Top 8 # Phong Thủy Nhà Có Giếng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Xây Nhà Trên Đất Có Giếng

Trước đây, đào giếng gần nhà để lấy nước là điều không thể thiếu trong mọi gia đình Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi nguồn nước sạch thay thế các giếng nước và đã có mặt ở mọi nơi trên đất nước. Việc xây nhà cũng mở rộng ra theo diện tích đất nhà, có nhiều hộ gia đình mở rộng ra đến vị trí giếng nước trước kia. Hoặc mua đất xây nhà nhưng vẫn còn những giếng nước chưa được lấp miệng.

Trong phong thủy, ngay trên mảnh đất chúng ta sinh sống, khi âm – dương cân bằng sẽ tạo cho cuộc sống gia đình sung túc, hạnh phúc và ngày càng thịnh vượng hơn. Theo đó, giếng nước chính là phần âm và trong phong thủy giếng có tác dụng là giúp cân bằng với phần dương phía trên. Khi lấp hoặc đào giếng mới có thể làm cho căn nhà mất đi sự cân bằng âm dương. Từ đó dẫn đến rối loạn trường khí trong nhà, có thể làm cho xấu đi hoặc là sẽ tốt lên.

Xây nhà trên giếng nước có sao không

Theo dân gian, việc xây nhà trên mảnh đất có giếng sẽ là điềm xấu mang lại những điều không may, và nếu xử lý lấp giếng để xây nhà không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của ngôi nhà, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở sẽ đến với gia chủ. Hoặc có những chiếc giếng bị bỏ hoang để lâu ngày có thể tồn tại những oan hồn vất vưởng và có những vong trú trụ ở đó. Nếu như khi xây nhà gia chủ hoàn toàn không biết để xử lý điều đó thì về sau người sống rất dễ bị quấy nhiễu.

Những cách xử lý giếng nước trước khi xây nhà

Nên Chọn ngày lấp giếng: Khi lấp thì phải chọn ngày có Trực Trừ và hợp với tuổi của chủ nhân ngôi nhà.

Cách 1: Lấp đầy miệng giếng một cách từ từ:

Đây là một trong những cách làm quan trọng để đảm bảo phong thủy khi xây nhà, bạn không nên lấp một lần với thật nhiều đất đá cho đầy luôn đến miệng giếng, mà phải thực hiện việc lấp từ từ để cho nước cạn đi dần dần.Tốt nhất bạn nên chia nhỏ việc ra để lấp giếng, tuy việc xử lý này sẽ mất thời gian nhất. Nhưng đây sẽ là một cách giúp đảm bảo sinh khí cho toàn khu đất. Giúp cho mảnh đất nơi bạn cất nhà sẽ không bị thay đôi đột ngột hoặc bị biến động mạnh.

Cách 2: Trục hết các bi lên (nếu không trục bi được thì phải lấy được tấm rế lên. Mỗi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt), chẻ đôi một cây luồng (nứa) to bằng cổ tay (loại còn non) thông ruột rồi dùng dây thép quấn lại giống như lúc chưa chẻ đôi. Sau đó cắm vào lòng giếng dưới mức nước thường sâu khoảng 1m.

Bỏ vào lòng cây luồng 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc ( hoặc dùng dây kim tuyến 5 màu cũng được) có thể bỏ thêm các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh, ốc vít, sắt vụn các loại bỏ xuống càng tốt (đây là cách thu nhỏ giếng lại, ứng dụng Ngũ hành “kim sinh thủy” để hỗ trợ, khoảng vài năm sau cây luồng tự hủy. Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc một cách đột ngột.

Cách khắc phục xây nhà trên đất có giếng nước

Khi xây nhà trên giếng cũ thì dưới nền nhà có thể dùng ống nhựa nối thông với đầu trên của cây luồng đã âm dưới đất rồi nối thông ra một chỗ nào đó để thông với khí trời.

Cách 3: Dùng chỉ ngủ sắc cho vào 1 lọ nhỏ, đóng kín nút sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất lại. Lưu ý khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước rồi mới dùng 1 lớp đất dầy. Sau đó đến 1 lớp đất sét, và sau cùng mới đến đất thịt. Theo thứ tự như vậy để không nghẽn mạch Long mạch, và có thể xây nhà lên trên một cách bình thường.

Xây nhà trên miệng giếng có nên không ? cũng là một trong những câu hỏi được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi thiết kế và xây dựng nhà ở trên những mảnh đất vườn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình.

Xin chào mọi người – Mình là Vũ Kiến An. Mình là người sáng lập, điều hành và quản trị Bất Động Sản ABC Land. chúng tôi trang thương mại điện tử cung cấp thông tin mới nhất về các dự án bất động sản : biệt thự, biệt thự nghĩ dưỡng, chung cư cao cấp, đất nền…và chia sẻ các thủ tục giấy tờ pháp lý, phong thủy nhà ở..

Làm Nhà Trên Đất Có Giếng Có Được Không?

Trong số các công trình phục vụ cho đời sống, thì giếng nước đóng vai trò rất quan trọng, Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có giếng nước để chủ động trong việc lấy nước sinh hoạt. Ở nhiều làng quê, nếu không có giếng nước ở mỗi hộ gia đình thì lại có giếng làng, nơi mang đậm nét văn hóa có giá trị to lớn.

Giếng nước giúp cung cấp nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, đây cũng là một công trình có giá trị đặc biệt về mặt phong thủy. Trong ngũ Hành, Nước tức Thủy, là một hành không thể thiếu. Nước tượng trưng cho sự sống của muôn loài, và là hiện thân của sự trôi chảy trong công việc. Do đó, trong phong thủy, cân bằng được yếu tố này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích.

Giếng nước trong phong thủy mang yếu tố âm. Để đảm bảo cân bằng âm dương cho ngôi nhà thì vị trí đặt giếng là vô cùng quan trọng. Bởi thế nên đặt giếng tại vị trí tốt không khác gì khơi thông được mạch nước ngầm vừa trong vừa mát. Đặt vào vị trí xấu chỉ làm cho cuộc sống lục đục, làm ăn không gặp thời như nước chảy bèo trôi.

Làm nhà trên đất có giếng nên hay không?

Ngày nay, khi nguồn nước máy được đưa vào sử dụng phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn, thì nhu cầu sử dụng giếng không còn nữa. Do vậy nhiều người đã tiến hành lấp giếng, sau đó xây nhà trên đất có giếng. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến phong thủy không?

Cách hóa giải và xử lý khi làm nhà trên đất có giếng

Phạm phong thủy là một điều mà ai cũng muốn tránh để không gặp phải những rủi ro, kém may mắn trong cuộc sống. Do vậy, khi xây nhà trên đất có giếng, rất nhiều người cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, chỉ cần am hiểu về phong thủy và biết cách thực hiện thì bạn hoàn toàn hóa giải được điều đó.

Lấp giếng 1 cách từ từ. Khi lấp giếng hãy sử dụng từng chút đất đá bỏ xuống giếng cho đến khi nước cạn dần.

Chọn ngày lành tháng tốt để lấp giếng.

Sử dụng các loại vật phẩm phong thủy để hóa giải. Trong trường hợp này người ta trấn yểm bằng thạch anh:

Sử dụng một ống nước bằng nhựa và cắm xuống dưới đáy giếng, sau đó kéo lên cách mặt đất một khoảng 40cm.

Đổ sỏi và đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước

Đổ dần lên trên thêm 1 lớp cát

Đổ tiếp tục một lớp đất sét mỏng phủ trực tiếp lên trên bề mặt

Rải thêm một lớp than hoạt tính có độ dày khoảng 10cm, trong lớp than này sẽ tiến hành đặt thêm 1 lượng thạch anh nhất định lên phía trên

Cuối cùng đổ đất sạch lên trên cùng cho đến khi đầy miệng giếng thì thôi.

Thiết Kế Nhà Phố Có Giếng Trời Hợp Phong Thủy

Giếng trời là phần kiến trúc đã trở nên quen thuộc trong các thiết kế nhà ở hiện đại, đặc biệt là các nhà phố, nhà ống không có nhiều diện tích thông thoáng. Và việc thiết kế giếng trời thuận phong thủy không chỉ mang lại nhiều lợi ích mà còn giúp chiêu tài phát lộc cho gia chủ.

Hiện nay tại các đô thị lớn với mật độ dân số đông, đất đai thì hạn hẹp do đó các ngôi nhà được xây liền kề nhau làm cho nguồn ánh sáng và gió tự nhiên tốt cho ngôi nhà bị mất đi, làm cho nhà phố thường bị bí bách, ẩm thấp, ngột ngạt do thiếu ánh sáng và khí trời làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Vì thế giải pháp hữu hiệu nhất cho không gian nhà phố hiện nay là xây dựng giếng trời để hứng ánh sáng, gió để trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà cũng như làm cho ngôi nhà thêm sức sống và đẹp về mỹ quan. Giếng trời trở nên cần thiết, không thể thiếu trong điều kiện “đất chật nhà đông”, chen nhau san sát ở đô thị, và điều kiện thông thoáng của mảnh đất xây nhà là rất khó khăn. Nhưng để thiết kế giếng trời cho nhà phố như thế nào mới đảm bảo được chất lượng tốt, đẹp về thẩm mỹ và chuẩn theo phong thủy thì không phải dễ dàng chút nào.

Bởi vậy, thiết kế nhà đẹp tại Hải Phòng – Future Home xin được giới thiệu tới các bạn cách thiết kế giếng trời nhà phố hợp phong thủy, đem lại vượng khí tốt, nhận được nhiều tài lộc và may mắn. Sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của đội ngũ KTS Future Home sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

THIẾT KẾ NHÀ PHỐ CÓ GIẾNG TRỜI CHUẨN PHONG THỦY

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà phố hiện đại. Với chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Chính vì thế việc thiết kế giếng trời sao cho phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ và phong thủy là vấn đề mà kiến trúc sư/nhà thầu và gia chủ cần cân nhắc nhất.

VỊ TRÍ ĐẶT GIẾNG TRỜI CHO NHÀ PHỐ

Về vị trí, giếng trời có thể được đặt ở nhiều nơi khác nhau trong nhà như là: trung tâm nhà, cầu thang, nhà bếp, phòng ăn hay là sau nhà… Tuy nhiên, dù bạn đặt giếng trời ở vị trí nào thì vẫn phải đảm bảo được không khí lưu thông một cách thuận tiện nhất và không bị cản trở.

Đối với những ngôi nhà có mặt bằng bị méo mó, góc cạnh thì giếng trời thường được đặt ở những góc méo (hành Hỏa) để trả lại hình dạng vuông vức cho ngôi nhà, mang lại sự may mắn (Hỏa sinh Thổ).

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.

TRANG TRÍ GIẾNG TRỜI THUẬN PHONG THỦY, HÚT TÀI LỘC

Đối với việc trang trí giếng trời tại nhà phố thì chủ nhà có thể trang trí tùy theo sở thích riêng của mình. Bạn có thể ốp đá, gạch lát, trồng cây xanh, tiểu cảnh hay đặt hồ cá… để tạo nên sự sinh động hơn cho ngôi nhà, luân chuyển sự sống. Điều này sẽ giúp kích hoạt nguồn sinh khí thu được từ giếng trời. Tuy nhiên, khi mà trang trí bạn cũng cần lưu ý phải trang trí sao cho phù hợp, hài hòa với tổng thể kiến trúc chung của ngôi nhà.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

CHỌN KÍCH THƯỚC GIẾNG TRỜI HỢP LÍ CHO THIẾT KẾ NHÀ ỐNG

Thông thường kích thước lý tưởng của giếng trời thống là thường từ 4 đến 6m, bạn không nên làm quá nhỏ hay quá to. Còn chiều dài của giếng trời là phụ thuộc vào chiều sâu của ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Kích thước của giếng trời phụ thuộc vào từng diện tích của ngôi nhà phố nhưng không nên nhỏ hơn 1m bởi vì sẽ gây thiếu thẩm mĩ, nhà càng cao thì giếng trời lại càng phải rộng. Sự tính toán và cân đối hợp lý về việc thiết kế giếng trời cho nhà phố sẽ giúp không gian sống của các gia chủ hoàn toàn thay đổi diện mạo với sức sống tươi mới hơn.

Có Nên Khoan Giếng Trước Nhà? Giải Đáp Bilico

Tại sao phải chọn vị trí khoan giếng trong phong thủy?

Khi văn hóa làng xã có một số thay đổi, mỗi gia đình đã tự đào cho mình giếng nước riêng. Và ở nông thôn, miền núi, hệ thống nước máy chưa phổ cập đến từng nhà thì hầu như họ vẫn dùng nước giếng. Như vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người, mang đến nguồn nước để phục vụ cho sinh hoạt của mọi người.

Giếng được sử dụng khá phổ biến tại những vùng quê

Trong phong thủy, giếng nước cũng có ý nghĩa quan trọng. Nó tượng trưng cho cực âm của ngôi nhà. Một ngôi nhà muốn thịnh vượng, ổn định thì luôn phải cân bằng giữa 2 yếu tố âm và dương. Do đó, chú ý đến giếng nước chính là cách chúng ta xây dựng âm khí bình hòa cho ngôi nhà.

Khi khoan sẽ tác động không nhỏ đến mạch khí và mạch nước ngầm, vì vậy, chọn vị trí khoan giếng rất quan trọng. Nó giúp đảm bảo cân bằng âm dương, tránh cho gia chủ phạm phải những thế xấu. Khi đào phạm phong thủy không khác gì việc bạn tự tay đào hố chôn vượng khí và may mắn của bản thân. Do vậy cần hết sức cẩn trọng.

Có nên khoan giếng trước nhà?

Vị trí khoan giếng không chỉ quan trọng trong việc xác định mạch nước ngầm mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến phong thủy. Có những vị trí khi khoan xuống đất rất sâu nhưng không hề có nước. Có những vị trí khoan rất thích hợp nhưng lại không hợp về mặt phong thủy. Trong đó có vị trí trước nhà, vậy có nên khoan giếng trước nhà?

Thực tế thì quan niệm của nhiều gia đình họ muốn khoan giếng trước nhà để thuận tiện cho sinh hoạt. Khi đi làm đồng về chân tay lấm bẩn, họ đến ngay lấy nước để rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ trước khi vào nhà. Giếng nước trước nhà cũng giúp mọi người có thể quan sát canh trừng tốt hơn, bởi có những giếng nước có miệng rộng, nếu không cẩn thận có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì điều này chỉ tiện cho sinh hoạt chứ có nhiều vấn đề không hợp phong thủy. Khi đào giếng trước nhà sẽ phạm vào hướng của ngôi nhà. Mà trong phong thủy nhà ở, hướng nhà đóng vai trò quan trọng. Vượng khí theo hướng tốt mà vào nhà. Tà khí cũng vào nhà nếu hướng nhà không tốt.

Do đó, đào trước cửa nhà ít nhiều cũng đều ảnh hưởng đến hướng của ngôi nhà. Vì vậy bạn nên lưu ý điều này trước khi đào giếng để mang lại sự may mắn và thịnh vượng.

Việc đào hay khoan không nên thực hiện ở vị trí trước nhà. Tốt nhất chỉ nên tiến hành ở bên hướng trái. Bên trái là hướng của Thanh Long, mà thanh Long là đại diện của Thủy – nước. Do đó, vị trí này được xem là hợp phong thủy hơn cả. Nếu như bạn muốn đào giếng về phái bên phải của ngôi nhà thì cần xem xét kỹ lượng cung mệnh, hướng nhà và năm tiến hành để không ảnh hưởng đến cuộc sống và vận may của gia chủ.

Cung mệnh tác động đến vị trí đặt giếng ra sao?

Người xưa đã đúc kết cung mệnh tác động đến vị trí đặt giếng. Khi đã giải đáp được thắc mắc có nên khoan giếng trước nhà chúng ta cần biết rõ về cung và hướng để xây dựng cho hợp phong thủy.

Hình ảnh: Các cung mệnh trong lựa chọn vị trí xây dựng phù hợp

+ Giếng đặt ở cung Kiền: Đây là vị trí rất xấu. Những người sống trong nhà dễ bị bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Tâm lý bất ổn, có thể tìm đến cái chết bằng cách thắt cổ tự vẫn.

+ Đặt ở phương Hợi: Đây là một phương tốt. Giếng nước tại vị trí này giúp con cháu thông minh, thịnh vượng.

+ Đặt ở phương Nhâm: Đây là vị trí gia chủ sẽ phát tài vượng đinh. Tuy nhiên nếu như gần giếng có suối sâu thì nam nữ thường dâm loạn.

+ Đặt ở phương Khảm: Đây là một phương xấu khiến gia chủ dễ bị bệnh tật, cúp bóc.

+ Đặt ở phương Quý: Đây là vị trí rất tốt, mang lại cho gia chủ tài lộc dồi dào, gia đạo thuận hòa.

+ Đặt ở phương Tý: Trong nhà dễ có người bị hóa điên.

+ Đặt ở phương Sửu: Đây là vị trí thường dễ sinh ra anh em bất hòa, cãi vã. Không những thế, trong nhà dễ có người bị câm điếc, mù lòa.

+ Đặt ở cung Cấn: Gia chủ vượng tài nhưng không có con nối dõi, đến già cô độc không con cháu ẵm bồng.

+ Đặt ở phương Dần: Gia đạo lục đục, không phút bình yên. Tai họa bất ngờ, triền miên bệnh tật.

+ Đặt ở phương Mão: Giống như ở phương Dần, không tốt cho gia chủ.

+ Đặt ở phương Giáp: Gia đình sẽ có tiền của nhưng lại hay đau ốm, bệnh tật. Nếu đặt giếng gần nhà có suối thì nam nữ dâm loạn.

+ Đặt ở phương Thìn: Trong nhà cần lưu ý xảy ra bất cát. Cẩn thận bị hại đến mức oan ức phải nhảy sông.

+ Đặt ở cung Tốn: Đây là vị trí khoan giếng rất tốt. Gia đạo sẽ được bình an, tài lộc đại phát.

+ Đặt ở phương Tỵ: Người trong nhà có chút công danh nhỏ, tuy không lớn nhưng cũng gọi là yên ổn, đủ sống.

+ Đặt ở phương Bính: Trong nhà tất có người làm quan to, cả dòng họ được nhờ cậy. Tuy nhiên, không nên đặt giếng ở gần suối sâu vì sẽ khiến nam nữ trong nhà dâm loạn.

+ Đặt ở cung Ly: Chủ nhà dễ mắc bệnh về mắt, ảnh hưởng thị lực.

+ Được đặt ở phương Đinh: Con trai trong nhà sẽ thành đạt, tài lộc đại phát. Do đó, đây là vị trí tốt gia chủ hãy lựa chọn nếu muốn khoan giếng cho nhà mình.

+ Đặt ở phương Mùi: Gia chủ công danh như ý, giàu sang phú quý.

+ Đặt ở cung Khôn: Gia đình sẽ được giàu sang phú quý, an khang thịnh vượng, con cái đuề huề.

+ Đặt ở cung Đoài: Đây là phương đại loạn dâm, không con và chỉ đam mê sắc dục.

+ Giếng nếu đặt ở phương Thân: Trộm cướp cần đề phòng, gia chủ khó khăn trong sinh đẻ. Do đó, nhiều gia đình hiếm muộn có thể xem lại vị trí khoan giếng.

+ Đặt ở phương Dậu: Khó khăn vất vả lúc đầu nhưng sau sẽ sướng. Điều này có nghĩa là khổ trước sướng sau.

+ Giếng được đặt ở phương Canh: Gia đình giàu có. Tuy nhiên, cần chú ý không đặt giếng gần suối sâu vì trai gái trong nhà nảy sinh dâm loạn.

+ Đặt ở phương Tân: Cả trai và gái trong một gia đình đều có đạo đức tốt và hết sức trong sạch.

+ Giếng ở phương Ngọ: Mọi việc trong nhà đều lận đận, bất lợi và không được may mắn.

+ Giếng đặt ở phương Tuất: Gia đình gặp nhiều bất hạnh, con nhỏ chết con lớn bệnh tật. Mọi chuyện đều bất cát.