Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Ngừa Thủy Đậu 1 Hay 2 Mũi ? mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ. Cho tôi hỏi thăm thông tin chích ngừatrái rạ cho bé, con tôi13 tháng tuổi thì chíchngừa trái rạ như thế nào?
Ở viện Pasteur Nha Trang chích chocon tôi 1 mũi ở vai và hẹn 2 tháng sau chích tiếp. Tôi có tìm hiểu thông tin trên internet thìthấy trẻ dưới 13 tuổichỉ chích 1 mũi và chích ở đùi, như vậy viện Pasteur ởNha Trang tư vấn vàchích cho con tôi như vậy có đúngkhông? Rất mong nhận hồi âm củabác sĩ.
Dang Luong
Chào anh,
Đúng là nhữngthông tin anh lấy từ internet là trẻ dưới 13 tuổikhi chích ngừa thủy đậu (vaccine Varilix) chỉ tiêm 1 mũi và ngay cả nhữngthông tin đi kèm trong hộpđựng vaccine Varilrixcũng khuyến cáo như vậy. Nhưng trên thực tế tình trạngtrẻ vẫn bị thủyđậu khi đã tiêm chủng 1 lần tiêm và trong một sốnghiên cứu về thủy đậucủa công ty Glaxo SmithKline cũng đã khuyến cáonên chích ngừa 2 mũi đối với vaccine Varilrix. Như vậy Viện Pasteur Nha Trang đã đúng khi hẹn chích nhắc cho con anh.
thuydau.jpg
Vị trítiêm vắc xin:
Tiêm bắp:Ở trẻ nhỏ dưới24 tháng, đặc biệt khi <12 tháng khi tiêm bắp thông thường nhân viên y tế chọn tiêm đùi vì cơ đùi củatrẻ tương đối lớn và ngay dướida hơn những nơi khác của cơ thể. Khi trẻ lớn cơ delta cánh tay cũng đã phát triểnnên vị trị trí này để tiêm sẽ thuậntiện, dễ dàng trong thao tác và vệ sinh hơn những nơi khác.
Tiêm dướida: thông thường tiêmvùng cánh tay thì dễ thaotác và giữ vệ sinh sau tiêm hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫncó thể tiêm dưới da những nơi khác nếu vẫn đảmbảo vô trùng cũng như kỹ thuật tiêm và giữvệ sinh sau tiêm để không bị nhiễm trùng. Vớivắc xin Varilrix tiêm dưới da vị trí tiêm như vậy làhoàn toàn đúng.
Chúng tôi củngxin thông tin thêm cho anh là trên thịtrường cũng có 1 vaccinngừa thủy đậu khác có tên Okavax, có thành phần và liều lượngtương tự nhưng nhà sản xuất khuyếncáo chỉ chích 1 lần mà thôi.
AloBacsi.vn (TheoBV Nhi Đồng 2)
Tag: bệnh thủy đậu, vắc xin thủy đậu, tiêm phòng thủy đậu, virus
Tiêm Ngừa Thủy Đậu Cho Trẻ Ở Đâu, Giá Bao Nhiêu Tiền?
Thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, rất ngán ngại bệnh này vì thời gian phục hồi lâu, để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ trên da. Tiêm ngừa thủy đậu là cách khả quan phòng bệnh.
Bệnh thủy đậu không chỉ gây sẹo thâm xấu xí trên da, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Thậm chí, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Lịch tiêm ngừa thủy đậu
Mùa dịch bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Mẹ nên đưa con đi chủng ngừa trước mùa dịch 1-2 tuần, mũi tiêm vắc-xin vào cơ thể trẻ mới phát huy tác dụng phòng ngừa và tạo kháng thể kịp, tránh bệnh cho con.
Sức đề kháng của con trẻ non nớt, nên mũi tiêm này được khuyến cáo nên tiêm khi con được 12 tháng. Người lớn chưa từng mắc bệnh cũng nên tiêm.
Liệu trình tiêm vắc-xin thủy đậu gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng, sau khi tiêm xong cơ thể sẽ có đủ kháng thể miễn dịch. Khả năng bảo vệ của vắc-xin thường từ 10-20 năm, giúp bảo vệ cơ thể tối đa cả trong thời điểm mùa dịch.
Lịch tiêm ngừa cho trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi:
Mũi 1: Lúc trẻ được 12 tháng tuổi
Mũi 2: Trẻ được 14 hoặc 16 tháng tuổi
Trẻ 5 đến 12 tuổi:
Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng
Trẻ 13 tuổi trở lên & người lớn
Tiêm 2 mũi cách nhau 1,5 tháng.
Tiêm ngừa thủy đậu bao nhiêu tiền, tiêm ở đâu?
Giá tiêm ngừa
Các bậc cha mẹ có thể tìm khá nhiều vắc-xin ngừa thủy đậu trên thị trường. Các loại vắc-xin này được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mức giá của từng loại cũng khác nhau (giá này có thể khác nhau tùy cơ sở):
Okavax (Pháp): 450.000 đồng/mũi.
Varilix (Bỉ): 400.000 đồng/mũi.
Varivax (USA): 680.000 đồng/mũi.
MMR II – USA: 180,000 đồng/mũi.
Tiêm ngừa thủy đậu ở TPHCM
Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh:
Đây là một địa chỉ uy tín tại Thành Phố Hồ Chí Minh có vắc xin phòng ngừa 20 bệnh, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella, dại, viêm gan siêu vi A, B, viêm não nhật bản B, viêm màng não mũ, thủy đậu (Trái rạ), thương hàn, cúm.
Lịch hoạt động:
Thứ 2 đến thứ 6: Sáng 7-11h, chiều 13-18h
Thứ 7 (Sáng: 7-11h, chiều: 13-16h)
Chủ nhật (Sáng: 7h30-10h30,chiều: 13-16h)
Địa điểm
252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM
ĐT 08 3823 0352
Bệnh Viện Từ Dũ
Bệnh Viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu Việt Nam, nơi bạn có thể an tâm khi chăm sóc sức khỏe toàn diện của con trẻ.
Bệnh viện Nhi Đồng 1
ĐC: 532 Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, TPHCM
ĐT: 08 3927 1119
Bệnh Viện Nhi Đồng 2:
Thời gian hoạt động: Thứ 2-6 (sáng 7-10h15, chiều 13-15h); thứ 7 (7-10h15)
ĐC: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
ĐT: 08 3829 5723
Các trung tâm y tế này đồng thời chương trình tiêm ngừa quốc gia (cho trẻ dưới 1 tuổi) và tiêm ngừa theo yêu cầu với các bệnh.
Vắc-xin luôn chứng tỏ sự hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Bố mẹ đừng quên tiêm ngừa thủy đậu cho con, là cách bảo vệ tính mạng và cả làn da xinh đẹp của trẻ, tránh để mắc bệnh và mang sẹo thâm lâu dài.
Tiêm Ngừa Vắc Xin Thủy Đậu Cho Trẻ Khi Nào, Ở Đâu, Giá Bao Nhiêu?
Trẻ được tiêm vắc xin phòng thủy đậu có khả năng phòng bệnh lên tới 97%. Hiện thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào đã có miễn dịch (tiêm đủ 2 mũi hoặc đã từng bị thủy đậu) mà vẫn bị mắc bệnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – GĐ Y khoa Trung tâm Tiêm chủng VNVC.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn – khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn – khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường…
Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt.
Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin.
Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu
Vắc xin Varivax (Mỹ)
Varivax là một vắc xin sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)
Varicella là vắc xin dạng đông khô của vi rút thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Varilrix là vắc xin đông khô sản xuất tà chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.
Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?
Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng (chích ngừa), bạn vẫn có thể mắc bệnh. Không loại trừ độ tuổi, thủy đậu có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
ThS. Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – GĐ Y khoa Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết: “Hai liều vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên tới 98% trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh nào và 100% trường hợp đã tiêm đủ liều tránh không mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chưa tiêm phòng (chích ngừa), cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus varicella đều nên tiêm vắc xin.”
Đối tượngTrẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Lịch tiêmLịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Lịch tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần, không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần, không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Lịch tiêm phòng thủy đậu cho phụ nữ trước khi mang thai:
Với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 – 20 tuần đầu, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…). Còn nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh, con bị lây bệnh với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng (chích ngừa) 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng đối với Varivax và Varicella / 6 tuần đối với Varilrix
Vắc xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm.
Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Sưng đau, tấy đỏ, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng tại vị trí tiêm
Ngứa, sốt và phát ban, có thể biểu hiện trong vòng 1 – 3 tuần sau khi tiêm
Những người có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc-xin sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo phát ban dạng nốt phỏng trong vòng 2 – 4 tuần sau khi tiêm.
Những phản ứng như sốt, sưng đau, ngứa sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Trường hợp phát ban cũng sẽ tự hết trong vòng 4 tuần.
Một số ít trường hợp rất hiếm gặp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ hãy đưa trẻ hoặc người bệnh đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị.
Đối tượng không được tiêm hoặc hoãn tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Vắc xin không sử dụng cho các đối tượng như:
Đang sốt hoặc suy dinh dưỡng;
Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận;
Có tiền sử quá mẫn với Kanamycin và Erythromycin;
Có tiền sử co giật trong vòng một năm trước khi tiêm vắc xin;
Suy giảm miễn dịch tế bào;
Có thai hoặc 2 tháng trước khi định có thai;
Đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin bại liệt uống, vắc xin sởi, vắc xin rubella, vắc xin quai bị và vắc xin BCG) trong vòng 1 tháng gần đây;
Có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắc xin;
Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như suy giảm hệ miễn dịch trong bệnh AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người;
Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc u lympho ác tính.
Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị bệnh bạch cầu.
Tiêm phòng thủy đậu bao nhiêu tiền?
Vắc xin thủy đậu là vắc xin dịch vụ, chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tùy vào từng loại vắc xin mà giá tiêm ngừa thủy đậu cũng có sự khác nhau. Tại Trung tâm tiêm chủng , khách hàng có thể theo dõi cập nhật giá vắc xin thủy đậu nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung .
Tiêm ngừa thủy đậu ở đâu?
Phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa thủy đậu tại các cơ sở y tế có cấp vắc xin ngừa thủy đậu như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành, các bệnh viện, các Trung tâm tiêm chủng uy tín. Nên tìm hiểu các địa điểm có vắc xin ngừa thủy đậu trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Với gần 20 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, Quý phụ huynh có thể lựa chọn Trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất ở nơi mình sống để tiêm phòng thủy đậu cho bé. VNVC là một trung tâm tiêm chủng quy mô lớn với lượng vắc xin dồi dào, được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ thăm khám sàng lọc trước tiêm dày dặn kinh nghiệm về tiêm chủng. Vắc xin phòng thủy đậu được nhập từ các hãng nổi tiếng thế giới và được bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn
Tiêm vắc xin thủy đậu tại VNVC, các bé sẽ được thăm khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí. Sau khi tiêm, bé được theo dõi 30 phút tại phòng chờ rộng rãi, có khu vực trò chơi đầy màu sắc giúp bé có cảm giác thoải mái như đang ở nhà.
Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Hỏi ý kiến bác sĩ về lịch tiêm phòng phù hợp hoặc biện pháp phòng ngừa nếu bạn hoặc trẻ nằm trong nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm phòng.
Không tiêm phòng thủy đậu cho những trẻ dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bất thường về máu, ung thư, nhiễm HIV, đang hoá trị liệu, bệnh lao… Vì thế, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng cũng như bệnh của con mình.
Nên hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nếu trẻ đang trong tình trạng sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bị viêm da có mủ, mắc một bệnh mạn tính đang tiến triển (như lao phổi, viêm thận…) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi sức.
Sau khi tiêm phòng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau đó.
Phụ nữ đang cho con bú, khi tiêm vắc xin cần thận trọng vì virus có thể có trong sữa mẹ.
Sau khi tiêm phòng 6 tuần, hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao bị lây truyền bệnh thủy đậu như: trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người suy giảm hệ miễn dịch, người chưa từng mắc thủy đậu.
Nếu trong vòng 72 giờ nếu bạn có tiếp xúc với người bị thuỷ đậu hoặc nghi ngờ bị thuỷ đậu thì vẫn có thể đi tiêm phòng vắc xin để bảo vệ khỏi mắc bệnh hoặc giảm tỉ lệ biến chứng nặng của bệnh.
Người lớn và trẻ khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Nếu không có gì bất thường, người tiêm cần nghỉ ngơi và theo dõi tiếp tục trong 1 ngày,
Không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vị trí tiêm, theo dõi tình trạng cơ thể.
Nếu có triệu chứng sốt, co giật, cơ thể tím tái, không đáp ứng thuốc hạ sốt cần sớm tới cơ sở y tế để can thiệp kịp thời.
1. Chích ngừa thủy đậu có sốt không?
Sau khi tiêm phòng uốn ván, người được tiêm có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường, nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và đối tượng được chích ngừa.
2. Tiêm phòng thủy đậu có tác dụng trong bao lâu
Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Tiêm phòng thủy đậu thường có tác dụng bảo vệ trong khoảng 10 – 20 năm, trung bình là 15 năm và có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tối đa trong thời điểm mùa dịch. Sau khoảng thời gian này, chúng ta có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.
3. Tiêm vắc xin phòng thủy đậu rồi có bị nữa không?
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định, tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu tiêm đủ phác đồ 2 mũi vắc xin phòng thủy đậu, tỷ lệ phòng bệnh hoàn toàn lên tới 97%, trường hợp còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng.
4. Bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không?
Trường hợp nếu bạn mắc bệnh thủy đậu đã được bệnh viện khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị thì chính xác là bị bệnh thủy đậu rồi thì bạn không cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa, vì khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.
Trường hợp ngược lại, bạn từng bị mụn nước tấn công và tự phỏng đoán đó là thủy đậu rồi tự chữa trị tại nhà chứ không đến cơ sở y tế. Khi đó, không chắc chắn chính xác đó có phải là thủy đậu hay không, bởi vì có nhiều bệnh cũng có triệu chứng khá giống thủy đậu như zona, tay chân miệng… khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong trường hợp này sẽ không xác định được cơ thể đã có kháng thể phòng bệnh hay chưa và nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu nếu có tiếp xúc rất cao. Tốt nhất hãy tiêm phòng thủy đậu để tránh trường hợp xấu xảy ra. Việc tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì, bạn hãy yên tâm.
Trung tâm tiêm chủng VNVC được trang thiết bị và xây dựng theo quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đủ loại vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp.
Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp http://shop.vnvc.vn/ , lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.
Có Nên Tiêm Vacxin Phòng Bệnh Thủy Đậu Không, Tiêm Ở Đâu?
Bệnh thủy đậu tuy có thể tự lành nếu không điều trị và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại có thể dễ dàng gặp các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu như người bệnh không biết cách chăm sóc cho bản thân lúc bị bệnh. Tình trạng thủy đậu chỉ hay gặp ở trẻ em và người lớn cũng có thể bị. Để hạn chế việc mắc bệnh thủy đậu này, người ta nghĩ ngay đến việc tiêm phòng vacxin. Vậy có nên tiêm vacxin thủy đậu không, tiêm ở đâu là các câu hỏi nhiều người còn thắc mắc.
Thủy đậu là bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Bệnh không khó chữa, nhưng rất dễ lây lan. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh có thể để lại các di chứng nặng nề như viêm màng não, viêm phổi, sẩy thai, dị tật thai nhi,…
Tiêm phòng thủy đậu cho người lớn
Đối với người lớn thì tiêm vacxin thủy đậu là việc làm rất cần thiết, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với rất nhiều đặc biệt là lứa tuổi nhỏ, những người này thường là giáo viên, công nhân, … vì bệnh thủy đậu rất dễ lây lan.
Người lớn chưa từng tiêm vacxin thủy đậu hoặc chưa hề mắc căn bệnh này thì đều tiêm vacxin thủy đậu được. Mỗi người cần tiêm 2 mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất. Mỗi mũi nên cách nhau ít nhất 4 tuần.
Tiêm thủy đậu cho trẻ em
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ
Có nên tiêm phòng thủy đậu cho trẻ? Trẻ em là đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất, vì sức đề kháng của các em còn yếu. Vậy tiêm thủy đậu cho bé khi nào là hợp lí nhất thì khi trẻ đủ 12 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để tiêm phòng thủy đậu cho trẻ. Phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu, mỗi trẻ cũng cần được tiêm đủ 2 mũi, cách nhau ít nhất một tháng. Khi trẻ được tiêm phòng thủy đậu thì cho đến khi trưởng thành khả năng bị mắc thủy đậu của trẻ sẽ rất thấp, vì khi tiêm phòng thủy đậu có thể phòng ngừa lên đến 90% nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm ngừa thủy đậu ở đâu – Tiêm vacxin thủy đậu bao nhiêu tiền
Để tiêm vacxin thủy đậu thì bạn cần đến các trung tâm y tế đã được cấp vacxin thủy đậu, cụ thể là các bệnh viện hay trung tâm y tế. Hiện tại có nhiều loại vacxin phòng bệnh thủy đậu như của Bỉ (varilrix – Bỉ), Mỹ (varilrix và loại mmr II , Pháp (okavax). Tùy theo mỗi loại thuốc của mỗi nước mà chúng ta biết tiêm mũi thủy đậu bao nhiêu tiền, giá cụ thể mỗi mũi như sau VARIVAX – USA: 700.000 đồng, MMR II – USA: 180.000 đồng, VARILRIX – BỈ: 420.000 đồng, OKAVAX – PHÁP: 450.000 đồng. Với giá cụ thể như vậy thì bạn có thể biết được tiêm ngừa thủy đậu bao nhiêu tiền
Lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu
Không nên tiêm vacxin thủy đậu khi người lớn hay trẻ em đang gặp các triệu chứng sau: đang bị sốt hay ốm nặng. Bị dị ứng với thành phần trong vacxin. Người đang uống loại có thành phần steroid. Đang trong giai đoạn bệnh đậu mùa phát triển nhất là gia đình đang có người bị thủy đậu, không nên tiêm phòng thủy đậu, vì vacxin phải sau 2 tuần mới có tác dụng.
Đối với người lớn cần tránh tiêm phòng vacxin thủy đậu trong trường hợp sau: Phụ nữ đang có thai hay dự định có thai (nếu tiêm thì cần để sau một tháng mới được dự định có thai), người đang mắc các bệnh nan y hay bệnh nặng cũng không nên tiêm vacxin.
Khi trẻ bị sốt cao không nên tiêm phòng thủy đậu DS: Ngần/doisongbiz.com
Bạn đang xem bài viết Tiêm Ngừa Thủy Đậu 1 Hay 2 Mũi ? trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!