Cập nhật thông tin chi tiết về Thuật Phong Thủy Của Cao Biền Trấn Yểm Sông Tô Lịch (1) mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BÀN VỀ CAO BIỀN
Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC, trong khi nạo vét sông Tô Lịch, thuộc địa phận làng An Phú – P. Nghĩa Đô – Q. Cầu Giấy – Hà Nội đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây (là nghĩa trang chôn cất chung của TP. Hà nội), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều gi;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu.; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên xẩy ra, gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12, là đội đã trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên. Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau : ” Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc. sim phong thủy
Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô Lịch bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng. (Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam – Người viết). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo.
Gần đây, một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.
Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng trấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự trấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 – Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự trấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý – Trần. Nếu theo Truyền thuyết “Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại” hay truyền thuyết “sự tích Ông Dầu bà Dầu”, tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại, đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định Không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi – Năm 808), Sư La chân Nhân (852 -936), Sư Vạn Hạnh..
Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý trấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và ngôi báu vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian. chấm điểm sim
Tới đời vua Đường Y Tôn (841-873), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu : Vừa là một vị Tướng, vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868.
Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành trấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.
Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là “Truyền thuyết Thành Cổ Loa” Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong”.
Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.
Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là : Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa – Đông Anh Hà Nội là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây, Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…
Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp. ý nghĩa số điện thoại
– Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng… chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.
Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền Sơn Tinh Thủy Tinh ở núi Ba vì, hay ở đền Bạch Mã, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để trấn áp bùa phép của Cao Biền.
Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.
Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính, người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được.
Ta vẫn biết rằng : Thiên Địa Nhân là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng : Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm. số điện thoại phong thủy
Bây giờ ta tạm thời đưa ra
1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền – Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để trấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm. Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý trấn yểm trong truyền thuyết “Ông Dầu bà Dầu” khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện chấn yểm.
2. Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa – Đông Anh; Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.
3. Cao Biền đã thực hiện biện pháp trấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.
1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?
2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay, trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.
3. Hậu quả của việc rút bùa trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực Hà Nội, các vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối với Long mạch đi qua thành Đại la ?
4. Biện pháp khắc phục sự việc trên như thế nào ? Người ta có thể hàn lại Long mạch như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không ? Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu hay tốt ?.
Người viết xin được lần lượt lý giải các vấn đề trên như sau :
1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây dựng số 12
– Bản chất của hiện tượng đó như thế nào ?.
Trong thuật Phong Thủy, Khí là một hiện tượng rất khó giải thích, nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong Thủy. Nhận định đúng về Khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong Thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh Khí của Vũ trụ.
Người xưa có câu : Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học, các dạng đó có thể đo, đếm được. Trong Đông Y học người ta phát hiện Hệ thống Kinh, Mạch, Huyệt là đường vận hành của Khí từ rất xa xưa. Người ta phát hiện rằng : Khí vận hành trong Kinh, Lạc như một dòng nước, chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi trảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp. Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn vật chất nào đó. Đường Kinh là một chùm ống dẫn Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan, bộ phận của một Tạc tượng. Ngoài ra người xưa còn biết rất sâu về bản chất của Khí, có một lý thuyết về Thời châm vô cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp. xem bói sim
Đó là trên cơ thể con người, còn trong Phong Thủy, người ta quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất, tương tự như hệ thống mạch, huyệt trong Đông Y. Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước, nước giúp Khí di chuyển, nước đi thì Nguyên Khí cũng đi, nước ngừng thì Nguyên khí cũng ngừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của nước (nơi các dòng sông hội tụ chẳng hạn). Người viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí, dùng cho việc chứng minh luận điểm của mình, còn Lý thuyết về Khí thì vô cùng, vô tận. Mặt khác, có thể tìm hiểu cơ chế của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với người thân thích còn sống như thế nào ?.
Trở lại câu chuyện trên dòng sông Tô Lịch : Người viết cho rằng : Long mạch đã nói ở phần trên bị Cao Biền trấn yểm đúng Huyệt vị, đã bị ngăn chặn lại tại nơi có đạo bùa trấn yểm. Hậu quả của đạo bùa này làm cho Nguyên Khí không thể tiếp tục đi theo hành trình vốn có của nó, làm cho vùng đất dọc theo Long mạch sau khi bị trấn yểm trở nên cứng hơn, ổn định hơn. Bằng chứng là về sau này ta không còn nghe được sự việc sụt lở đất tương tự như thế nữa. Ta có thể hình dung hơi thô thiển là Long Mạch giống như một mạch máu, bị cột lại một đầu, không cho dẫn máu tới các vùng sau đó được nữa. Các bộ phận cơ thể đằng sau chỗ bị cột vì không có máu nuôi nên dần dần bị khô, teo đi. Ta cũng để ý một điều rằng : Thành phố Hà Nội ngày nay có rất nhiều hồ nước con đang tồn tại như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Ha Le…
Mặt khác sông Tô Lịch và Thiên Phù dần dần bị hẹp đi và giờ đây chỉ còn là con mương nhỏ dẩn nước thải cho Hà Nội. Ở đây có một câu hỏi thú vị là :
– Nếu như Cao Biền (vốn được coi là tổ sư của Phong Thủy) đã quyết tâm trấn yểm tiêu diệt dòng sông Tô Lịch thì sao cho đến tận bây giờ sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại (mặc dù chỉ là con mương nhỏ). Theo người viết, nếu Cao Biền trấn yểm đúng thì ngày nay ta chỉ còn nghe đến tên của nó qua lịch sử.
Đến đây người viết khẳng định : Cao Biền có sự sai lầm trong việc trấn yểm. Nguyên nhân sự sai lầm của Cao Biền chính là sự hiểu biết vô cùng chính xác của các vị Vua Hùng – Tổ tiên của người Việt chúng ta trong thuật Phong Thủy nói riêng và trong Thuyết Âm Dương, Ngũ Hành nói chung. Vì tiên đoán được các sự việc sẽ xẩy ra, sau khi mất nước, các Vua Hùng đã cố ý làm sai lạc một phần của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người viết xin chứng minh vấn đề này ở phần sau.
– Tại chỗ có đạo bùa, Nguyên Khí bị bế lại lâu năm, khi tháo gỡ đạo bùa, giống như tháo bỏ chỗ bị cột trong mạch máu, Nguyên khí bị thoát ra ngoài tại vị trí chấn yểm và lan tỏa ra xung quanh. Ta chưa xét đến sự tốt xấu của dòng Khí đó với cơ thể con người. Chỉ biết một điều rằng : Chính dòng Khí đó làm mất cân bằng cục bộ môi trường xung quanh chỗ đường Khí được giải phóng. Chính vì vậy những người Công nhân đang làm việc tại khu vực đó bị các hiện tượng kỳ lạ đã nêu ở phần đầu. Khi cơ thể con người bị mất cân bằng về Khí dẫn đến hiện tượng mất khả năng hoạt động Thần kinh.
Như vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi các công nhân đội xây dựng só 12 gặp phải. Ngoài ra do ảnh hưởng của Quy luật “Đồng thanh tương ứng – Đồng Khí tương cầu”, hay là hiện tượng cộng hưởng Harmonic mà Thân nhân, dòng họ của những người công nhân đội xây dựng số 12 phạm phải, mặc dù họ không trực tiếp có mặt trên công trường. Đó là hiện tượng cũng dễ hiểu. Có điều nguy cơ tiềm ẩn ở đây là : Nơi dòng Khí thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Hà Nội ?. Đây là một vấn đề quan trong cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.
2. Trả lời cho câu hỏi : Tại sao sau khi có sự trấn yểm của Cao biền,vùng đất dọc theo Long mạch kể từ chỗ bị trấn yểm trở nên cứng và ổn định hơn và từ đó về sau này ta không còn nghe có các vụ sụt lở đất ở khu vực dọc theo Long mạch tương tự nữa, ngoại trừ trường hợp đã xẩy ra trên sông Tô Lịch, khi đạo Bùa trấn yểm đã được nhổ lên ?.
Tiếp tục phát triển tính nhất quán của phần trên : Khi đường Khí của Long mạch đã bị bế lại, nguyên Khí không thể tới được các vùng đất ở sau chỗ trấn yểm được nữa, và Nguyên Khí luôn có nước đi cùng nên lượng nước tới các vùng đó cũng bị giảm đi. Kết quả là vùng đất sau chỗ bị trấn yểm cứng lên, và kết cấu của Địa tầng, địa chất cũng trở nên ổn định hơn. Khi một vùng đất đã có địa tầng địa, chất ổn định thì tất yếu dẫn đến các vụ sụt lở đất khi xây dựng các công trình tự nhiên mất đi. Đó là một sự việc không có gì là bí ẩn trong nghệ thuật xây dựng hiện nay.
Tại công trình nạo vét sông Tô Lịch, khi đạo bùa chấn yểm bị nhổ lên, lập tức Nguyên khí bị phong tỏa ùa thoát ra ngoài với một tốc độ và lưu lượng vô cùng lớn, làm cho đất, đá của cả khu vực nhão ra như bùn, trở nên mất ổn định cục bộ. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng : Khi Nguyên khí thâm nhập vào lòng đất quá nhiều thì không chỉ đất, cát mà thậm chí cả đá hay các vật thể rắn khác đều trở thành bùn nhão, bởi tính chất của Nguyên khí khác với tính chất của nước. Ta cũng để ý rằng nơi nào mà nguyên khí ít ỏi hoặc không có vùng đó sẽ trở nên khô cằn, cây cối không thể phát triển được. Đó là trường hợp của các sa mạc, hoang mạc trên trái đất. Tại núi Ngự bình ở Huế cũng có trường hợp tương tự. Rất nhiều lần người ta tổ chức trồng cây trên núi Ngự bình song đều thất bại. sim hợp mệnh
Như vậy, ta có thể kết luận rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y. Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn.
Phần 2: xem tiếp tại link Thuật phong thủy của Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch (2)
Về Trấn Yểm Cao Biền Trên Sông Tô Lịch: Phật Lực Vô Biên (Phần 2)
Gần đây con nhận được chia sẻ trên tường Facebook của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có đăng loạt bài về việc ông đã phá trấn Cao Biền trên sông Tô Lịch cách nay hơn 1000 năm, bắt Chu Dĩnh và thuộc hạ của hắn. Cũng theo ông, chỉ có dùng pháp thuật của Đạo Giáo mới hóa giải được trấn yểm mà thôi, còn các Thầy sư dùng tâm Phật cảm hóa Cao Biền và thuộc hạ của chúng là không thể được.
Thầy cho con hỏi là Đạo Phật có hóa giải được trấn yểm phong thủy không ạ? Ông Lương Ngọc Huỳnh có giải được hoàn toàn trấn yểm của Cao Biền không?
Con gởi Thầy đường dẫn loạt bài viết trên, mong Thầy giải đáp cho con được rõ ạ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Qua câu hỏi trên, có 2 vấn đề cần minh tường rốt ráo:
1. Đạo Phật có hóa giải được trấn yểm phong thủy không? Rộng hơn, Đạo Phật có hóa giải được tất cả tà thuật thư yếm, trấn yểm… trên thế gian không?
2. Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có giải được hoàn toàn trấn yểm của Cao Biền trên sông Tô Lịch không?
Do đó, Phật Pháp Vấn Đáp kỳ này được chia thành 2 phần tương ứng với 2 câu hỏi trên.
Dưới đây là trích dẫn nguyên văn loạt bài viết về Phá trấn Cao Biền của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh:
Phần 1: Cao Biền trong đời sống tâm linh Việt Nam( https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/659643924211780)
Phần 3: Bắt Chu Dĩnh và thuộc hạ của hắn( https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/660049894171183)
Từ loạt bài viết trên, cho thấy:
1. Việc phá trấn Cao Biền trên sông Tô Lịch của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ngoại cảm hiện có của Trần Lệ Giang.
Khả năng ngoại cảm, nói chung, có thể do bẩm sinh tự có, hoặc được hình thành sau khi bản thân đã trải qua một biến cố trong đời (bệnh tật, chấn thương…), hoặc do rèn luyện theo những phương pháp đặc biệt mà có được; tuy nhiên, nó không xuất phát từ công hạnh tu Phật xuất thế nên độ chính xác chỉ là hạn hữu của tri giác phàm phu. Chỉ có PHÁP NHÃN của Bậc chơn tu với tâm thiền Vô Niệm mới liễu triệt thực tướng của vạn Pháp mà thôi. Từ đó:
– Liệu có chính xác là nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang và Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh đang nói chuyện với Chu Dĩnh hay không (trong khi họ vốn ác tâm, tinh ranh, quỷ quyệt trấn yểm nước ta)? Không ai biết diện mạo thật của Chu Dĩnh ra sao thì dựa vào đâu để xác tín người mình đang nói chuyện?
– Vị trí trấn yểm của Cao Biền trên sông Tô Lịch không chỉ có một, và trọng hay yếu tùy mỗi nơi sai biệt, vậy dựa vào đâu mà chỉ định chỗ để lập đàn hóa giải? Ngoại trừ chỗ đã biết do từng xảy ra sự cố trước đây được ghi nhận năm 2001, còn những chỗ trấn yểm khác thì sao?
– Nếu không thể chỉ ra được tất cả các vị trí trấn yểm, hoặc hóa giải chỗ này nhưng bỏ sót những chỗ khác thì kết quả toàn cục sẽ thế nào? Sao Giáo sư có thể khẳng định đã phá trấn được hoàn toàn?
3. Giáo sư cho rằng đã bắt được Tướng lĩnh là Chu Dĩnh và các thuộc hạ, tuy nhiên không thu phục được người lập trận trấn yểm là Cao Biền thì liệu trận yểm có được hóa giải xong? Với những ác nghiệp gieo tạo lúc sanh tiền, Cao Biền sau khi thác đi về đâu, Giáo sư còn không rõ thì làm sao thu phục, lại chủ quan khẳng định đã phá trấn được hoàn toàn?
Với những nghịch lý trên, tin rằng Đại chúng đã có câu trả lời.
Như đã chia sẻ trong bài viết trước, chỉ có TÂM PHẬT VÔ LƯỢNG – PHẬT LỰC VÔ BIÊN mới hóa giải rốt ráo mọi Tà thuật trong khắp cõi vô vi, độ tận chúng sanh tu hành đến khi giác ngộ – giải thoát. Đó cũng chính là hạnh nguyện của Chư Phật 10 phương 3 đời. Theo Luật Nhân – Quả nghiệp báo chí công, với ác nghiệp chất chồng mà Cao Biền tạo tác thì lẽ dĩ nhiên khi thác đi chắc chắn sẽ bị khổ đọa trong Tam đồ ác đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh). Tuy nhiên, cần nên biết rằng khi một người tu Đạo, ngoại trừ Đạo Phật vốn là Đạo giác ngộ – giải thoát, đạt được những thành quả nhất định lúc sanh tiền thì khi thác đi, họ sẽ về với Tổ – Thầy trong Đạo đó ở cõi giới vô vi tương ưng. Đây cũng là cách mà khắp cõi 10 phương giữ gìn và không ngừng tăng cường thế lực, mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại thế gian, bởi TÂM MÊ BIẾN HÓA KHÔN LƯỜNG THÌ CÁC CÕI GIỚI VÔ VI TƯƠNG ƯNG CŨNG BIẾN HIỆN VÔ TẬN, không thể nghĩ bàn. Do đó, trong quá trình tu luyện những Tà thuật, chắc chắn Cao Biền nhận được sự gia trì từ các vị Tổ – Thầy, thậm chí có thể là Vua của những Tà đạo đó trong cõi giới vô vi thì sau khi thác đi, vong linh Cao Biền cũng về với Tổ – Thầy trong Đạo. Vì thế, chưa thu phục được Cao Biền thì trận yểm trên sông Tô Lịch chưa được hóa giải vậy.
Thế nhưng, nhờ PHẬT LỰC VÔ BIÊN nên trấn yểm Cao Biền trên sông Tô Lịch đã được hóa giải hoàn toàn, đồng thời Cao Biền cũng được hóa độ cải Tà quy Phật, tu hành, trả nghiệp. Thật ra, nếu không phải Tà lực của mình đã bị Phật Lực hóa giải đến không còn, từ đó được hóa độ khai tâm thì Cao Biền cũng không dễ gì quy Phật. Ngay cả Tổ – Thầy của Cao Biền trong cõi giới vô vi cũng không thể xen ngang vào vì hành giả còn có 10 phương Chư Phật gia trì để giữ lấy sự công bằng, cho kết quả hoàn toàn tùy thuộc vào Đạo Lực huân tu của mỗi người trong cuộc (hoặc Cao Biền là người lập trận trấn yểm nước ta, hoặc hành giả với hạnh nguyện hóa độ Tà thuật) mà không có sự trợ Lực nào từ bất cứ ai.
Đến đây, sau khi mọi Tà lực huân tu đã bị hóa giải không còn và từ đó phát tâm quy Phật, Cao Biền mới phải chịu thọ báo Địa ngục thống khổ khôn cùng từ những ác nghiệp mình đã gây ra theo Luật Nhân – Quả nghiệp báo công bằng. Cần nói thêm, nhờ đã khai tâm quy Phật nên sự thọ báo trả nghiệp của Cao Biền chắc chắn sẽ gia giảm, còn nhanh hay chậm thì tùy tự tâm Cao Biền sám hối tu Phật chí thành đến độ nào. Bên cạnh đó, không chỉ riêng Cao Biền mà tất cả những ai thủ trận và bị giam cầm trong trận yểm trên sông Tô Lịch năm xưa đều đã được Phật Lực Từ Bi hóa độ khai tâm. Tất cả chúng sanh đều là con Phật, và hạnh nguyện Chư Phật là độ tận chúng sanh viên thành Phật đạo!
Dẫu Cao Biền đã quy Phật, trấn yểm trên sông Tô Lịch đã được hóa giải xong nhưng vật trấn yểm theo trận đồ đã lập khi xưa vẫn còn nằm dưới lòng sông nên tự chiêu cảm Tà Mị khắp 10 phương tầm về, nương náu. Đó chính là TÀN DƯ mà hành giả đã đề cập trong bài viết trước. Tuy Tà lực của TÀN DƯ không thể sánh bằng Tà lực của TRẬN YỂM khi trước (bởi người lập trận là Cao Biền đã quy Phật) nhưng không thể xem thường, bởi nó sẽ tăng dần theo thời gian khi chúng Tà Mị không ngừng câu hội về đó. Và chỉ khi NGƯỜI TRỰC TIẾP HÓA GIẢI TRẬN YỂM TRỢ DUYÊN HÓA ĐỘ TÀN DƯ thì việc tiến hành nạo vét sông, thu hồi vật trấn yểm… mới hoàn toàn được thuận lợi, viên mãn.
Do thư hỏi của Phật tử nên hành giả phúc đáp tận tường, nào phải phân tranh hơn thua theo thói tục.
Nguyện những lời Cổ Thiên chia sẻ có 10 phương Chư Phật chứng minh!
Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_
Sông Tô Lịch Đẹp Như Sông Thames, Bao Giờ?
Hoàng Lâm, bạn tôi gần 30 năm chạy xe ôm ở Hà Nội. Cứ cất xe là Lâm lại la cà quán xá bình dân dọc sông Tô Lịch. Hai bờ từ dốc Bưởi đến Ngã tư Sở không nhiều quán nhưng chủ chấp nhận bán rẻ hơn mà đồ vẫn “chất”, vì con sông có mùi chẳng lấy làm dễ chịu chút nào cho khách!
“Bẩn như nước sông Tô”
Người Hà Nội chẳng ai lạ câu “Bẩn như nước sông Tô”. Dòng thời gian đã làm phố thị đông dần. Con sông thơ mộng bậc nhất kinh thành xưa thành mương nước thải khổng lồ. Người ta ví von nước đen đặc quánh và nặng mùi như nhựa đường pha trứng ung!
Hoàng Lâm kể có trưa ế khách, ngồi đầu cầu Cống Mọc, anh ném tàn thuốc lá xuống sông. Không ngờ mặt sông bắt lửa cháy phừng phực như ma trơi. Chuyện này nhiều người cũng không lạ, nhưng có vẻ đang dần đổi thay.
“Đấy, thấy đẹp chưa? Nước chảy hiền hòa, hoa phượng nở, đường uốn quanh – Hoàng Lâm kể thêm – Mấy năm trước, có vị tuyên bố sẽ làm sông Tô Lịch đẹp như sông Thames nước Anh. Ối, cha mẹ ơi! Mình đọc báo suýt sặc! Làm gì có chuyện ngược đời thế chứ?
Tô Lịch chắc chỉ xưa mới là sông. Chứ mấy chục năm nay nó là cái mương nước thải đen thối không hơn không kém!”.
Thế mà giờ sông Tô khác thật. Người ta nạo vét bùn rác, rồi kè bờ, trồng cây xanh, làm bè thủy sinh… Năm ngoái, TP còn làm cả một đường đi bộ bên bờ sông. Người đi vẫn bịt khẩu trang nhưng quang cảnh thì đã đẹp hơn hẳn.
Gần đây, đoạn đầu nguồn Tô Lịch người ta lại mang máy đến dìm xuống, làm sạch sông bằng công nghệ Bioreactor của Nhật. Theo đúng lời đơn vị thi công thì công nghệ này là “Nhà máy xử lý nước thải dưới lòng sông, hồ”.
Ngay chỗ sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù (nay đường Nguyễn Đình Hoàn) là khu vực thí điểm. Con đê chắn rác chỉ ngăn được rác rưởi. Còn nước đen vẫn òng ọc chảy vào.
Một đoạn sông 300m được chọn thử nghiệm. Nhà thầu mang đến 4 chiếc máy, thả tõm xuống sông. Cắm dây điện, đặt camera giám sát, vây lưới chắn rác rồi cho máy chạy.
Dưới dòng nước đen, bọt sủi như chiên cá. Dân trước đây bịt khẩu trang cũng không tập thể dục ở đoạn sông này, nay có thể đi bộ, đạp xe.
Đoạn sông bớt hẳn mùi thối. Nước đen chuyển dần sang nhờ nhờ trong, bùn giảm, lại có cá bơi. Phạm Ngọc Quang, “cần thủ” ở quận Đống Đa, ra câu chơi. Anh “giật” được con trê to bằng bắp tay.
Quang nói cá ở đây chủ yếu trôi từ hồ Tây về. Hồ có hai cửa thông với sông Tô Lịch, cá theo đó trôi xuống. “Ngày trước cá hồ Tây dạt xuống là chết phơi bụng, nhưng giờ cá lại đớp mồi là chuyện hiếm thấy ở Tô Lịch” – Quang kể.
Đã lâu lắm, người Hà Nội mới thấy sông Tô Lịch có cá. Đó là hai trận ngập lịch sử vào năm 2008 và 2016. Mưa lớn, các kênh không thoát kịp, nước tràn khắp phố. Tô Lịch cũng đầy nước, cá bơi tung tăng. Nước cạn, sông lại “vũ như cẩn” (vẫn như cũ), cá chết phơi bụng…
Nước sạch cho sông Tô Lịch
Ông Bùi Ngọc Uyên – đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – nói về lâu dài, Tô Lịch phải được cấp nước sạch và không còn nước cống. Hiện TP đang có đề án thu nước cống dọc hai bờ sông về xử lý ở Nhà máy xử lý nước Yên Xá (Hà Đông).
Đồng thời sẽ xây dựng trạm bơm chìm để cấp nước sông Hồng cho hồ Tây. Rồi xử lý ô nhiễm hồ Tây để lấy phần nước chảy vào sông Tô Lịch.
Hoài nhớ sông xưa
Ngược dòng lịch sử, Tô Lịch rất thơ mộng. Nó vốn là con sông kỳ lạ nhất miền Bắc. Một phân lưu của sông Hồng mà cửa sông là khu Hà Khẩu – nay là phố Chợ Gạo giao với phố Trần Nhật Duật.
Sông chảy qua chợ Đồng Xuân, Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, Chả Cá rồi ngược lên Hàng Lược, Phan Đình Phùng, chảy về Thụy Khuê và nhập với sông Thiên Phù ở khu Nghĩa Đô xuôi về Hà Đông.
Tô Lịch vừa là nơi giao thương hàng hóa của kẻ chợ đất kinh kỳ xưa vừa là chiến hào bảo vệ thành Thăng Long. Thời Bắc thuộc, Cao Biền được nhà Đường phong An Nam tiết độ sứ (khoảng từ năm 841 đến 873).
Giỏi phong thủy, Biền thấy con sông này của thành Đại La có nước chảy ngược (các sông miền Bắc đều chảy hướng tây bắc – đông nam, riêng Tô Lịch chảy ngược theo hướng tây bắc).
Đất này sẽ có phản kháng, nên ông ta lập đàn trấn yểm. Nhưng rồi chính Cao Biền bị nhà Đường giết vì tội phản nghịch.
Đến thời Pháp thuộc, sông Tô Lịch bị lấp để quy hoạch phố phường. Vì thế đoạn thượng nguồn từ Chợ Gạo đến Quán Thánh không còn. Dấu tích chỉ là mương nước đen ngòm chảy giữa hai phố Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê.
Ông Nguyễn Trường ở phố Nguyễn Đình Hoàn, năm nay đã ngoài 80 là chứng nhân phong trào nạo vét dòng Tô Lịch những năm 1970.
Ông kể bờ sông xưa thoải ra chứ không dốc như bờ kè bây giờ. Hai bên là đồng ruộng, sát mép sông là bè rau muống.
Nhà ông Trường xưa ở làng Đoài Môn, nay nằm trên đường Bưởi bên bờ sông. Sau lần nạo vét, nhà ông chuyển sang làng An Phú, nay là phố Nguyễn Đình Hoàn. Rồi đô thị hóa dần, Tô Lịch không có nước sạch chảy vào mà chỉ toàn nước cống.
Nhiều năm trước, khi ông Trường mới nghỉ hưu, nghe cán bộ nói đã xây dựng đề án thu hết nước cống xử lý cho sạch mới xả xuống sông.
“Nhưng chắc tốn kém quá nên chưa làm được” – ông Trường băn khoăn. Hơn 300m sông Tô Lịch đã được công nghệ mới của Nhật “hà hơi thổi ngạt”. Nhưng về lâu dài và áp dụng cho cả con sông thì sao? Người Hà Nội đang mong đợi giải pháp căn cơ.
Bạn tôi – Hoàng Lâm ấp ủ mở quán cà phê “view” đẹp ở phố Nguyễn Đình Hoàn bên bờ Tô Lịch. “Hết mùi hôi, nước trong, sông sẽ đẹp. Lúc ấy, hai bờ sẽ thành phố dịch vụ. Người ta sẽ muốn uống cà phê, ngắm sông Tô Lịch như sông Thames ở nước Anh” – Lâm hi vọng.
Ờ thì cứ mong ngày mai sông lại xanh…
Chuyên gia Nhật tự tin
Trong khi một số chuyên gia VN băn khoăn khả năng công nghệ Nhật có thể xử lý căn cơ được sông Tô Lịch ô nhiễm, đại diện Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) vẫn khẳng định khả thi. Họ cho biết công nghệ Nano – Bioreactor có thể xử lý hơn 1,3 triệu m 3/ngày, gấp nhiều lần lượng nước thải đổ vào Tô Lịch.
Công nghệ này khuếch tán nano, giải phóng oxy, xử lý bùn thải, kích thích các vi sinh vật phát triển và giúp môi trường nước trong lành hơn…
Thực tế nhiều năm qua, Hà Nội đã cố gắng cải tạo cảnh quan đôi bờ, chặn thu rác rưởi sông Tô Lịch, nhưng vẫn chưa thể cải thiện hiệu quả được ô nhiễm nước.
Chuyên Gia Phong Thủy: Phải Biến Tô Lịch Thành Dòng Sông ‘3 Trong 1’
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu của Sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu thì gặp Hồ Tây là dấu tích của Sông Hồng cũ nằm cạnh đền Quán Thánh và một phần nước từ Hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Cũng theo sách sử, sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Dần dần, sông trở nên bị tắc, bị lấp, và trở thành dòng thoát nước thải. Ngày nay, sông Tô bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (phía Nam đường Hoàng Quốc Việt) chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng, đường Khương Đình, đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ – đoạn đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.
Sông Tô Lịch ở phía Tây Kinh thành, còn sông Kim Ngưu ở phía Nam Kinh thành. Sông Tô Lịch, Kim Ngưu xưa vốn là tuyến giao thông đường thủy, là hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho nông nghiệp của Hà Nội, nay là nơi có chức năng thu gom nước thải cho thành phố chảy về hồ điều hòa Yên Sở. Thực trạng hiện nay, các dòng sông này đã bị lấp hoặc lấn chiếm nhiều, khiến cho bề rộng của sông bị thu hẹp, mặc dù được cải tạo cống hóa, kè bờ, nắp bê tông và nắn dòng chảy để đưa về hồ điều hòa Yên Sở, tới Văn Điển và đổ vào sông Tô Lịch (ở bên cạnh thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Đoạn cuối này hiện chưa được cải tạo, lượng nước còn ít và bị lấn chiếm.
Sông Tô Lịch vốn là đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long. Tương truyền tên sông Tô được lấy từ tên một vị thần, sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Dòng sông “3 trong 1″…
TS Lê Xuân Phương cho hay, theo góc độ đánh giá của tâm linh: “Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, vậy sao các dòng nước thải của Hà Nội ngày nay, một số rất ít được hạ xuống ngầm, còn đa phần vẫn là tự nhiên phơi nhiễm làm ô nhiễm cả mặt nước, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cư dân Hà Nội và mỹ quan của đô thị. Sự hiện diện của các con sông nước thải khiến cư dân Thủ đô phải miễn cưỡng chấp nhận. Để đưa Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, đáng đến, cũng như đáp ứng được các vai trò thoát nước bẩn, tạo nước sạch để tưới tiêu và làm cảnh quan thì chúng ta phải đưa ra giải pháp sơ bộ biến dòng sông này trở thành dòng sông “3 trong 1″. Đó là sông phải có hai tầng, tầng trên để hứng nước mặt, nước tự nhiên. Tầng dưới gồm hai bên bờ thì thu nước bẩn, nước thải. Còn ở giữa là đường ống hạ đặt các công trình ngầm như hệ thống cáp quang, hệ thống điện, nước sạch tiêu dùng”.
Cũng theo TS Lê Xuân Phương, giải pháp quy hoạch sơ bộ là vậy nhưng về tài chính thì nhà nước và nhân dân phải cùng làm. Nhà nước ra chính sách cho phép cải tạo hệ thống nước thải của thành phố để giao cho các Sở ban ngành thực hiện, còn nhân dân tham gia đóng góp tài chính bằng hình thức xã hội hóa. Ví dụ, chỉ với 3 triệu người dân Thủ đô quanh lưu vực sông Tô Lịch, là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của sự ô nhiễm cùng đóng góp mỗi tháng với mức 20.000 đồng/người/tháng thì sẽ thu về đến 60 tỷ đồng/tháng. Đồng thời, mỗi đóng góp đều được ghi nhận và tích điểm để vinh danh những người có công với Thủ đô tương ứng với các mức đóng góp phù hợp. Đó có thể là thông điệp của chương trình hành động lớn của những người con đất Việt yêu Thủ đô.
Tuy nhiên, cải tạo ra sao để định hình về dòng chảy, giảm thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như các giải pháp để đầu tư, quy hoạch sao cho hiệu quả, thẩm mỹ với các phương pháp khoa học nhằm tối ưu hóa, hợp lý hóa không gian mà con sông đang hiện hữu. TS Lê Xuân Phương nói: “Có lẽ, trong quá trình thực hiện, ngoài những tư vấn về phong thủy, không thể thiếu sự đóng góp của các chuyên gia về quy hoạch, giải pháp, cảnh quan, vật liệu…”.
Bảo Loan – Báo GĐ&XH
Theo Gia đình & Xã hội
Ảnh: Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch nhận được nhiều quan tâm của người dân. Ảnh: B.Loan
Bạn đang xem bài viết Thuật Phong Thủy Của Cao Biền Trấn Yểm Sông Tô Lịch (1) trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!