Top 12 # Phong Thủy Cho Bếp Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Thuật Phong Thủy Cho Căn Bếp Ăn

Từ xưa đến nay dân gian ta thờ cúng các vị thần bếp hay Táo quân để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no. Chính vì vậy trong mỗi gia đình căn bếp được cha ông ta xem như có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình.

Theo thuật Phong thủy, bếp được ví như dạ dày của một cơ thể, là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, nơi mà quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình…

Bởi vậy khi thiết kế xây dựng phòng bếp hiện đại, điều cần quan tâm không chỉ một căn đến không chỉ là một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu là nơi chế biến thức ăn, nơi ăn uống màn còn phải quan tâm tới yếu tố phong thủy và kiến trúc. Lưu ý đầu tiên là bếp không được đối diện khu vực phòng vệ sinh, không được nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi bị đường đi. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân. Bếp là nơi “hậu cung”, phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp. Theo Phong thủy Màu sắc gian bếp phải hài hòa bởi bếp thuộc hành Hỏa, là lửa, nơi đun nấu, vì thế màu sắc của phòng bếp phải được thiết kế thích hợp theo bát quái. Bếp đặt ở góc Tây Nam hay Đông Bắc thì nên dùng màu vàng. Bếp đặt ở góc tây Bắc hay phía Tây nên dùng màu ghi hoặc màu trắng. Bếp đặt ở góc phía đông nam, phía đông, hoặc phương bắc hợp thì nên là màu xanh. Bếp ở góc phía nam nên dùng màu ghi, màu vàng, kỵ màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn.

Theo Phong thủy Bếp tránh đặt ngay dưới xà ngang, vì xà ngang áp trên bếp khiến chủ hao tài tốn của. Vị trí cả gian bếp nên là nơi tránh bị quá ẩm tối, có ánh sáng hài hòa, phải có thiết bị khử mùi, cửa thông gió để không khí lưu thông. Trong gian bếp của những căn nhà hiện đại thường bố trí bàn ăn ngay trong khu vực bếp. Bàn ăn nên được thiết kế với hình dạng cơ bản, đầy đặn để tạo cảm giác ấm cúng khi ăn. Tránh những hình dạng kì dị, hình góc nhọn, tam giác.

Phong Thủy Cho Bếp Ăn Của Gia Đình

Theo thuật phong thủy Dương Trạch (phong thủy chuyên xem xét về nhà cửa) thì có 3 yếu tố quan trọng nhất khi thẩm định là: cổng nhà, phòng khách và bếp ăn. Nhà bếp được ám chỉ như “hậu cung” tức là vấn đề thuộc nội bộ trong nhà và được xem như có vai trò quyết định về tài lộc cũng như là sự ổn định của cả gia đình. Dân gian ta còn thời cúng các vị thần bếp (Táo quân) để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, khi , chúng ta luôn quan tâm đến một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu chế biến thức ăn với những trang thiết bị hiện đại, vừa là nơi ăn uống, thư giãn của cả gia đình. Ngoài yếu tố tiện nghi, bếp phải được xem xét ở các góc độ thẩm mỹ, kiến trúc và .

Khi tiến hành thiết kế, thi công cần phải lưu ý để bếp không bị nhìn trực diện từ cửa phòng khách hay từ ngoài cổng đi vào và tránh đối diện nhà vệ sinh. Đồng thời, theo phong thủy thì nhà bếp cũng phải ở vị trí tránh gió và tránh những nơi bị đường đi bởi vì gian bếp lộ thì rất bất lợi về tài lộc cho gia chủ. Nhà bếp là nơi “hậu cung” của gia đình nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp.

Theo phong thủy thì nếu xà ngang áp ngay trên bếp thì sẽ khiến cho gia chủ hao tốn tài của, vì vậy khi thiết kế cần tránh đặt tủ bếp ngay dưới xa ngang. Và vị trí của bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hòa, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông, tránh tối tăm, ẩm thấp.

Bên cạnh vị trí thì khi thiết kế nhà bếp cần phải lựa chọn màu sắc gian bếp sao cho hài hòa và phù hợp với phong thủy. Bếp là nơi đun nấu trong gia đình tức là ngọn lửa trong nhà nên thuộc hành Hỏa, do đó màu sắc tủ bếp cũng phải thích hợp theo phong thủy và dựa theo bát quái mà xem xét. Nếu bếp nhà bạn được đặt ở góc Đông bắc hoặc Tây nam thì màu sắc thích hợp nhất là màu vàng. Còn nếu bếp được đặt ở phương Bắc thì nên chọn màu xanh. Với bếp ở góc phía nam nên dùng màu vàng, màu ghi, kỵ màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn.

Chọn Bàn Ăn Sao Cho Hợp Phong Thủy Nhà Bếp?

Phòng ăn được xem như là nơi vun đắp tình cảm gia đình, mang đến những phút giây ấm áp và hạnh phúc, vậy lựa chọn và bố trí bàn ăn thế nào để phù hợp phong thủy?

Trong cuộc sống ngày nay, nghệ thuật sắp xếp theo phong thủy đã dần len lỏi vào đời sống của mỗi gia đình và trở thành một phần quan trọng khi mua sắm và tân trang nhà cửa, nhất là phòng bếp và phòng ăn.

Phòng ăn là nơi ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho gia đình nên cách bố trí về hướng, kiểu dáng theo đúng phong thủy rất quan trọng. Một không gian phòng ăn được trang trí, sắp xếp hợp lý sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa.

Trong đó, bàn ăn là vật trung tâm của không gian, có liên hệ trực tiếp đến năng lượng phong thủy trong nhà nên cần được bố trí hợp lý cũng như về cách thức chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích thước,… để mang lại thịnh vượng và bình an cho gia chủ.

Chọn bàn ăn theo tuổi mệnh của gia chủ

Dựa vào quan niệm ngũ hành, việc chọn bàn ăn về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng hợp mệnh của gia chủ là điều cần chú trọng. Cụ thể như sau:

Hình dạng của bàn ăn theo phong thủy

Hình dáng của bàn ăn là một phần quan trọng trong việc lựa chọn. Với mỗi loại hình dáng khác nhau, bàn ăn sẽ mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho gia đình bạn.

Bàn ăn tròn: Phù hợp với tất cả mọi người. Kiểu bo tròn giúp các thành viên có khoảng cách từ chỗ ngồi đến tâm bàn là như nhau, điều này giúp gia đình dễ dàng trò chuyện, tâm sự. Với thiết kế không góc cạnh giúp bàn tròn hạn chế sự phát sinh năng lượng xấu trong nhà.

Bàn ăn Oval/Elip: Sở hữu các đường bo tròn không góc cạnh giống như bàn ăn tròn, bàn ăn oval hay elip cũng mà một trong những sự lựa chọn tuyệt vời giúp giảm thiểu năng lượng xấu sản sinh trong nhà. Nếu bạn không còn thích những bàn tròn truyền thống thì đây cũng là sản phẩm hợp lý để thay đổi mà vẫn giữ được phong thủy tốt.

Bàn ăn góc cạnh hình vuông/chữ nhật: Được sử dụng nhiều trong các gia đình truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì những loại bàn có góc cạnh sắc nhọn này sẽ sản sinh ra năng lượng xấu gây ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc chọn những bạn có mài vát các góc nhọn tạo cạnh bo tròn giảm thiểu sự sắc nhọn của bàn.

Màu sắc bàn ăn theo phong thủy

Màu sắc của bàn ăn sẽ tạo nên những năng lượng tốt và dồi dào sinh khí cho bữa ăn nên việc lựa chọn màu sắc cho mặt bạn là một điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Bạn có thể chọn và trang trí thêm trên mặt bàn như khăn trải, phủ kính,… để giữ gìn màu sắc cũng như chất liệu của chúng không bị giảm theo thời gian.

Ngoài ra, những vật dụng để lót ly, lót dĩa,… nên được dùng phù hợp với hình dạng của bàn ăn. Nếu bàn ăn hình chữ nhật hay hình vuông, bạn nên dùng lót ly hình vuông và cũng tương tự như vậy với các loại bàn ăn khác.

Vật liệu bàn ăn theo phong thủy

Vật liệu tạo nên bàn ăn cũng có ý nghĩa phong thủy riêng của chúng mà bạn có thể tạo nên không gian phòng ăn hỗ trợ sinh tài lộc và an khang.

Bàn ăn gỗ: Có thể kích hoạt năng lượng tích cực, mang đến sự tươi mát, phấn khởi và luồng khí tốt luân chuyển trong nhà. Với chất liệu gỗ tự nhiên sẽ có sự bền chắc giúp sản phẩm sử dụng lâu theo thời gian.

Bàn ăn kính: Không có lợi trong phong thủy vì chúng mang đến năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến không khí và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Bàn ăn mặt gốm, đá: Bàn ăn mặt đá kích thích các luồng khí tích cực đối lưu trong nhà, tạo sự thịnh vượng, hạnh thông sự nghiệp cho gia củ. Bạn có thể chọn màu sắc bàn ăn mặt đá theo đúng với tuổi mệnh của mình để tăng thuận lợi.

Vị trí sắp xếp bàn ăn trong phòng ăn đúng phong thủy

Về vị trí đặt bàn ăn, theo phong thủy, gia chủ không nên đặt bàn ăn ở vị trí tương khắc với ngũ hành của chủ nhà. Theo đó, nếu gia chủ thuộc “Tây tứ mệnh” thì bàn ăn đặt ở các vị trí là phía Đông Nam, Đông, Nam và phía Bắc. Còn nếu gia chủ thuộc “Đông tứ mệnh” thì cần tránh đặt bàn ăn ở vị trí là phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

Ngoài ra, khi đặt bàn ăn đúng phong thủy, các gia đình cũng nên lưu ý không nên đặt ở thẳng cửa ra vào bởi vị trí này người đứng ngoài cửa có thể biết người trong nhà đang dùng bữa, đây là một điều không hay. Bàn ăn đặt ở vị trí đối diện cửa cũng sẽ cản trở luồng khí này ra vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến tài vận của ngôi nhà.

Phía trên đầu bàn ăn không nên có giầm nhà nằm ngang, vì vị trí này sẽ tạo cảm giác bất an cho người ngồi. Nhiều gia đình thường chọn vị trí đặt bàn ăn ở phòng bếp, khi bố trí như vậy, gia chủ nên lưu ý, tránh để bàn ăn đối diện trực tiếp với bếp nấu. Bởi khi nấu ăn, bếp thường có nhiệt độ cao và khói, nếu bàn ăn đặt đối diện sẽ khiến sức khỏe của các thành viên trong gia đình không được tốt, tính khí cũng sẽ trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt.

Theo Người đưa tin

Tranh không những làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, nó còn có ý nghĩa phong thủy. Vậy gia chủ cần treo tranh phong thủy như thế nào để thu được vận khí tốt?

Phong Thủy Gian Bếp Và Phòng Ăn

Trong một nhà ở, gian bếp và phòng ăn là nơi được sử dụng hàng này, chí ít là 2 lần một ngày. Bếp là nơi để nấu nướng, chế biến đồ ăn thức uống, phòng ăn là nơi mọi người trong nhà ăn uống thường ngày. Vậy nên không thể coi thường hai nơi quan trọng này.

Người xưa có câu “Dĩ thực vi thiên” (coi miếng ăn như trời) (khi rơi vãi cơm, thực phẩm, người ta nói “phí của giời”) một căn phòng ăn tốt hay xấu, quyết định bởi phương vị hay dở. Mà phương vị của phòng ăn cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể mà lựa chọn, như vậy mới tạo được môi trường tốt lành cho nơi ăn uống.

Truyền thống cho rằng, vị trí của phòng ăn nên bố trí ở mé Đông, Đông nam, Nam hay Bắc ngôi nhà là hợp.

1. Đặt ở mé Nam, ánh sáng luôn đầy đủ.

2. Tủ lạnh thường đặt trong gian bếp, tuy nhiên cũng nhiều khi đặt ngay trong phòng ăn, nếu tủ lạnh đặt trong phòng ăn, tốt nhất là đặt mở quay hướng bắc, chớ quay hướng Nam, vì có thể nạp khí lạnh từ phương Bắc tới, đồng thời tránh được sự cố dẫn tới do thuỷ hoả bất dung (nước lửa kị nhau).

3. Phương Đông, Đông Nam thuộc Mộc, buổi sớm mặt trời nhô lên từ phía Nam, tràn đầy sức sống, bởi vậy được coi là vị trí tốt nhất để đặt phòng ăn.

4. Mùa xuân, thu phòng ăn quay hướng Đông Bắc là tốt. Điểm quan trọng đầu tiên của phòng ăn là giữ cho bàn ăn và dụng cụ ăn luôn sạch sẽ (sạch nhà thì mát, sạch bát ngon cơm) để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và đồng thời tạo nên không khí ấm cúng, thoải mái vui vẻ trong bữa ăn, giúp tiêu hoá tốt.

5. Tốt nhất là phòng ăn và gian bếp bố trí liền kề nhau, nếu xa nhau sẽ bất tiện khi dọn bữa ăn. Giữa phòng ăn và gian bếp có cửa liên thông tạo đoạn đường ngắn nhất.

6. Theo tập quán, bàn ăn không nên kê ngay trong gian bếp, bởi nồng nặc mùi khói dầu mỡ, nóng nực và ẩm thấp, người ngồi ăn không được thoải mái.

7. Phòng ăn nên đặt giữa phòng khách và gian bếp, ngay nơi trung tâm của lòng nhà ở, như vậy khách sang dùng bữa rất tiện lợi.

8. Phòng ăn tuyệt đối không đặt ngay phía dưới vị trí phòng vệ sinh của gác trên, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tâm lý người ngồi ăn phía dưới, đó là chưa nói tới khả năng rò rỉ nước bẩn từ trên xuống.

9. Nếu không tránh được, thì tốt nhất là đặt phòng ăn trên tầng gác.

10. Phòng ăn nên đặt nơi trung tâm lòng nhà ở, nhưng không đối diện với cửa trước hoặc cửa sau.

11. Tránh dùng căn phòng có tường ngăn cách với nhà vệ sinh làm phòng ăn, nếu không tránh được thì bàn ăn phải kê thật xa tường ngăn.

Ngoài ra còn cần phải chú ý một số điều. Ví dụ, hai mặt tường đối diện của phòng ăn không nên cùng trổ cửa sổ, bởi thông gió làm mùi vị thơm ngon trong phòng ăn bay đi hết; vả lại, “gió vào nhà trống, sẽ làm tứ tán “nhân khí”, không có lợi cho sức khoẻ.

Không chỉ phương vị của phòng ăn rất quan trọng, mà người ngồi ăn cũng không kém phần quan trọng, “ăn trông nồi, ngồi trong hướng” là vậy. (Theo 100 câu hỏi đáp về phong thủy nhà ở)

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook