyên qua tầng một của khối nhà, giống như con tàu lớn cỡ Titanic bị cắt làm đôi. Ngoài ra, những khối nhà vút cao không tương xứng với chân đế. Điều đó cho thấy tham vọng của người chủ tòa nhà muốn xây một công trình bền vững lâu dài, tạo tiếng tăm nhưng không chắc chắn về khả năng kinh tế, hoặc tính pháp lý sở hữu và quá trình xây dựng công trình này đã xảy ra nhiều mâu thuẫn đối kháng. Điều đó khiến cho công trình này khó phát triển.

Kiến trúc bị cho là phong thủy xấu của Thuận Kiều Plaza.

Một trang web chuyên về phong thuỷ thì cho rằng, Thuận Kiều được xây dựng trên long mạch. Chủ đầu tư đã tính toán phong thủy rất kỹ về cách đặt cửa, hướng nhà, bố trí hồ bơi, bài trí những ngọn đèn xung quanh tòa nhà. Khi những ngọn đèn này thắp sáng, ánh sáng sẽ hút sinh khí của các vùng lân cận, bồi đắp cho Thuận Kiều. Nói cách khác cách bài trí này là hút vượng khí vào Thuận Kiều và các khu vực xung quanh sẽ lụn bại.

Tuy nhiên, khi TP mở con đường cắt ngang tòa tháp A & tháp B đã hóa giải cách bài trí phong thủy này. Các khu vực lân cận không bị mất sinh khí. Con đường nhỏ này đã cắt đứt long mạch Thuận Kiều. Cây cầu vượt mới được xây dựng nằm phía trên không giúp được gì nhiều vì long mạch ở mặt đất chứ không phải trên không

Nhóm nghiên cứu phong thuỷ nhận xét, thiết kế thiết kế của tòa nhà thuận lợi cho giao thông tới mức giống như vỉa hè mở rộng hơn là một khu nhà. Tòa nhà có hàng lang chạy dọc với cửa thông ở hai đầu, gây ảnh hưởng tâm lý khiến người ta bước chân vào một đầu nhà là có thể đi từ đầu này đến đầu kia và muốn ra ngoài, chứ không dừng lại…

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng Thuận Kiều Plaza là một mô hình kiến trúc mắc nhiều sai lầm về phong thủy. Điều chủ yếu làm suy thoái tòa nhà này là tính vô khí, đã gây ra sự trì trệ, ế ẩm ở đây. Tất nhiên, những “nghiên cứu” này chỉ là suy đoán không thể kiểm chứng

Trên mạng và thậm chí cả thông tin báo chí còn đưa ra những mẫu chuyện rùng rợn trong cao ốc này, chỉ có điều hầu hết là “nghe kể lại”. Một người dân sống gần nơi này đưa phán đoán cấu trúc ba tòa tháp ở Thuận Kiều Plaza cao 33 tầng là theo quan niệm Thiên – Địa – Nhân, thể hiện mong muốn về một cuộc sống sung túc, phát đạt của con người.

Nhưng có người mê tín thì nó lại giống ba cây nhang sơn đỏ hồng. Thuận Kiều Plaza lại nằm gần bệnh viện Chợ Rẫy mà từ bên trên có thể nhìn thấy rõ khu vực nhà tang lễ bên trong bệnh viện chứa những điều xui rủi.

Ông Thanh chạy xe ôm ở khu vực Thuận Kiều Plaza từ trước khi tòa cao ốc được xây dựng cho đến nay nên đã tận chứng kiến những tai nạn lao động gây chết người xảy ra trong khi xây dựng ở công trình này.

Một cô gái bán cơm xinh đẹp ở gần công trình đang chờ đến ngày cưới thì bị vật liệu văng xuống gây tử vong. “Nhiều người lấy sự kiện một anh công an cự cãi với người yêu nên rút súng bắn chết cô gái, rồi tự vẫn ở vỉa hè trước Thuận Kiều Plaza rồi phóng tác. Họ nói rằng sau đó thấy bóng dáng “hai người này” lởn vởn trong tòa nhà và tiếp tục cự cãi, gây ra trận cháy một nhà hàng trong Thuận Kiều Plaza vào năm 2009″.

Một lái xe tên Thanh vạch áo giơ những vết sẹo trên tay, trên lưng kể với người viết: “Nhiều người gọi tôi là Thanh sắt do có nhiều “chiến tích” về việc đánh nhau. Ấy vậy mà tôi nhiều lần ngủ ngoài đường đã hoảng hồn, mất vía khi thấy những bóng trắng lượn lờ trên cao ốc. Sau đó, tôi bị bệnh mấy ngày và phải cúng, khấn vái mới khỏi”.

Một giả thiết khác được nhiều người truyền miệng là Thuận Kiều bị nhà thầu yểm bùa do mâu thuẫn với chủ đầu tư. Người ta nói, ban đêm trong các tòa tháp văng vẳng tiếp khóc và có những bóng trắng lượn lờ.

“Tôi cho rằng nguyên nhân chính khiến Thuận Kiều Plaza ế ẩm là do quyền lợi của người mua căn hộ không được đảm bảo. Có thông tin nói nhà nước chỉ cho phép ở trong cao ốc này một thời gian rồi phải trả lại nhà. Thứ đến là giá cả, nếu thử bán rẻ khoảng 5 triệu đồng/m2 hoặc cho thuê từ 3-5 triệu/tháng/căn hộ thì coi lúc đó “ai” sợ “ai””, ông Thanh lý giải bằng sự trải nghiệm, hiểu biết của mình…

Những Lời “Đồn Đoán” Về Thế Phong Thủy Của Cao Ốc Thuận Kiều Plaza

Nằm ở trung tâm Q.5, chúng tôi Thuận Kiều Plaza với cấu trúc 3 tòa tháp cao ngất ngưởng, là một trong những cao ốc đa phức hợp đầu tiên được xây dựng, từng được coi là biểu tượng phát triển của thành phố. Thế nhưng, sau hơn 15 năm tồn tại, Thuận Kiều Plaza từ chỗ sầm uất náo nhiệt dần ế ẩm và đến nay thì đã mang một bộ mặt sầu thảm, vắng vẻ.

Một cao ốc hoành tráng ở vị trí đắc địa như Thuận Kiều Plaza lại thưa người vắng vẻ là điều khó lý giải. Trong vô số những giả thiết nhằng nhịt, người ta truyền tai nhau một nguyên nhân vô hình và đáng sợ: Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa!

Thuận Kiều Plaza do Công ty Xây Dựng Thương Mại Sài Gòn 5 (hiện nay là Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn – Resco) và Công ty Kings Harmony Intl Ltd., thông qua hình thức Hợp Đồng Hợp tác kinh doanh (HTKD) cùng xây dựng và khai thác, là một dự án bất động sản qui mô và có tầm cỡ quốc tế vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Nó từng được xem là điển hình cho kiến trúc tổng hợp gồm cư trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ăn uống và thể thao…

Thuận Kiều Plaza tọa lạc tại trục lộ giao thông chính, số 190 Hồng Bàng, Q.5, chúng tôi được xây dựng với tổng vốn đầu tư lúc đó gần 54 triệu USD, đưa vào sử dụng năm 1999. Tổng diện tích xây dựng của nó lên đến 100.000m2. Trong đó khu căn hộ: 60.000m2, khu thương mại: 20.000m2, diện tích nhà để xe: 10.000m2, câu Lạc Bộ thể thao giải trí: 10.000m2.

Riêng khu căn hộ chia thành ba tháp A,B,C mỗi tòa tháp cao 33 tầng, có tổng cộng 648 căn hộ được xây dựng với năm loại khác nhau. Vào những năm đầu đưa vào sử dụng, Thuận Kiều Plaza rao báo hơn 40.000USD/căn hộ. Thời bấy giờ còn được cho là rẻ so với “tầm vóc” hoành tráng của nó.

Tư duy “nhạy bén” về kinh tế là điều người ta hay nói trước khi tòa nhà này thành hình vì nó nằm trên trục đường chính của Q.5 giao thương nhộn nhịp. Thậm chí, một số nhà phong thủy còn khẳng định nó nằm trên long mạch cua thành phố, dễ dàng đạt sự thịnh vượng. Bây giờ, sau 15 năm, tất cả dự đoán hoặc quy kết đều sai. Số hộ dân ở cực kỳ thưa thớt, người sở hữu căn hộ đã thi nhau rao bán nhiều năm qua nhưng càng giảm giá thì càng khan hiếm người mua. Những hộ kinh doanh bên dưới cũng đìu hiu ế ẩm vì khách đến thăm lèo tèo thưa thớt. Người ta nhiều năm tìm cách khắc phục hiện trạng, thay đổi công năng để “cứu” ba tòa tháp chọc trời ấy nhưng cũng bế tắc.

“Thất bại” của Thuận Kiều Plaza, với nhiều người, là một điều quá lạ lùng. Và như để cố lý giải cho điều lạ lùng ấy, không ít giả thiết được đặt ra, chủ quan có, khách quan có và thậm chí là cả những lý giải mông lung. Thế nhưng, điều lạ là hầu hết lại tin vào những điều ấy. Giả thiết đầu tiên là theo phong thủy: Thoạt nhìn thì thấy toà nhà Thuận Kiếu Plaza giống như hình một con thuyền với 3 ống khói lớn ở trên.

Nhưng con thuyền này không sự chắc chắn, vững vàng. Thân thuyền quá nhỏ, kết cấu bằng các đường nét mảnh dẻ mà ống khói quá to tạo cảm giác nặng nề, dễ bị chìm do mất cân đối. Người ta còn đồ rằng, vì hình dáng của Thuận Kiều Plaza giống một con thuyền nên con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng khiến nó bị đắm và dẫn đến sự lụn bại của tòa nhà này trên thực tế.

Con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và C mà theo đồn đoán là “vết đục” khiến “con thuyền” Thuận Kiều Plaza bị đắm

Giả thiết thứ hai nghe phi lý nhưng được truyền miệng rất nhiều ở Q.5: Ba tòa tháp Thuận Kiều Plaza mang hình hài của ba cây nhang. Người xây dựng nó chỉ với chủ đích là “trấn” vượng khí của khu Chợ Lớn không cho thoát ra ngoài. Và vì mục đích tối thượng đó nên việc có bán được căn hộ bên trong hay không không quan trọng(?).

Giả thiết cuối cùng đáng sợ nhất nhưng được truyền miệng nhiều nhất: Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa! Chuyện kể rằng trong quá trình đấu thầu thi công tòa nhà đã phát sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và một nhà thầu. Nhà thầu này vì căm tức đã rước một thầy pháp từ Hong Kong sang dùng phép thuật thả quỷ vào bên trong quấy rối. Người ta thường kể với nhau rằng bên trong các tòa nhà ấy có ma quỷ, ban đêm thường nghe tiếng khóc. Có người còn khẳng định thường có cái bóng trắng đuổi theo mình. Dần dà, người cũ bị quấy phá bỏ đi, người mới lo sợ không dám đến, Thuận Kiều Plaza trở nên vắng vẻ như bây giờ…

Sự thật hay huyễn hoặc?

Chúng tôi quyết định làm một cuộc “khám phá” ba tòa nhà Thuận Kiều Plaza vào một buổi chiều cuối tháng 3 này. Khi những lời đồn đoán còn như ma trận mông lung thì sự thật của sự ế ẩm tại tòa nhà chọc trời này bày ra trước mắt. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là tòa tháp A cửa đóng then cài. Cả một tòa nhà đồ sộ gần như không một bóng người. Hàng trăm căn hộ phía trên nằm im ỉm.

Ở dưới có câu lạc bộ giải trí đóng cửa lâu ngày, biển hiệu hoen ố. Ông xe ôm tên Tuấn gần đó giải thích với tôi rằng khu này đóng cửa đã lâu. Những căn hộ có người ở lẻ tẻ đã được dời hết về tòa tháp C, còn tòa tháp trơ trọi này người ta chưa biết làm gì. Là người sống lâu năm ở khu vực này, ông bảo mỗi lần nhìn các tòa tháp cứ thấy tiếc hùi hụi.

Vì cả cái Q.5 bên ngoài mặt tiền sầm uất là thế nhưng trong các con hẻm tựu trung đều chật hẹp, người ở lúc nhúc. Trong khi cả vài trăm căn hộ có thể dùng cho vài ngàn người bỏ không dầm mưa dãi nắng.

Hỏi về những tin đồn ông cười buồn nói chuyện đó có lâu rồi, ông nghe kể suốt. “Người ta nói có ma quỷ trong tòa nhà này. Tôi không biết nên tin hay không. Nhưng ban đêm nhìn nó lừng lững đâm toạc trời mà chỉ vài ánh đèn leo lét cũng thấy ớn lạnh” – ông nói.

Từ tòa tháp A đầu tiên đến tòa tháp C cuối cùng của công trình chọc trời này là một đoạn đường dài đến hàng trăm mét. Nếu đi bộ một vòng quanh công trình này, khó tránh cảm giác mỏi chân. Điều này phần nào cho thấy sự hoành tráng của Thuận Kiều Plaza. Mặt tiền đường Hồng Bàng của tòa tháp C cũng vắng hoe, được khóa lại cẩn thận bằng những sợi xích to bản.

Khung cảnh vắng vẻ bên trong cao ốc

Chúng tôi chợt nhận ra tất cả “sự sống” của công trình thế kỷ ấy tưởng như chỉ còn tập trung ở tòa nhà B. Tầng trệt của tòa nhà là các nhà hàng rộng, bên trong là bàn ghế la liệt nhưng cũng vắng thưa người. Cổng sau có thang máy nhưng cũng đã bị “xích” lại lâu ngày không dùng tới. Hai ống khói nhà hàng hì hục nhả những luồng khí đen ngòm nhuốm màu u ám vào bức tường rộng lớn.

Ở tầng hai cũng là một nhà hàng khác lớn hơn đèn điện chói lòa nhưng chỉ nhác thấy bóng nhân viên, thực khách le te vài người có thể đếm được. Ở tầng giữa các nhà hàng này là vài ki ốt bán quần áo. Lại thấy vắng hoe, chỉ chủ ki ốt túm tụm nói chuyện với nhau. Các loại quần áo dày dép đều trưng biển giảm giá 50% như dự báo cho những cuộc “tháo chạy” cuối cùng?

Đi dọc các hành lang tầng hai tòa tháp B, cũng như hai tòa tháp còn lại là la liệt hàng trăm ki ốt bỏ hoang, bên trong hàng hóa chất ngồn ngộn. Những hành lang nối tiếp nhau, rất rộng. Thang cuốn lâu ngày không hoạt động. Cả một không gian rộng lớn không một bóng người, nghe rõ cả tiếng chân mình vang vọng. Từ tầng hai, chúng tôi lách qua một chiếc cửa, leo lên một cầu thang hẹp và tối om để tiếp cận với khu căn hộ. Vừa lên đến đỉnh cầu thang đã gặp ngay chiếc thang máy bỏ không nhưng cửa mở toác, bên trong ánh điện mờ tỏ, thảm vải rách ra từng miếng. Ở ngay cửa thang máy là những chân nhang đã cháy hết có lẽ đã được cắm lâu ngày.

Chợt nhớ đến cái phần ly kỳ nhất của lời đồn: Vị pháp sư ngày trước thả ma quỷ vào chính cái thang máy ấy! Là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay chỉ là hành động khấn vái mù quáng của người đời sau khi xuất hiện tin đồn? Quá khó để lý giải. Nhưng sự vắng lặng hoang vu có phần u ám đi từ trực quan đến cảm giác một cách tự nhiên. Chúng tôi khó có thể xua đi cảm giác ớn lạnh, thậm chí rờn rợn ở cái hành lang nhỏ hẹp ấy.

“Nhà nghiên cứu” N.H.T không khẳng định với chúng tôi chuyện Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa. Nhưng ông cũng không loại trừ.

Tôi lại hỏi ông T. nếu thật sự Thuận Kiều Plaza bị ếm bùa thì có cách nào hóa giải? Ông lắc đầu nói rằng nếu giải được thì chủ đầu tư không thiếu tiền để làm việc ấy. Bùa ngải là thứ thần bí, chỉ người ếm bùa mới biết giải, người khác dù cao cường đến đâu cũng phải bó tay. “Bùa chú được dùng có khi chỉ miếng giấy bằng ngón tay, có khi là giọt nước hoặc hòn đá không biết để ở đâu nên không thể hóa giải được”-ông khẳng định. Nếu muốn hóa giải chỉ còn cách đập bỏ từng cục gạch, đào từng cục đất phần móng của ba tòa tháp chọc trời ấy đi để tìm kiếm. Nếu quả vậy thì khác nào tìm đường lên trời?

Chúng tôi trở lại Thuận Kiều Plaza vào buổi tối, cả tòa nhà lững lững trong đêm. Giữa mê hồn trận lời đồn và sự thật, một cảm giác buồn bã xâm chiếm. Chợt nhớ lời tiến sĩ Chu Phác ở Trung tâm Nghiên cứu con người, rằng bùa ngải huyền bí không tồn tại. Chợt hy vọng là như thế.

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Thuận Kiều Plaza – Linh Nghiệm trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!