Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Trong Tâm Linh Người Việt mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
phong thủy trong tâm linh người việt
(trích đăng 6 phần trong các bài viết về phong thuỷ
Phần 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHONG THUỶ
Phong thuỷ là những kinh nghiệm dân gian truyền thống kết hợp với văn hoá tâm linh của dân tộc, đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu. Ngay từ khi chưa hình thành lãnh thổ ( khoảng 6-8 ngàn năm trước) đây là thời kỳ đồ đá cũ, được thể hiện trong các khái niệm văn hoá sơn vi Hoà Bình… Khởi đầu cho việc hình thành các quan niệm về phong thuỷ. Theo quan niệm của con người là làm sao để sắp sếp nơi sinh sống sao cho thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đất và nhà ở phải có tường bao, bờ rào cho kín đáo, cổng phải có cánh cổng, có then cài cho an toàn, nhà phải có cánh dại che nắng che mưa, trong nhà phải có phòng rộng để hội họp tiếp khách, bên trong phải có buồng để ngủ, nơi thờ cúng thần linh và tổ tiên thường để ở nơi trang trọng nhất, lại căn cứ vào hướng gió để làm bếp, gió thổi từ bên trái tới thì làm bếp bên phải, gió thổi từ bên phải tới thì làm bếp bên trái để tránh bụi khói, tương tự như vậy mà con người đã tính toán làm nhà vệ sinh và nơi chăn nuôi gia súc… Nhà phải tựa vào núi giống như ngai ngồi có điểm tựa, phía trước có hồ nước làm cho trường khí được thanh lọc sạch sẽ, bên phải là con đường, bên trái có dòng suối chảy để thể hiện sự sung túc và hài hoà về âm dương, trải qua hàng ngàn năm được đúc kết để rồi khái niệm về phong thuỷ cũng được nâng dần lên đến kỹ thuật và sự tính toán tỷ mỉ. Năng lượng của đất hay còn gọi là âm khí, năng lượng của gió hay còn gọi là dương khí… thì đó là Phong, nơi trường linh khí hội tụ thì đó được coi như khí huyệt. Nước chảy phải có chỗ dừng nghĩa là những nơi có dòng xoáy tạo ra thế đất bồi và nở thì ở đó ta gọi là Thuỷ sinh nghĩa là vật chất được sinh ra từ dòng nước xoáy và bồi, đó là nơi cây cối sinh sôi nó thể hiện cho sự hưng vượng và trường tồn chứ không phải là nơi sinh ra nước. Cho nên ta từng nghe khi xưa Cụ Tả Ao phải trọn nơi nước xoáy để táng di hài của Mẹ mình là vậy. Đó là thuật ngữ và hiện tượng cho từ Phong Thuỷ chứ không như ta nghĩ đơn giản Phong là gió, Thuỷ là nước! Người làm phong thuỷ phải nắm vững nguyên lý về âm dương nghĩa là chọn nơi ở, nơi yên nghỉ căn cứ vào ánh sáng mặt trời, mặt trăng để làm sao nơi đó luôn được hưởng tối đa những năng lượng tốt nhất từ hai trạng thái của thái cực, làm cho trường khí luôn như một dòng chảy xuyên suốt không ngừng nghỉ, cho nên từ xưa các ngôi mộ cổ như ở tháp Ai Cập hay đền Ăng kor Cam Pu Chia đều chọn thời điểm ánh sáng giờ chính ngọ 12 giờ trưa dọi thẳng vào chính ngôi mộ đó là cái lý về cách tận dụng trường khí âm dương trong thuật phong thuỷ. Quan niệm về tứ tượng trong thuật phong thuỷ cũng được cân nhắc rất kỹ đó là tượng hình của bốn chòm sao trên bầu trời, mỗi chòm lại có bảy chòm sao nhỏ hợp thành. Khi làm nhà ở hay xây mộ cho người mất căn cứ vào đó để xoay chuyển sao cho phù hợp với bản mệnh của từng người. 1- Hướng Đông Thanh Long là chòm sao Rồng xanh gồm có: Giốc (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo). 2- Hướng Tây Bạch Hổ là chòm sao Hổ trắng gồm có: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn). 3- Hướng Nam Chu Tước là chòm sao Chim Phượng đỏ gồm có: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun) 4- Hướng Bắc Huyền Vũ là linh khí của Bắc Đẩu tượng quái Rùa và Rắn đen gồm có: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím). Tứ tượng cũng thể hiện cho bốn trạng thái là: Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm. Nó còn được phân chia bởi các thiên thể: Nhật-Mặt Trời. Nguyệt-Mặt Trăng. Tinh-các vì sao đứng yên, định tinh. Thần hay Thìn là các ngôi sao chuyển động, ta gọi là hành tinh. Trong quan niệm của châu âu hay phương tây thì tứ tượng là tứ đại nguyên tố gồm: Nước, Lửa, Gió, Đất. Tứ tượng còn là phương pháp định tính theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy việc tổng quát và làm rõ khái niệm tứ tượng trong phong thuỷ là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm một khu đất đẹp cho người được sử dụng.
Phần 2: NGŨ HÀNH VÀ BÁT QUÁ TRONG PHONG THUỶ
A- Ngũ Hành. Ngũ hành là sự quy ước của con người về 5 hiện tượng, 5 vật chất cơ bản để ứng vào vận mệnh của mỗi con người. Trong đó bao gồm: Mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. – Mộc là cây cối, là màu xanh lục hướng đông, mùa xuân, là Thanh long, là thế đất dài, và vật nuôi là Chó. – Hoả là lửa, là màu đỏ lửa, hướng nam, mùa hè, là Chu tước, là thế đất nhọn, và vật nuôi là Dê. – Thổ là đất, là màu vàng thổ, hướng dưới chân mình, là con Kỳ hưu, là thế đất vuông, và vật nuôi là Trâu. – Kim là không khí (nhiều người nói là kim loại) màu trắng trong, hướng tây, là Bạch hổ, là thế đất tròn, và vật nuôi là Gà. – Thuỷ là nước, là màu đen sương mù hay mây đen, hướng bắc, là Huyền vũ, là thế đất ngoằn ngoèo, và vật nuôi là Lợn. Cơ bản trong ngũ hành là tương sinh và tương khắc, tương thừa và tương vũ. Nó như trạng thái “ khắc khắc, sinh sinh, khắc sinh, sinh khắc, sinh sinh, khắc sinh.„ Căn cứ vào các yếu tố trên ta lựa chọn cho mình màu sắc của quần áo, trang sức, thế đất, vật nuôi… sao cho tương sinh với bản mệnh của mình. B- Bát Quái. Theo quan điểm của đạo giáo khởi đầu từ vô cực đến khởi điểm của thái cực rồi lại đến thái cực sinh lưỡng nghi sinh tứ tượng sinh bát quái và sinh ra vạn vật. Có hai phương pháp ứng dụng bát quái trong phong thuỷ đó là (Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái.) Tiên thiên bát quái là các cặp quái (quẻ) tạo nên sự tương sinh theo đông tứ mệnh và tây tứ mệnh đó là ( càn khôn, chấn tốn, khảm ly, cấn đoài ) Hậu thiên bát quái là chỉ rõ tám phương hướng cụ thể: – Càn là trời hướng tây bắc thuộc hành kim. – Khảm là nước hướng chính bắc thuộc hành thuỷ. – Cấn là núi hướng đông bắc thuộc hành thổ dương. – Chấn là sấm chớp hướng chính đông thuộc hành mộc âm. – Tốn là gió hướng đông nam thuộc hành mộc dương. – Ly là lửa hướng chính nam thuộc hành hoả. – Khôn là đất hướng tây nam thuộc hành thổ âm. – Đoài là ao hồ đầm lầy hướng chính tây thuộc hành kim.
Phần 3: PHONG THUỶ ĐỊA LÝ VÀ LONG MẠCH
A- Địa Lý: Địa lý ta hiểu theo ngôn ngữ của Hy Lạp nghĩa là sự mô tả trái đất. Trong đó có biển, đảo, đất liền, núi đồi, sông hồ, nhà cửa, đường đi… Phong Thuỷ địa lý là căn cứ vào sự mô tả ấy để chọn miền đất, vùng đất, khu đất, mảnh đất… Phục vụ cho ý tưởng của con người. Trong ứng dụng phong thuỷ địa lý người làm phong thuỷ phải đặt câu hỏi cho mình và tự mình phải trả lời: ( định làm gì, cho ai, ở đâu, khi nào, làm như thế nào? ) Thực chất vấn đề này ngay từ khi loài người nguyên thuỷ sống ở thảo nguyên châu phi cách đây hơn ba triệu năm, họ đã biết đi săn bắn, đánh bắt kiếm ăn và vào hang đá ở để tự bảo vệ mình khỏi những loài muông thú. Từ đó đã định hình việc lấy đá che chắn, tìm những hang kín đáo an toàn, không khí thoáng mát, gần hồ gần sông nước để sống. Đó chính là Phong thuỷ sơ khai của loài người. Trong nền văn minh của Ai Cập cổ đại họ đã tìm những vùng đất thuận lợi bên dòng sông Nil nay là thành phố Cairo để sinh sống, loài người trên thế giới hầu hết đều tìm đến những vùng có hồ nước có sông lớn để sinh tồn, bởi lẽ ở đâu có nước ở đó có sự sống. Chính điều đó đã hình thành khái niệm cho phong thuỷ địa lý sau này. Vậy nên việc hoạch định chiến lược cho một quốc gia, một thành phố, một làng xóm, hay một gia đình đều phải áp dụng chuẩn mực về phong thuỷ địa lý để mang lại sự hưng vượng và bình an. Trong đó vấn đề cần quan tâm đó là Dương Trạch và Âm Trạch và Thiên Văn. – Dương Trạch là phần quy hoạch, xây dựng những kiến trúc nổi như nhà cửa, đường phố, cây cối, đồi núi, sao cho hài hoà theo thuyết âm dương, ngũ hành, tứ tượng, bát quái theo lý thuyết địa lý phong thuỷ. Việc kết hợp hài hoà trong kiến trúc xây dựng giữa Dương trạch, Âm trạch, Thiên văn là một nghệ thuật đỉnh cao mang lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. B- Long Mạch: Long mạch ta hiểu là một dòng Sinh khí, một dòng Năng lượng, hay một dòng Nước chảy dài như một con Rồng mang lại sự thịnh vượng cho tất cả khu vực mà nó đi qua. Người làm phong thuỷ phải làm thế nào để biết rằng ở dưới lòng đất sâu lại có được long mạch? Trong quá trình trái đất tự quay quanh mình nó làm cho vỏ trái đất dịch chuyển gây xô sát địa tầng, từ đó tạo ra các rãnh nứt có thể gây lún đất ở bề mặt địa cầu, điều này tạo nên các thung lũng ngầm trong lòng đất chứa nước làm cho phần bề mặt cây cối xanh tốt chạy dài một dải như một con Rồng uốn lượn căn cứ vào đó ta có thể nhận thấy long mạch qua cảm quan bằng mắt thường. Trên đỉnh núi hay đồng bằng cũng vậy sự khác biệt trên bề mặt đất là cách để nhận biết dòng nước chảy bên dưới. Lại có những dòng năng lượng chạy bên trên bề mặt đất như dòng khí dựa vào các phần nổi của dãy núi, đồi khiến cho vùng đất có khí đi qua luôn được sung túc. Việc tìm long mạch ngày nay không còn khó nữa do khoa học hiện đại đã sản xuất ra các máy đo từ trường của trái đất căn cứ vào đó ta có thể tìm thấy hướng đi của long mạch một cách nhanh chóng mà không cần đến những kỹ thuật thủ công như rắc muối, hay úp lá để xác định long mạch.
Phần 4: CÁC TRƯỜNG PHÁI PHONG THUỶ THẾ GIỚI.
Nói đến Phong Thuỷ là nói đến nghệ thuật sắp đặt, một loại nghệ thuật đỉnh cao kết hợp hài hoà giữa vật chất và tinh thần. Trong quá trình tiến hoá phát triển loài người luôn vươn tới cái đẹp, cái tốt cái thuận lợi, đơn giản mà hiệu quả để phục vụ cho đời sống con người. Khi có con người thì khái niệm phong thuỷ được rõ nét hơn, mặc dù vạn vật bản chất phong thuỷ đã có sẵn từ khi khai thiên lập địa, hay để duy trì đời sống và sự trường tồn của muôn loài thì bản chất phong thuỷ cũng đã đương nhiên hình thành trong mỗi một loài động vật vẫn đang tồn tại và đồng hành cùng chúng ta. Các loài mà nghệ thuật sắp đặt phong thuỷ tiêu biểu và có tổ chức gần giống như loài người là Ong và Kiến… Trong nghệ thuật phong thuỷ có ba trường phái lớn. 1- Phái Hình Thế: là căn cứ vào hình thế địa lý để xác định huyệt vị. Thông thường nhà phong thuỷ xem hình thế của dải đất có các dáng dấp giống con gì, cái gì… Trên cơ sở đó mà chọn các điểm gọi là huyệt vị trên dải đất, để thiết kế xây dựng theo mục đích và ý tưởng sử dụng. 2- Phái Lý Pháp: là căn cứ vào dịch lý, âm dương tứ tượng, ngũ hành bát quái, từ đó áp dụng bát trạch, huyền không và tứ trụ, thậm chí cả tử vi của mỗi người, để thiết kế và xoay chuyển địa thế tạo ra những dòng năng lượng tự nhiên phục vụ cho mục đích thiết kế xây dựng và sử dụng tốt nhất. 3- Phái Tư Duy: là làm theo kiến trúc khoa học thực tiễn trên cơ sở đó để phát triển ý tưởng trong quá trình xây dựng và thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng. Quan điểm về phong thuỷ của các nước trên thế giới còn phụ thuộc vào văn hoá, tôn giáo của mỗi nước đó. Mỗi tôn giáo có một quan niệm và một bản sắc riêng. Người làm phong thuỷ phải hiểu được văn hoá ở nơi mình làm để tính toán sao cho phù hợp với truyền thống của vùng đó. Các nước có niềm tin về Chúa thì với họ Đức Chúa ngự trị ở mọi nơi. Nơi nào có Chúa nơi đó là tốt đẹp. Họ chỉ cần xây dựng hoàn toàn khoa học hợp lý đẹp sạch và thoáng tầm mắt nhìn. Quan điểm trong một phòng làm việc của họ, họ cần có không gian phía trước, họ thường quay lưng ra cửa kính để tận dụng ánh sáng bên ngoài và tầm quan sát luôn luôn được tốt. Ta xem nơi làm việc của tổng thống Mỹ và các nước châu âu phần lớn họ đều ngồi quay lưng ra cửa kính, phía sau có vườn cây, sông núi không gian rộng lớn. Ở các nước châu á đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam thì có quan niệm ngồi quay lưng vào tường cho kín đáo và quay mặt nhìn ra cửa sổ để thấy vạn vật chuyển động và không gian trước mặt mình…. Tôi không phân tích kỹ quá về vấn đề này mà chỉ nêu hiện tượng để chúng ta thấy một sự việc mà hai cách nhìn khác nhau. Ở ta khi treo ảnh Phật hay các vị thánh thần thường ở trên cao nhất. Ở châu âu họ treo ảnh Chúa ở ngang tầm nhìn họ không có quan niệm là phải để ảnh của Chúa cao hơn ảnh của mình. 4- Phái Thiên Phù: Là một trường phái mới dựa trên đức tin tuyệt đối vào Thượng Đế kết hợp với những nguyên tắc của lý pháp, hình thế, và thực tiễn để xoay chuyển vận khí tác động trực tiếp vào các yếu tố mang tính tâm linh, huyền bí, nhằm phục vụ tốt nhất mọi giá trị sống của con người. Chỉ sơ qua vài nét vậy ta cũng thấy quan điểm về phong thuỷ của các trường phái trên thế giới có những điểm khác nhau.
Phần 5: PHONG THUỶ KẾT HỢP VỚI KHOA HỌC VÀ BỐ CỤC THẾ GIỚI
Trong các bảng số cũng như sự biến hoá của vũ trụ, vạn vật được sắp xếp như một công thức hay định luật, thì con người và thế giới cũng được phát triển giống như công thức của bản tuần hoàn nguyên tố hoá học, nó không có điểm dừng bởi sự thay đổi thường xuyên. Các yếu tố của tầng địa chất, tầng khí quyển và quy luật tương quan trong tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ. Là những yếu tố cơ bản trong bố cục của một bức tranh hay một thế giới mở, mà trong đó mặt đất là trung gian cho hai trạng thái âm và dương. Trạng thái âm trong bố cục của thế giới bao gồm: -5. Lõi trái đất màu đỏ còn gọi là lõi nhân hoặc lõi trong. Là điểm cực nhiệt trong âm. Thể hiện bản chất của một bố cục bó, sự bùng nổ của áp lực, nhiệt độ của nó có thể lên tới 12.000 độ c, phát ra từ trường tạo thành lực hút của trái đất. -4. Lõi ngoài của trái đất là một dạng lõi bởi các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 6.000 độ c, với nhiệm vụ điều chỉnh và tiếp dẫn từ trường của lõi nhân. -3. Tầng địa kim, hay còn gọi là tầng dẻo, tầng ( Manti ) là tầng lắng đọng các yếu tố kim loại nặng tầng kìm chế năng lượng của lõi, nó tồn tại ở thể dẻo và rắn có độ nhờn cao, đây cũng được coi như tầng của nham thạch màu đỏ và chuyển dần vàng nhạt hay trắng bạc và xẫm màu dần sang màu nâu tối, nó được bao bọc bên ngoài bởi một lớp đá. -2. Tầng thuỷ văn địa tầng, là tầng nước bên dưới vỏ trái đất, nó lưu thông trong rãnh nứt của địa cầu, trong các lớp đá bên dưới lớp vỏ trái đất, là tầng lưu thông huyết mạch của đất để dưỡng khí, dưỡng chất cho sự sống trên bề mặt trái đất. -1. Tầng vỏ trái đất, có thể gọi là tầng mộc, là tầng duy trì mọi sự sống trên hành tinh. 0. Là bề mặt trái đất, là tầng của sự giao hoà giữa khí âm và khí dương làm cân bằng cho vạn vật được sinh sôi và phát triển, duy trì sự sống trên trái đất. Trạng thái dương trong bố cục của thế giới bao gồm: +1. Tầng đối lưu, tầng của mưa gió bão tuyết, là tầng của sự chuyển động tồn tại cả hai trạng thái sinh và diệt. +2. Tầng bình lưu, tầng của sự dung hoà ổn định. +3. Tầng trung lưu, hay còn gọi là tầng giữa, là tầng của sự thăng hoa. +4. Tầng nhiệt quyển, hay còn gọi là tầng điện li là tầng của sự bứt phá và mở. +5. Tầng ngoài hay còn gọi là tầng ngoại quyển là tầng của sự tiếp nối với vũ trụ tầng của vô cực, của sự giác ngộ, huệ minh. Xét trong hệ Thái Dương thì bố cục thế giới với tổng diện tích tương đương 510 triệu km vuông. Trong đó diện tích đất liền là 149 triệu km vuông, mặt biển có diện tích là 361 triệu km vuông. Độ nghiêng của trái đất là 23,4 độ. Được phân chia bởi 4 đại dương và 5 châu lục. Trong đó: – Bắc Mỹ thuộc hướng tây bắc cung càn. – Nam mỹ thuộc hướng tây nam cung khôn. – Phía nam của bắc mỹ và phía bắc của nam mỹ hướng chính tây thuộc cung đoài. – Châu âu nằm ở hướng bắc và bắc đông bắc, thuộc cung khảm. – Phía Nam châu phi ở hướng nam, nam đông nam thuộc cung ly. – Châu úc ở hướng đông nam thuộc cung tốn. – Châu á gồm phía đông nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc ở hướng đông bắc thuộc cung cấn. – Phía nam Trung Quốc, và toàn bộ đông nam á nằm ở hướng đông thuộc cung Chấn. Từ bố cục thế giới này ta có thể định hướng phát triển nghành nghề sao cho phù hợp với vận khí của mỗi quốc gia, đảm bảo tính nguyên tắc của địa lý phong thuỷ.
Phần 6: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHONG THUỶ TRUNG QUỐC
Trung Quốc sở hữu diện tích giống như một con Gà hoặc con Phụng Hoàng nhìn ra biển đông nhưng bị thiếu chân, chính vì điều đó mà các nhà phong thuỷ Trung Quốc có quan điểm rằng họ phải thôn tính được khu vực đông nam á và biển đông để con Gà có đủ chân tiến ra thái bình dương hoành hành thế giới?! Ngày 13-5-2015 trên báo Washington ông DanielRussel trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ phụ trách khu vực đông nam á khi trả lời phỏng vấn có nói: “Việc lấp đảo của Trung Quốc tại Trường Sa đã làm phạm phong thuỷ khu vực đông nam á việc này như một sự uy hiếp các nước trong khu vực là một việc làm không phù hợp”. Sau trả lời phỏng vấn này thì các nhà phong thuỷ Trung Quốc chửi Mỹ đã ăn cắp trí tuệ của người Trung Quốc, họ phân tích Bản đồ Trung Quốc là con Gà Trống nhìn ra biển, nước Nhật như một con sâu và con Gà ăn con Sâu giống như Cá to ăn Cá bé, Cá bé ăn con Tôm con, và Tôm con ăn cát ở biển là quy luật tự nhiên?! Và Trung Quốc là một nước lớn nên họ đi đúng quy luật không trái với ý trời?! Họ nói đường 9 đoạn ở Biển Đông là giúp cho con Gà có chân để bảo vệ hoà bình thế giới?! Họ còn nói đông nam á mấy nghìn năm không có ai phụ trách, vì họ tản ra nên thiếu cơ sở ổn định thiếu Trấn về phong thuỷ nên Trung Quốc dùng “Đảo Chữ Thập” để làm điểm trấn như một Thái Cực đối trọng với Châu Úc. Nó chỉ là rất nhỏ so với các cái móng con Gà! Và nó chỉ là chỗ cho các lãnh đạo và lính Trung Quốc vui chơi! Sau khi điều chỉnh được Nam Hải thì họ sẽ điều chỉnh phong thuỷ của mặt Trăng và thái dương hệ?! Họ châm biếm nước Mỹ đã không biết gì lại còn dám nói Phong Thuỷ với người Trung Quốc! Dựa vào những lý lẽ trên mà rất nhiều nhà phong thuỷ “ưu tú” của Trung Quốc đã tư vấn cho giới lãnh đạo Bắc Kinh điên cuồng và mong muốn con Gà (Phụng Hoàng) có chân đi ra biển lớn để chiếm cả Thái Bình Dương! Qua đó ta thấy rõ ràng Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý đồ chiếm lĩnh Biển Đông và thôn tính Việt Nam, điều này để thấy được sự nguy hiểm về ý thức hệ truyền kiếp của người Trung Quốc. Do vậy không chỉ riêng Việt Nam mà cả khu vực đông nam á cần phải biết phải hiểu về những tham vọng vô đối của người Trung Hoa!
Về Hình Tượng Rồng Đá Phong Thủy Trong Tâm Linh Người Việt
Hình tượng rồng từ xa xưa luôn gắn với biểu tượng của Vua chúa, của Hoàng đế, của những người quân tử. Đó là những người vô cùng uy nghiêm đáng tôn kính.
Bản thân hình tượng con Rồng không có trong đời thực. Nhưng con người đã xây dựng hình tượng về nó với đầu của lạc đà, mắt của thỏ. Trên trán có gò nổi lên gọi là Xích Mộc. Rồng mang sừng của hươu, vảy của cá chép, thân của rắn, bụng của con sò thần. Có gan bàn chân của hổ và móng vuốt của đại bàng.
Khi xuất hiện rồng sẽ cuộn mình chín khúc, trước miệng ngậm hạt châu, là tối linh thần thú. Đứng đầu : Long – Lân – Quy – Phượng. Cũng là linh vật đứng đầu tứ tượng của bốn phương vũ trụ: Đó là Thanh long – Bạch hổ – Chu tước – Huyền vũ.
Hơi thở của rồng thổi ra là nguyên khí trời đất, nguyên khí này cũng chính là nền tảng của học thuật phong thủy. Nhờ tài hoa của các nghệ nhân bậc thầy, khắc họa một cách tỉ mỉ và chính xác. Hình tượng rồng đá vừa mạnh mẽ vừa oai nghiêm. Đây cũng là linh vật mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ.
Hình tượng rồng đá phong thủy, được bắt gặp nhiều trong các bài trí kiến trúc nhà thờ họ, đình chùa,… Tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh. Đem lại nhiều điều tốt lành, may mắn cho con người.
Rồng đá phong thủy là linh vật được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Như đã nói ở trên, rồng là biểu tượng của thiên tử, vua chúa thời phong kiến. Rồng uy trấn thiên hạ, xoay chuyển càn khôn. Năng lượng mà rồng mang đến là vô cùng quý giá trong thiên hạ.
Trong 12 con giáp, rồng là linh vật đứng thứ 5, thân dài, mình có vảy, đầu có sừng, chân có móng. Có khả năng bay được trên trời, dưới nước, linh vật này mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
2.1. Rồng phong thủy mang lại may mắn, bình an
Rồng được chế tác từ đá là vật phẩm phong thủy có khả năng phát huy tốt nhất sức mạnh của rồng. Tinh hoa của linh vật rồng khi được kết hợp với nguồn năng lượng của đá. Mang đến nguồn năng lượng to lớn, hỗ trợ tối đa người dùng.
Rồng đá là biểu tượng của sức mạnh và sự thịnh vượng. Trong phong thủy, rồng mang năng lượng dương, vì thế đặc biệt phù hợp với nam giới.
Hình tượng rồng phong thủy ngậm một viên đá quý là tượng trưng của quyền lực, sự thịnh vượng mà rồng mang đến cho chủ nhân.
2.2. Rồng phong thủy mang đến sức khỏe, công danh, tài lộc
Rồng đá phong thủy hiện nay thường được chế tác với đa dạng hình dáng, màu sắc, kích cỡ và vật liệu khác nhau. Trong đó, rồng đá xanh (còn gọi là thanh long) chính là biểu tượng của phong thủy nhà ở. Giúp chống lại năng lượng xấu, mang đến sức khỏe dồi dào cho chủ nhân. Rồng vàng (còn gọi là hoàng long) là biểu tượng của công danh, tài lộc. Những ai đang tìm kiếm điều này hãy nên thờ rồng đá.
Để nhận được năng lượng từ rồng đá phong thủy. Yếu tố cần lưu ý đầu tiên là xác định hướng đặt rồng đá, xác định hướng hợp với chủ nhân, Đông, Tây, Nam hay Bắc? Để xác định được hướng hợp thì cần dựa vào tuổi, xem mình hợp với hướng nào thì xoay đầu Rồng về hướng đó.
Có thể lựa chọn hướng Đông, đây được coi là lựa chọn tốt nhất. Hoặc xem trong năm đó, ngôi sao chiếu mệnh nào tốt cho quý vị? Hãy xoay đầu rồng về hướng sao đó.
Nếu đặt 1 đôi rồng đá hướng ra cửa và đặt tại vị trí trên bàn làm việc. Điều đó sẽ hỗ trợ cho quý vị trong công việc và tăng tài vận. Còn nếu đặt rồng đá phong thủy trên bể cá. Chắc chắn sẽ hỗ trợ cho việc kinh doanh tốt nhất và gặp nhiều thuận lợi.
Với những ý nghĩa tốt đẹp như thế mà rồng đá phong thủy mang lại, nên nó nên thường được sử dụng để cải thiện phong thủy cho gia đình. Hoặc có thể được sử dụng để làm quà biếu tặng cho người thân.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các mẫu rồng đá phong thủy. Với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Quý vị nên tìm đến những đơn vị có kinh nghiệm chế tác, những làng nghề truyền thống lâu năm. Những địa chỉ uy tín nhất trên cả nước trong ngành thủ công mỹ nghệ.
Đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kích thước, hình dáng, nhất là có được đội ngũ chuyên gia hiểu về phong thủy để tư vấn cho các bạn lựa chọn các sản phẩm phù hợp.
Ý Nghĩa Của Tượng Lục Bình Với Tâm Linh Người Việt
Lục bình là sự đại diện cho sự sung túc về mặt tiền bạc, phát tài phát lộc, sinh sôi nẩy nở, là đại diện cho sự phát triển những cái mới tiến bộ.
Định nghĩa lục bình: Lục bình là tên gọi được đặt theo tên từ loài cây “Lộc bình”, (hay còn gọi là bèo tây) đây là loài cây phổ biến sống trong sông, hồ ở nước ta. Với dáng vẻ giống với thân tán của cây Lộc bình, thì “Lọ lộc bình” được thiết kế với hình dáng phía thân được mở to, phía cổ thắt lại và trên miệng bình xòe ra.
Hiện nay, chúng ta cũng không biết rõ lộc bình xuất hiện đầu tiên khi nào, nhưng trong thời xưa, lọ lộc bình là vật bày trí chỉ có trong các nhà quyền quý, quan lại, vua chúa…Cho đế bây giờ, lộc bình đã xuất hiện phổ biến hơn rất nhiều trong các gia đình. Một trong những lí do mà thú chơi lộc bình rất được ưa chuộng đó là không những được sử dụng làm vật bài trí sang trọng, mà theo phong thủy, lộc bình còn có rất nhiều công năng đặc biệt.
Ý nghĩa của tượng lục bình để trong nhà
Trước tiên, theo thuyết hình khí (hình nào khí ấy) thì hình dạng của lộc bình có tác dụng thu và giữ khí rất tốt. Với hình dáng ở dưới phình to, trên cổ thắt lại thì nó sẽ giúp cho gia chủ có thể cất giữ, bảo quản tài sản rất tốt.
Khi lục bình được kết hợp các hoa văn, họa tiết may mắn như trạm trổ Rồng, Phượng… sẽ làm tăng thêm sự huyền ảo, sự lưu chuyển, tụ hội của trường năng lượng. Theo quan niệm phong thủy, cũng như truyền thuyết trong giân dan, Rồng và Phượng là 2 linh vật dại diện cho uy quyền, sự thăng tiến trong công danh, sự nghiệp, vì thế lộc bình còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc.
Ngoài ra khi vào nhà có đôi lộc bình được đặt 2 bên trên bàn thờ cũng làm tăng thêm sự uy nghiêm, sang trọng cho không gian thờ cúng.
Ngày nay, lộc bình đang là thú chơi đang được rất nhiều người ưa chuộng. Chất liệu có thể được làm từ nhiều loại như gỗ, gốm thủy tinh… tuy nhiên, lộc bình bằng đồng vẫn được ưa chuộng nhất bởi tính bền đẹp, dễ vận chuyển không lo bị rơi vỡ, không bị ăn mòn theo thời gian. Có thể kể đến một số mẫu lộc bình bằng đồng với mẫu mã độc đáo.
Với tính thẩm mỹ cao, cũng như khi sử dụng lộc bình làm vật bài trí nội thất sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp, sang trọng cho ngôi nhà bạn. Và với ý nghĩa phong thủy luôn mang lại sự tốt lành, may mắn cho gia chủ, thú chơi lộc bình càng ngày càng được ưa chuộng và phổ biến.
Nơi có thể mua lục bình đẹp
Từ khóa
tượng lục bình
tượng gỗ lục bình
bán tượng gỗ lục bình
bán tượng lục bình
Địa chỉ liên hệ: Anh Sơn: 0976656536
Sức Mạnh Tâm Linh Trong Hiệu Quả Phong Thủy
SỨC MẠNH TÂM LINH TRONG HIỆU QUẢ PHONG THỦY
Những người thiên về đời sống tâm linh là những người luôn tìm tòi và phát huy tối ưu hóa những năng lực tinh thần, nên thuật ngữ tâm linh dùng để chỉ những hoạt động tinh thần.
Tinh thần là yếu tố kiểm soát mọi biến cố xảy đến với bạn, khi kiểm soát khí và vùng khống gian sống bạn sẽ hiểu được nhiều điều vượt xa cả thái độ, hành động hành vi ngôn ngữ và cả phản xạ của bạn.
Nguồn khí và không gian sống ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi người, chính vì vậy cần phải khai thác tối đa nguồn năng lực tinh thần để chúng ta có thể thích ứng tốt được với môi trường xung quanh.
Để khai thác được nguồn sức mạnh của năng lượng âm chúng ta cần phải thực hành phong thủy tinh thần. Khi nội tâm, tâm linh của bạn vững mạnh và tích cực thì những gì bạn làm để cải thiện phong thủy của không gian sống nhà bạn sẽ rất hiệu quả, nên chỉ cần đặt một biểu tượng may mắn trong phong thủy ở một nơi nào đó trong nhà chắc chắn sẽ mang lại ý nghĩa về sức mạnh to lớn theo niềm tin của bạn.
Khi bạn cảm nhận được sức mạnh của tâm linh trong việc đẩy mạnh hiệu quả của thực hành phong thủy thì chắc chắn những trạng thái và tâm trạng sẽ vượt lên trên hết những ảnh hưởng xấu, giúp xua tan trạng thái tiêu cực trong bạn. Lúc này thất bại đối với bạn không còn là chuyện lớn mà chỉ còn là quá khứ, tất cả những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài cũng không thể cản trở bạn vươn lên. Song song với việc thực hành phong thủy trong không gian sống, phong thủy tâm linh cũng góp phần tạo nên mảng màu khác cho phong thủy, điều này giúp khuếch đại khả năng thành công cũng như tài vận trong cuộc sống của bạn lên rất nhiều lần.
Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Trong Tâm Linh Người Việt trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!