Top 13 # Phong Thủy Đào Giếng Nước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Những Lưu Ý Khi Đào Giếng Và Lấp Giếng Xây Nhà.

Đào giếng, lấp giếng phải hết sức thận trọng. Giếng nước là phần cực âm của căn nhà. Khi lấp hoặc đào giếng có thể làm cho căn nhà mất cân bằng âm dương. Dẫn đến rối loạn trường khí trong nhà, làm cho khí xấu đi hoặc tốt lên. Đó là nguyên nhân của những thay đổi sau khi lấp hoặc đào giếng, lấp giếng!

Tầm quan trọng của giếng quá lớn. Ngoài việc chọn được hướng nhà ” Tốt” ra, các bậc Phong thủy gia – tiền bối còn nói rằng ” Nhất Tỉnh – Nhì Táo – Tam Môn đường”, ý nhắc những người đi sau hiểu rằng: So với Bếp và các Cửa, thì Giếng là đứng hàng số 1 khi thiế t kế thi công xây dựng nhà.

Đào giếng, lấp giếng là việc hệ trọng.

Do hậu quả là mất cân bằng trường khí, nên người ta ít khi lấp giếng ( Nếu là giếng tốt )! Hậu quả là nhân sự biến động, ảnh hưởng kinh tế trong gia đình một thời gian nhất định.

Đào giếng, lấp giếng cần thận trọng ảnh hưởng đến các dòng năng lượng phong thủy….Kinh nghiệm quan sát cho thấy rằng, giếng nước là nơi tập trung rất nhiều Âm khí. Nên về cơ bản nó có sự tương tác Âm – Dương rất lớn đối với những người sống trong gia đình. Lấp giếng có thể làm mất đi một nguồn năng lượng lớn ( Âm khí tốt), hoặc đào giếng sẽ gây thoái ( Dương khí ) nặng và ngược lại.

Gia đình đang có người ốm yếu, hoặc đang phát tài phát quan, thì nên chú ý hạn chế việc đào hoặc lấp giếng. Vì có thể nó gây ảnh hưởng đến con người, hoặc ảnh hưởng việc làm ăn. Còn nếu trong nhà mọi người đang khỏe mạnh bình thường, mà cái giếng ở vị trí xấu so với tương quan của ngôi nhà, hoặc ở quy mô nhỏ, thì có thể lấp ngay được mà không sợ nguy hiểm.

Giếng tốt và giếng xấu các biểu hiện phân biệt

Nếu cái giếng đó nước lúc nào cũng trong mát, khu vực quanh giếng có cây cỏ tốt tươi, khí quanh miệng giếng mát mẻ thì đó là nơi đất lành, khí thanh, âm dương tương hoà ( các cụ thường gọi là huyệt tốt). Nhà nào có giếng như vậy thì đời nào cũng có người làm quan và sẽ là quan thanh liêm. Nếu cấu trúc nhà tốt thì quan cao chức trọng, phú quý. Gia chủ vận xấu cũng vẫn có chức sắc.

Nếu giếng xấu nên hóa giải cái xấu của giếng bằng biện pháp trấn yểm. Nhất định sẽ sinh ra hiền tài và con cháu sẽ gìn giữ được gia phong trong nhiều đời. Trừ phi tự nhiên thấy giếng đục và khô cạn,có mùi hôi thối, nước phèn, chua, mặn thì nên lấp sớm, không nên để lâu, để càng lâu càng kém.

6 lưu ý khi đào giếng và lấp giếng

1. Đào giếng, lấp giếng phải xem hướng phong thủy. Vị trí khoan giếng cần phải dựa trên việc phân cung điểm hướng theo hướng nhà và sơ đồ nhà cụ thể.

Lấp giếng chia làm 2 trường hợp: Giếng có oan hồn và giếng bình thường.

#. Lấp giếng có oan hồn hay vong … trú ngụ thì khi lấp phải đặt biệt chú ý.

Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng ). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên. Còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp. Tiếp theo, mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên.

Ném từng cục một, mổi lần ném khấn niệm tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối).

Sau đó tiến hành lấp giếng. Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp cát dầy, rồi đến 1 lớp đất sét , sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long – Long Mạch.

Chẳng cần phải cầu kỳ đủ kiểu, lễ vật đơn giản chỉ cần mâm trái cây, hoa tươi, cặp đèn cầy đỏ, Trà, Rượu và 1 con cá chép sống (Nếu có lễ vật đơn sơ càng tốt). Sau khi cúng thì đem cá chép đó thả ra sông.

-Lời Khấn: Hôm nay là ngày – tháng – năm ………………………

-Chúng con tên ………………………Tuổi ……………………

Kính lạy : – Bản Xứ thành hoàng Đại vương chi thần..

– Đương Cảnh Thổ địa chánh thần.

– Bản xứ Chúa Thủy Long – Long Mạch tôn thần.Kính thưa chư vị, trước đây vì yêu cầu trong sinh hoạt, Gia đình chúng con đã xin phép đào cái giếng này. Nay vì ………… ( Nêu lý do )

Chúng con thành tâm cầu xin chư vị chứng giám cho chúng con được HOÀN TRẢ LONG MẠCH lại cho tự nhiên.

Xin chư vị ghi nhận và kết nối Long Mạch. Tạo sự kết nối Thủy Long. Dương Khí được kết phát như tự nhiên. An Trạch – Hưng Gia.

Chúng con thành tâm Kính cáo.

3. Mâm cúng và lời khấn khi lỡ lấp giếng có oan hồn sai cách.

Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi. Khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi, nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc …

#. Lấp giếng bình thường không có oan hồn.

Thật may mắn cho các bạn nếu nhà bạn có một cái giếng cũ không có oan hồn. Nay bạn xây nhà đẹp mới, một biệt thự đẹp, nhà vườn đẹp, nhà phố đẹp, nhà ống đẹp và không dùng giếng cũ nữa. Bạn xin san lấp nói chung cũng đơn giản thôi.

1. Lấp giếng cũ đào giếng mới không bị gấp gáp về thời gian.

Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp, thì chọn ngày có TRỰC TRỪ, trục hết các bi lên. N ếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mổi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt.

Dùng một cây luồng ( Lồ Ô hoặc Tre rổng ruột ) to bằng cổ tay, chẻ đôi thông ruột rồi quấn dây thép lai như khi chưa chẻ đôi. Cắm vào lòng giếng, ngọn khuất dưới mặt đất, thường cở khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến (5 màu). Nếu có các vật dụng cũ kim loại như đinh – ốc vít – sắt vụn v.v… thì bỏ xuống càng tốt.

Đây là cách thu nhỏ giếng lai. Ứng dung Ngũ hành “kim sanh thủy” hỗ trợ. Khỏang 5-7 năm sau cây luồng tự hủy. Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên, không bị bế tắc đột ngột.

Các bước chuẩn bị vẫn như trường hợp lấp giếng không gấp về thời gian

Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên của cây luồng. Ống nhựa này đặt âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời.

Lấy ống nước bằng nhựa, đường kính khoảng 4cm. Cẩn thận hơn nữa thì dùng ống tre. Mục đích là sau khi giếng bị lấp thì bản thân cái ống đó cũng sẽ tiêu đi mới tốt.

Xiên thủng nhiều lỗ ngang dọc theo chiều dài ống (cách khoảng 3-5cm). Cắm ống xuống giếng rồi lấp giếng xung quanh để chừa đầu ống lên. Trên mặt ống gắn quả cầu inox chắn rác để tránh gạch đá rơi xuống tắc ống (như ống nước thoát vậy).

Mỗi ngày quét nhà rơi ít cát, dần dần sẽ tự lấp đầy ống. Nhớ đừng để rơi gạch xuống làm tắc giữa chừng.

Nếu vị trí giếng củ không phải ở ngay sàn nhà thì mỗi ngày đổ vào đó 1 thìa nhỏ cát cho đến khi đầy.

Cắm một ống nước bằng nhựa xuống đến đáy giếng, phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm.

Đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước. Sau đó đổ một lớp cát dày, rồi đổ một lớp đất sét. Rải một lớp than hoạt tính lên trên, dày khoảng 10cm.

Sau đó đổ lớp đất thịt lên trên cho đến khi đầy miệng giếng.

Mỗi ngày quét nhà rơi ít cát, dần dần sẽ tự lấp đầy ống. Nhớ đừng để rơi gạch xuống làm tắc giữa chừng.

3. Lấp giếng không có oan hồn cũng dùng lễ vật và lời khấn y bài trên.

“Tỉnh – Táo” là một từ ghép người xưa thường dùng, ngày nay vẫn hay dùng. Trong tiếng Hán “Tỉnh” nghĩa là cái giếng, “Táo” chính là cái bếp. Ý rằng: Khi hướng nhà tốt rồi, thì giếng, bếp ảnh hưởng đến con người trong một ngôi nhà. Ở góc độ nào đó là không thể chối cải được. Làm gì cũng nên “Tỉnh Táo” như sự khẳng định về tầm quan trọng của GIẾNG và BẾP vậy.

Nếu bạn đang cần kiến trúc sư thiết kế nhà đẹp tphcm, hay công ty thiết kế thi công xây dựng nhà đẹp hãy đến với https://kientruc999.vn

Tác giả- kiến trúc sư : Lê Hải

Có Nên Xây Nhà Trên Giếng Cũ? Xử Lý Đào, Lấp Giếng Hợp Phong Thủy

Xây nhà trên nền giếng cần lưu ý đảm bảo phong thủy

-Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày( cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên, còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp, đoạn mới vứt liên tiếp ba cục đất sét nói trên. Ném từng cục một, mỗi lần ném khấn niệm ” tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra ( do oan hồn người té giếng hay chết đuối)”

+ Cách 1:

– Trục hết các bi lên ( nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mỗi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt), dùng một cây luồng to bằng cổ tay chẻ đôi ( loại còn non) thông ruột, rối quấn dây thép lại như khi chưa chẻ đôi , cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường có khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng (nứa) 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoặc dây kim tuyến (5 màu) ,nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh, ốc vít, sắt vụn…bỏ xuống càng tốt ( đây là cách thu nhỏ giếng lại, ứng dụng Ngũ hành “kim sanh thủy” hỗ trợ, khoảng 5-7 năm sau cây luồng tự hủy, Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc đột ngột )

Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì dưới mặt nền nhà dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng, âm dưới đất rồi nối thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời sao cho đảm bảo phong thủy.

+ Cách 2:

– Lấy chỉ ngũ sắc cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất. Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp đất dầy, rồi đến 1 lớp đất sét, sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thủy Long.

Khi lấp thì chọn ngày có Trực Trừ và hợp tuổi với gia chủ.

Tháng 1: Giáp Bính Nhâm Mậu: Tý

Tháng 2: Ất Đinh Tân:Sửu, Ất Tân Kỷ: Hợi

Tháng 3: Giáp Bính Canh Mậu: Tý, Canh Ngũ (ngọ)

Tháng 4: Giáp Bính Canh Mậu: Tý , Canh ngọ, Ất Đinh Quý: Sửu

Tháng 5: Ất Đinh Quý: Sửu, Ất Kỷ : Mùi, Bính Thìn

Tháng 6: Giáp Canh Bính: Thân

Tháng 7: Các Ngày Ngọ

Tháng 8: Bình Thìn, Kỷ Tỵ

Tháng 9: Các Ngày Ngọ

Tháng 10: Ngày Mùi, Ngày Dậu, Canh Tý, Canh Nhâm: Ngũ ( Ngọ)

Tháng 11: Giáp Bính Canh: Tuất , Ất Đinh Kỷ Quý: Mùi

Tháng 12: Bính Dần, Giáp Canh: Thân, Ất Kỷ: Hợi

+ Các Hướng Bát Quái

– Càn: Bị đầu nhọt lỡ, chân tê liệt, thắt cổ tự vẫn, bị tai nạn gãy nát đùi

– Khảm : Bị trộm cướp, nhiều bệnh tật .

– Cấn: Vượng tài nhưng không con.

– Tốn: Tài lộc đại phát.

– Ly: Mắt yếu.

– Khôn: Giàu có, thịnh vượng.

– Đoài: Đại dâm, ứng vào thiếu nữ, không có.

+ Các hướng Địa Chi.

– Tý: Sẽ sinh ra người điên cuồng

– Sửu: Anh em không hòa thuận , nhà có người bị câm điếc, đui mù.

– Dần: Bị hỏa tai, bệnh hoạn.

– Mẹo: Bị tai bay vạ gió, bệnh tật.

– Thìn: Mọi việc đều bất lợi, gia trưởng bị nạn trước, rồi đến người nhà, có người nhảy sông tự trầm.

– Tỵ: Đạt công danh nho nhỏ.

– Ngọ: Mọi việc đều bất lợi .

– Mùi: Có công danh, giàu sang.

– Thân: Bị trộm cướp, khó sinh.

– Dậu: Trước xấu sau tốt.

– Tuất: Con nhỏ chết, con lớn bệnh, mọi việc đều bất lợi.

– Hợi: Con cháu thông minh, thịnh vượng.

+ Các hướng thiên can.

– Giáp: Sẽ được nhiều của, nhưng nhiều bệnh tật.

– Ất: Trai, gái đều xinh đẹp.

– Bính: Được là quan cao.

– Đinh: Vượng về lộc và con trai.

– Canh: Sẽ giàu có.

– Tân: Nữ trong nhà đều trong sạch, sống có đạo đức.

– Nhâm: Phát tài, vượng nhân đinh nhưng thường có quái tật.

– Quý: Giàu có, vàng bạc đầy nhà.

Các phương Giáp, Bính, Canh, Nhâm có giếng, nếu gần suối sâu thì nam nữ trong nhà đều dâm loạn.

1. Không nên để nước ô uế tràn vào Giếng.

2. Làm nhà trên Giếng cũ thì bị thưa kiện.

3. Giếng sâu quá thì không tụ tài, cô quả, dâm dật. Rộng quá thì không vượng đinh, của cải lại mất dần, dài mà sâu thì thoái tài, hại nhân khẩu. Sâu mà làm chỗ đất cao thì đàn bà trong nhà làm loạn.

4. Giếng làm sát bên phòng ngủ mà có thai thì sẽ trụy thai.

5. Trồng hoa bên giếng thì sẽ cờ bạc, xa hoa.

6. Đắp tường quanh Giếng thì sẽ yêu con ở.

7. Không nên để bếp trên giếng,vì thủy khắc hỏa.

Nếu gặp những vấn đề nêu trên mà bạn không thể tìm ra cách xử lí, đừng lo lắng. Hãy liên hệ với Apollo Việt, chúng tôi sẽ tư vấn và tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất cho gia đình bạn.

Mọi thông tin Tư vấn – Hợp tác Qúy vị vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC APOLLO VIỆT

Website: https://www.kientrucapollo.vn/

Điện thoại/ zalo: 0962 368 892 hoặc 0334 511 135

Fb: www.facebook.com/KientrucApolloViet/

Trụ sở chính: 226C5 KĐT Đại Kim, Phường Hoàng Mai, Tp. Hà Nội

Giếng Nước Trong Nhà Tốt Hay Xấu? Vị Trí Giếng Theo Phong Thủy

Theo văn hóa Việt Nam, giếng nước được coi như một nét đẹp truyền thống của người dân. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại thì giếng nước đã dần được thay thế bằng các máy nước, hệ thống máy lọc. Theo quan niệm xưa thì giếng nước có ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy và sự phát triển của gia chủ. Vậy giếng nước trong nhà tốt hay xấu? Vị trí giếng nước như thế nào thì tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

Giếng nước trong nhà tốt hay xấu?

Giếng nước trong nhà tốt hay xấu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm phong thủy, giếng nước nằm ở vị trí thuận lợi sẽ mang lại vượng khí, phát triển tài phú cho gia chủ. Nó không chỉ là nơi cung cấp nước cho gia đình mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia chủ.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn. Nguồn nước mát lành, trong ngọt sẽ biểu hiện cho vượng khí, vận khí tốt. Ngược lại, nếu giếng nước phèn chua, vẩn đục thì biểu hiện cho âm khí không tốt. Giếng chứa nước này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp. Do đó, tùy theo tính chất và vị trí của giếng mà có thể coi đó là giếng tốt hay xấu.

Đây là vấn đề được rất nhiều người lo ngại. Theo phong thủy thì giếng nước thuộc hành âm, giúp hoàn thiện yếu tố âm dương cho gia đình. Do đó, khi lấp giếng hoặc xây nhà trên đất có giếng cần hết sức cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến phúc khi căn nhà. Nếu lấp giếng đột ngột có thể gây ra xui xẻo, ảnh hưởng không tốt đến vượng khí, sức khỏe người trong nhà.

Bạn vẫn có thể xây nhà trên đất có giếng những cần đặc biệt chú ý và chu đáo. Trước khi thực hiện nên hỏi ý kiến từ thầy phong thủy. Giếng cần lấp từ từ, đúng cách để đảm bảo an toàn vượng khí cho gia chủ.

Giếng nước trong nhà tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có vị trí phong thủy và nguồn nước. Ngoài việc tìm được nguồn nước trong mát, ổn định thì vị trí đào giếng cũng cần chú ý. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về phương vị để xây dựng giếng nước. Tùy theo vị trí nahf mà có thể chọn 1 trong 4 phương vị như: Thiên Y, Phục Vị, Diên Niên, Sinh Khí. Đây là góc được xác định bởi vector bắc và ảnh chiếu vuông góc giữa sao và đường chân trời.

Không chỉ vậy, khi đào giếng cũng không được để đối diện hay quá sát bếp. Theo quan niệm xưa, âm dương đặt gần nhau dễ bị xung khắc và gây hại cho vượng khí ngôi nhà. Ngoài ra, bếp đặt quá gần giếng cũng gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sinh hỏa. Đặc biệt, chất thải khi nấu nước có thể ngấm vào nguồn nước và gây ô nhiễm.

Cách lấp giếng an toàn, không gây ảnh hưởng đến phong thủy

Đa phần mọi người cho rằng không nên xây nhà trên nền đất có giếng. Tuy nhiên, giếng nước trong nhà tốt hay xấu cũng sẽ phụ thuộc vào sự cẩn thận khi xây dựng. Trước tiên bạn cần lấp giếng từ từ, cẩn thận. Giếng cần lấp từ từ, chia nhỏ để nước cạn dần và phần đất không bị biến động lớn.

Sau khi lấp đất, gia chủ cần dùng đá thạch anh đắp lên miếng giếng để trấn yểm như sau:

Căm 1 ống nhựa xuống đáy giếng và cách mặt đất khoảng 40cm.

Đổ đá, sỏi xuống giếng đầy ngang mặt nước.

Đổ thêm 1 lớp cát phía trên.

Phủ đất sét mỏng lên mặt giếng rồi dùng một lượng than hoạt tính dày 10cm phù trên cùng.

Rải đá thạch anh trên lớp than hoạt tính sát bề mặt. Dùng đất sạch lấp đầy miệng giếng là được.

Giếng Nước Trong Nhà Tốt Hay Xấu?

Thứ bảy, 02/12/2017

Nếu bạn có ý định đặt giếng giữa nhà thì nên lựa chọn đặt ở phương vị tốt. Bạn có thể nhờ thầy phong thủy để có thể xem rõ hơn về vị trí nên đặt. Nếu trong nhà là giếng khơi bạn cần dựng các thành cao để tránh việc trẻ em chơi đùa có thể xảy ra điều không hay. Không nên đặt giếng với vị trí gần phòng khách, phòng ngủ hoặc quá gần nhà bếp (bếp đặt ở phương xấu).

1. Đối với phương Bát Quái

Xem bói năm 2018 về các phương diện ngoại giao, công việc, cuộc sống, tình duyên, tài chính, gia đạo công danh, sức khỏe. Ngoài ra còn cung cấp thông tin về sao hạn đầu năm, cách hóa giải vận hạn, ngày giờ xuất hành hợp với tuổi, diễn biến từng tháng trong năm mới Mậu Tuất 2018

Vị trí giếng nước đặt ở các phương:

– Phương Càn: Không tốt dễ bị đầu nhọt lỡ, chân tê liệt, thắt cổ tự vận, bị tai nạn gãy nát đùi. – Phương Khảm: Đề phòng bị trộm cướp , nhiều bệnh tật. – Phương Cấn: Vượng tài nhưng khó về mặt con cái. – Phương Tốn: Tài lộc đại phát. – Phương Ly: Có vấn đề về thị lực. – Phương Khôn: Tài lộc thịnh vượng. – Phương Đoài: Đại dâm, ứng vào thiếu nữ có thể sẽ không con.

2. Đối với phương Địa Chi

Vị trí giếng đặt ở các phương:

– Phương Tý: Sẽ sinh ra người có bản tính điên cuồng. – Phương Sửu: Anh em không hòa thuận, nhà có người bị bệnh tật. – Phương Dần: Không tốt dễ bị hỏa tai, bệnh hoạn. – Phương Mẹo: Bị tai bay vạ gió, bệnh tật. – Phương Thìn: Không thuận lợi, gia trưởng bị nạn trước, rồi đến người nhà, có người nhảy sông tự trầm. – Phương Tị: Có công danh như còn nhỏ. – Phương Ngọ: Cuộc sống không thuận lợi. – Phương Mùi: Giàu sang lẫn công danh. – Phương Thân: Đề phòng trộm cướp, khó sinh đẻ. – Phương Dậu: Về sau mới tốt. – Phương Tuất: Khó khăn về con cái, mọi việc đều bất lợi. – Phương Hợi: Con cháu thông minh gia đình thịnh vượng.

3. Đối với phương Thiên Can

Vị trí đặt giếng ở các phương:

– Phương Giáp: Nhiều của cải nhưng bệnh tật. – Phương Ất: Con cái đều đẹp. – Phương Bính: Công danh tôt làm quan cao. – Phương Đinh: Tài lộc và con trai. – Phương Canh: Số giàu có. – Phương Tân: Người trong nhà đều trong sạch, sống có đạo đức. – Phương Nhâm: Gia đình có lộc, vượng nhân đinh nhưng thường có quái tật. – Phương Quý: Nhiều phú quý.

BÓI VUI: Giải mã giấc mơ thấy rắn – nằm mơ thấy rắn đánh đề bao nhiêu?