Top 15 # Phong Thủy Cho Khu Vực Tiền Sảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Phong Thủy Cho Khu Vực Tiền Sảnh

Trong phong thủy, sảnh nhà còn được gọi là huyền quan, một bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Huyền quan là khu đệm của phòng khách, có thể coi như tiền phòng, là nơi khách “nghỉ” chân trước khi vào phòng chính, tiếp mạchdẫn khí từ môi truờng bên ngoài vào căn nhà. Chính vì vậy, một huyền quan tốt về phong thủy sẽ khiến cho luồng khí cát lành vào nhà nhiều hơn. Điều này sẽ đem lại lợi ích lớn cho gia chủ về sức khoẻ và tài lộc.

Trái với quan niệm tiền sảnh, ban công chỉ là một phần phụ của căn nhà. Tiền sảnh đem lại lợi ích lớn cho gia chủ về sức khoẻ và tài lộc.

Nhà chị Nguyễn Thu Huyền (Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sảnh (còn gọi là hiên nhà) khá lớn. Cũng vì lý do này nên gia đình chị sử dụng để làm nơi để nhiều thứ đồ đạc. Ngoài một tủ để giày dép còn các đồ vật khác như thùng rác, máy tập chạy, túi đựng đồ chưa dùng đến… Nhiều khi khách đến nhà chơi thấy vướng víu, bẩn thỉu, bức bí nhưng rồi chị cũng cho qua bởi quan niệm dù là mặt tiền nhưng vẫn là phần phụ. Đặc biệt, trong khi nhà còn chật chội thì điều này có thể chấp nhận được.

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, đúng là hiện nay nhiều người đang quan niệm tiền sảnh hay ban công là những phần phụ của căn nhà. Điều này hoàn toàn chưa phù hợp về cả thẩm mỹ lần phong thủy.

Về thẩm mỹ, tiền sảnh đóng vai trò góp phần nâng cao giá trị, cảnh quan của toàn bộ căn nhà đó. Đó là bộ mặt khi khách đến thăm nhà. Cũng là nơi để cả nhà cảm nhận sự thoải mái khi bước chân về. Tương tự, ban công trước mặt nhà cũng đóng góp phần quan trong đó.

Trong phong thủy, sảnh nhà còn được gọi là huyền quan, một bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Huyền quan là khu đệm của phòng khách, có thể coi như tiền phòng, là nơi khách “nghỉ” chân trước khi vào phòng chính, tiếp mạch dẫn khí từ môi truờng bên ngoài vào căn nhà. Chính vì vậy, một huyền quan tốt về phong thủy sẽ khiến cho luồng khí cát lành vào nhà nhiều hơn. Điều này sẽ đem lại lợi ích lớn cho gia chủ về sức khoẻ và tài lộc.

Vì thế, tiền sảnh có hai vai trò chính là đón, dẫn khí và làm đẹp cho ngôi nhà. Huyền quan cần phải thông thoáng, tạo cảm giác thư giãn cho khách bước vào phòng, lại vừa khiến cho khí phong thủy thông thấu dễ dàng vào phòng.

Để thu được ánh sáng cho ngôi nhà, sảnh nhà nên sử dụng những vật liệu như gỗ, gạch lát hoa sàn hoặc thảm trải có màu sắc sáng. Điều này nhằm tạo cảm giác thoải mái cũng như tránh hấp thụ nhiệt tạo cảm giác nóng bức cho khách vào nhà nhưng lại vừa làm căn nhà trở nên sáng hơn. Khu vực sảnh trước nhà luôn luôn gọn gàng sạch sẽ, không nên bày biện quá nhiều đồ vật không cần thiết, không những làm cho không gian lộn xộn mà còn gây cản trở khí phong thủy đưa vào nhà.

Đối với ban công, dù chiếm vị trí không lớn và quan trọng như tiền sảnh, nhưng tạo nên nét độc đáo, riêng biệt và cũng tác động dẫn khí vào nhà. Vì thế, ngoài việc chú ý đến tiền sảnh các gia đình cũng cần chú ý đến ban công. Nên sắp xếp khu vực này thoáng đãng, sạch sẽ, tràn sức sống. Theo kinh nghiệm, ngoài việc được thiết kế theo tông kiến trúc của căn nhà, bạn có thể trồng thêm cây cảnh, cây dây leo có nhiều hoa. Thậm chí ban công lớn có thể đặt bàn ghế để thưởng thức cảnh vật, hít không khí trong lành, thư giãn đầu óc…

Theo Viet-times

Cùng Danh Mục

Phong Thủy Cho Khu Vực Trung Tâm Nhà

Cách xác định khu trung tâm của căn nhà

Phương pháp 1: Chia mặt bằng nhà thành 9 ô bằng nhau, ô giữa được tính là trung cung của nhà. Đây là phương pháp phổ thông, mọi người đều có thể áp dụng được.

Phương pháp 2: Sử dụng bát quái, thước lập cực để ốp vào bản vẽ của nhà. Ô vòng tròn trung tâm chính là trung cung của nhà. Phương pháp này đòi hỏi có số độ của nhà nên thường được những người có chuyên môn (phong thủy gia, kiến trúc sư…) sử dụng.

Phong thủy cho khu vực trung tâm nhà

Khu vực trung tâm hay trung cung của ngôi nhà rất quan trọng đối với thiết kế phong thủy tổng thể của ngôi nhà nhưng thường bị bỏ qua. Trong khi đó, khu vực này chỉ lan tỏa năng lượng tốt khi được nuôi dưỡng và bảo vệ. Tại khu vực trung cung, bố trí phòng ăn hoặc phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng khách là phương án tốt nhất.

Cụ thể các phòng nên được bố trí như sau:

Phòng ăn: Phòng ăn có màu sắc bắt mắt có thể tăng cường năng lượng tích cực cho trung tâm. Có thể sử dụng gương trong phòng ăn để tăng cường sự thịnh vượng của gia đình.

Phòng khách ở trung tâm mang năng lượng dương lan tỏa đến các phòng khác.

Phòng khách: Phòng khách mang năng lượng dương nằm ở trung tâm của nhà sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe và sự thịnh vượng của các thành viên trong gia đình, do đó phải giữ phòng này sạch sẽ, gọn gàng để năng lượng tốt lan tỏa đến các phòng khác.

Một số lưu ý khi bố trí, thiết kế khu vực trung tâm nhà:

– Không nên bố trí cầu thang ở trung cung, đặc biệt là cầu thang hình xoắn ốc. Bởi cầu thang là nơi dẫn khí, cầu thang hình xoắn ốc sẽ tạo ra một cơn lốc hút hết năng lượng khí ra khỏi căn nhà.

– Phía dưới móng nhà ở khu vực trung cung không nên bố trí bể phốt, bể nước. Phía trên mái của khu vực giữa nhà cũng không nên bố trí téc chứa nước, bể nước. Bởi nước mang năng lượng Thủy sẽ xung đột với năng lượng Thổ của trung cung, gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

– Nếu bức tường ở khu vực trung cung nhà bị bong sơn, bị hư hỏng, có lỗ thủng thì cần phải được sơn lại, làm mới, bịt kín ngay lập tức.

– Nếu trung tâm nhà là một hành lang, lối đi thì cần làm khí đi chậm lại bằng cách bố trí ở đây các tinh thể dạng quả cầu thủy tinh treo hoặc lát gạch đỏ hình vuông đồng thời trang trí thêm các đồ vật bằng đá, gốm sứ mang Thổ tính.

– Không nên trồng các loại cây lớn ở khu vực trung cung.

Nhật Lâm (Trung tâm Phong thủy hiện đại)

Tư Vấn Phong Thủy Cho Khu Vực Trung Tâm Của Ngôi Nhà

Phương pháp 1- tư vấn phong thủy

Bạn chia mặt bằng ngôi nhà thành 9 ô vuông bằng nhau. Ô chính giữa sẽ là trung cung của ngôi nhà. Cách xác định trung tâm ngôi nhà này rất phổ biến và dễ thực hiện.

Phương pháp 2- tư vấn phong thủy

Bạn sử dụng bát quái, thước lập cực để ốp vào bản vẽ của ngôi nhà. Trung tâm của ngôi nhà sẽ nằm ở ô vòng tròn chính giữa. Tuy nhiên, phương pháp này không phải ai cũng áp dụng được. Bởi nó đòi hỏi phải có số độ của ngôi nhà. Đây là phương pháp thường được các kiến trúc sư, phong thủy gia sử dụng.

Cách bài trí các phòng chức năng tại khu vực trung tâm ngôi nhà Thực tế cho thấy, nhiều gia chủ thường bỏ qua phong thủy khu vực trung tâm ngôi nhà. Trong khi đó, phong thủy trung cung có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phong thủy tổng thể. Khi được bảo vệ và nuôi dưỡng tốt, trung cung sẽ cung cấp, lan tỏa nguồn năng lượng tốt tới tất cả các phòng trong nhà. Tại khu vực này, bạn nên bố trí phòng khách, phòng ăn và không gian sinh hoạt chung.

Phòng khách:

Bố trí phòng khách ở trung tâm ngôi nhà sẽ góp phần tăng cường sức khỏe. Nó mang đến nhiều may mắn cát lành cho tất cả các thành viên vì không gian chức năng này mang năng lượng dương. Lưu ý, bạn cần giữ cho phòng khách luôn gọn gàng, sạch sẽ để năng lượng tốt lan tỏa tới các phòng khác.

Không gian ăn uống nên có tông màu sáng, bắt mắt để gia tăng nguồn năng lượng tích cực. Nếu muốn gia tăng sự thịnh vượng, bạn hãy treo một gương lớn trong phòng ăn.

Một số lưu ý khi tư vấn phong thủy khi thiết kế, bài trí khu vực trung cung nhà:

– Không nên bố trí cầu thang ở khu vực trung cung, nhất là cầu thang xoắn ốc. Bởi lẽ, cầu thang là nơi dẫn khí. Việc thiết kế cầu thang xoắn ốc sẽ giống như một cơn lốc hút hết năng lượng khí ra khỏi nhà bạn.

– Tránh đặt bể nước, bể phốt ở phía dưới móng nhà tại khu vực trung cung. Đồng thời, phía trên mái của khu vực giữa nhà cũng không nên để téc chứa nước, bể nước. Nguyên nhân là, trung cung mang năng lượng Thổ xung khắc với nước vốn vốn đại diện cho yếu tố Thủy. Sự xung đột này sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe, tài lộc của tất cả các thành viên trong gia đình.

– Gia chủ nên làm mới, sơn lại, bịt kín nếu bức tường ở khu vực trung cung bị hư hỏng, bong sơn, có lỗ thủng.

– Nếu trung cung nhà là lối đi, hành lang thì gia chủ cần làm khí đi chậm lại. Hãy bài trí ở đây những tinh thể dạng quả cầu thủy tinh treo, lát gạch đỏ hình vuông. Bên cạnh đó, bài trí thêm đồ vật bằng đá, gốm sứ mang tính Thổ.

– Tránh trồng các loại cây lớn ở trung cung.

(Theo Tuổi trẻ Online)

BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Bố Trí Khu Vực Giếng Trời Hợp Phong Thủy

Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng bắc của ngôi nhà.

Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, vì vậy, giếng trời cũng phải đón được cả khí tốt. Do đó, giếng trời phải hợp phong thủy là điều nên làm

Trong thiết kế nhà ống hiện nay, người ta thường sử dụng giếng trời làm giải pháp tối ưu để thu hút khí trời và ánh sáng cho các phòng chức năng. Tuy nhiên làm sao để xây dựng được giếng trời vừa hợp phong thủy, vừa đẹp, vừa tiện dụng thì cần phải có nhiều yếu tố.

1. Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng bắc của ngôi nhà.

2. Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt.

Một vài trường hợp không thể đặt giếng trời ở trung cung thì người ta sẽ đặt ở những cung khác cho hợp phong thủy hơn như: Một ngôi nhà bị xiên thì người ta sẽ thường đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết này.

3. Một vài nguyên lý cần lưu ý: Giếng trời phải tuân theo luật âm dương; giếng trời phải tuân theo luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà.

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh; Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

(Theo Phongthuynhadat.vn)

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook