Top 10 # Trấn Yểm Trong Phong Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Cách Trấn Yểm Trong Phong Thủy Nhà Ở

Cách trấn yểm trong phong thủy nhà ở – Có rất nhiều cách để trấn yểm, điều này đã được nghiên cứu và chứng minh bởi nhiều chuyên gia trong ngành. Ngoài các phương pháp cổ truyền thì các thầy xem phong thủy còn có những bí quyết riêng chỉ trong gia tộc truyền cho nhau. Nói chung, người ta thường chia thành 3 nhóm cách đó là trấn yểm bằng vật thể, bùa chú và tà thuật.

Phương pháp vật thể

Việc sử dụng các đối tượng để hỗ trợ theo cách hiện tại được dùng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng vật phẩm phong thủy để thu hút năng lượng. Một số ngôi làng cổ sử dụng khuyển đá hoặc nghê đặt ở bốn góc của làng.

Thường thì các nhà địa lý Phong thủy khi không thể cải tạo cấu trúc môi trường, hoặc ngôi nhà sẽ trấn yểm bằng vật thể. Ví dụ: sử dụng gương để bao quanh cột xấu chứ không đập cây cột đi được. Trong lịch sử cũng có nhiều sự kiện như Cao Biền trấn yểm để xây thành Đại La.

Phương pháp tà thuật

Tà thuật là cách mà người dùng sẽ thờ cúng, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu tùy mục đích. Thông thường thầy phong thủy nhà ở có lương tâm không bao giờ sử dụng tà thuật.

Phương pháp tà thuật là một con dao hai lưỡi nên nhiều thầy còn thấy ngại dùng. Thực tế thì phương pháp này đã thất truyền hoặc ít nhất là chỉ còn số ít người biết. Những gì bạn nghe kể chỉ là tin đồn hoặc thêm vào cho đáng sợ mà thôi.

Phương pháp bùa chú

Bùa chú là 1 trong các phương pháp phổ biến nhất trong nghệ thuật trấn yểm. Theo nhà nghiên cứu, bùa chú đã xuất hiện trên thế giới từ lâu và bắt đầu từ những học viên thực sự có ý định nghiên cứu và thực hành các phép thuật với mục đích cứu sống.

Hầu hết các phép thuật này đều nhằm cầu nguyện, giúp tâm trí và cơ thể, gia đình bình an. Thêm vào đó, nhiều phép thuật giúp trẻ em chữa khỏi bệnh, trừ tà, phá bùa đối nghịch. Những phép thuật này được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu về hiện tượng thiên thạch. Một số bùa cũng được tìm thấy trong các tài liệu cổ từ phái mật tông truyền lại.

Theo nhà nghiên cứu thiên việt, ngày nay hầu hết người trung quốc và Việt Nam thường sử dụng bùa của trương thiên sư, ​​một đạo sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Có 8 cách sử dụng bùa hộ mệnh: đốt, đeo, dán bùa, uống, nấu, thoa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.

Trấn yểm được coi là một môn khoa học, và nó không hẳn mang ý nghĩa tâm linh. Đặc biệt, các nhà địa lý học ngoài kiến ​​thức về kiến ​​trúc, hướng gió, mạch nước, họ cũng biết cách thu hút khí tốt, năng lượng tốt để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người.

Các Biện Pháp Trấn Yểm Trong Phong Thủy

Để bảo vệ gia chủ khỏi bị những “mũi tên độc” bắn vào nhà, các thầy phong thuỷ đều khuyên dùng những biểu tượng bảo vệ như: Gương bát quái, mũi tên, cây xương rồng, hay hình thú dữ…

Nhiều gia đình khi có chuyện liền tìm đến với các thầy phong thuỷ. Chẳng biết các thầy “cao tay ấn” thế nào, điều tốt đẹp có đến với gia chủ hay không? Chỉ biết rằng, như một cứu cánh tâm lý nhiều người vẫn tin vào những điều không hiện hữu, cho dù số tiền bỏ ra cho dịch vụ phong thuỷ có khi lên tới vài chục triệu đồng.

Lộ bí mật… hoá giải tà khí

Có văn phòng tư vấn nhà đất, lại biết về khoa phong thuỷ nên chị Lê Thái Vân khá đắt hàng. Chị bảo: “Theo phong thuỷ, một căn nhà có mặt tiền sáng sủa, đẹp đẽ thì dễ hấp dẫn người mua hơn. Trong ngôi nhà, cửa chính rất quan trọng vì nó là nơi đón sinh khí hoặc tà khí vào nhà. Sinh khí hay tà khí luân chuyển trong nhà tạo ra những điều tốt đẹp hay bất hạnh cho gia chủ”. Thường khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật các kiến trúc sư đã tính đến chuyện đặt cửa chính, lối ra vào làm sao cho hợp lý. Theo chị Vân, hầu như tất cả các kiến trúc sư đã được học bộ môn phong thuỷ trong trường nhưng ngoài thực tế, có những căn nhà vẫn “phạm” về phong thuỷ. Bà Lê Thị Châu, một người nghiên cứu phong thuỷ có tiếng cho rằng: Lối vào nhà (cửa chính) có nhiều hình dạng khác nhau nhưng theo phong thuỷ thì phải tuân thủ các nguyên tắc: Không tạo thành một đường thẳng chạy vào nhà; nếu là bậc tam cấp thì độ dốc không được gấp quá; không trồng cây và bụi hoa ở lối vào quá hẹp; lối vào phải tương đối bằng nhau nếu có đầu rộng đầu hẹp thì rộng phía ngoài đường sẽ tốt hơn; lối vào phải thấp hơn nhà… Bà Châu cho biết thêm: “Hiện nay ở Hà Nội, do việc nâng đường nên nhiều nhà lâm vào tình trạng nền nhà thấp hơn đường. Theo phong thuỷ điều này khiến chủ nhà gặp nhiều vất vả nhất là trong phấn đấu sự nghiệp”. Bà Châu hé lộ đã “hoá giải” cho nhiều gia đình như vậy bằng cách: “Đặt một ngọn đèn ở vườn sau chiếu thẳng lên mái nhà để (xem như) nâng căn nhà lên cao hơn” (!?). Nhà ở cao hơn mặt đường là thế vượng. Nhưng theo các thầy phong thuỷ nếu nhà ở thế cao hơn rất nhiều so với mặt đường, phải tạo những bậc tam cấp đi vào nhà có độ dốc lớn lại không tốt. Với trường hợp như vậy, tiền bạc, may mắn của gia chủ sẽ bị… đổ ra ngoài đường. Bà Châu cho biết: ứng với mỗi trường hợp cụ thể đều có cách hoá giải. Với trường hợp này cần đặt những chậu hoa dọc hai bên bậc tam cấp để giữ sinh khí lại. Cũng có thể, đặt 1 hoặc 2 cột đèn ở gần ngoài đường chiếu vào trong cửa chính để phản hồi sinh khí. Lúc bà Châu đứng dậy nghe điện thoại, tôi xem tài liệu bà để trên bàn. Thì ra bảo bối của thầy phong thuỷ là một cuốn sách “Phong thuỷ và ứng dụng trong cuộc sống”. Tôi đến dịch vụ phong thuỷ (đối diện Bệnh viện KI), nơi các màu sắc được đẩy lên đến độ tương phản cao nhất đen và đỏ. Hỏi về thế nhà, tôi cũng được các thầy nói như trong sách nghĩa là cũng y hệt cách của bà Châu. Thầy bảo, mỗi trường hợp có cách hoá giải khác nhau, muốn chính xác thì phải đến tận nhà mới tìm được phương pháp tối ưu.

Hoá giải … “mũi tên độc”

Tại văn phòng dịch vụ phong thuỷ, tôi gặp và nghe chuyện của gia đình anh Nguyễn Hữu Thuận (Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội). Gia đình anh chuyển đến ngôi nhà mới được hơn năm nay. Đang yên ổn, hạnh phúc, công việc ổn định thì đùng một cái vợ anh bị thôi việc vì lý do rất “giời ơi”. Tiếp theo đó là vợ chồng lục đục, việc kinh doanh của anh cũng bất ổn. Anh Thuận kể tiếp: “Một hôm có ông bạn là giảng viên đại học đến chơi, bảo rằng nhà tôi bị con đường lao thẳng vào cửa lại bị toà nhà cao của trường học Nguyễn Viết Xuân án ngữ phía trước. ông bạn khuyên tôi tìm đến thầy phong thuỷ nhờ trấn, yểm để hoá giải cái thế xấu đó”. Tìm đến thầy phong thuỷ, anh Thuận mới “mở mắt” về vị trí bất lợi của ngôi nhà mình đang ở. Biết bệnh mà không chữa lại nghĩ ngợi nhiều khiến bệnh thêm nặng. Suy nghĩ vậy, anh Thuận mới quyết định tìm đến nhờ cậy thầy phong thuỷ. Lễ lạt đủ cả, tôi hỏi về tiền “lễ” thầy để trấn yểm anh bảo, không tiện nói. Tôi gặng hỏi mãi và phải biện ra rằng sắp tới cũng cần nhờ thầy, biết trước để “đặt lễ” cho “phải đạo”. Thấy tôi khẩn khoản quá, anh đành chấm tay vào cốc nước ghi lên bàn kính con số 7-9. Tôi hiểu sau con số ấy là đơn vị triệu đồng. Đang trò chuyện với tôi, anh Thuận nói có việc phải đi. Hôm nay, anh đưa thầy về trấn yểm nhà. Tôi chỉ kịp nghe thấy hai người nói với nhau: “Đồ đạc đủ cả rồi. Gương bát quái thầy cũng chuẩn bị xong rồi. Yên tâm!”. Không biết sau những lần “hoá giải” như vậy có đem lại niềm vui, hạnh phúc, tiền bạc, sự thăng tiến cho các gia đình hay không? Tuy nhiên, có nhiều người tin vào sự hiện diện của những đồ vật phong thuỷ này. Có lẽ bởi giải pháp tâm lý cũng hết sức quan trọng trong cuộc sống có nhiều điều khiến chúng ta phải lo toan nên đành chịu mất tiền để… được hai chữ “bình yên”. Cuối cùng chỉ dịch vụ phong thuỷ là nở rộ và thầy phong thuỷ thu bộn tiền.

Mua cả đại bác bảo vệ nhà!

Để bảo vệ gia chủ khỏi bị những “mũi tên độc” bắn vào nhà, các thầy phong thuỷ đều khuyên dùng những biểu tượng bảo vệ như: Gương bát quái, mũi tên, cây xương rồng, hay hình thú dữ… Tất cả những thứ này đều có tác dụng phản hồi, tiêu diệt tà khí. Với những nhà có những vật thể lớn án ngữ như một cây cầu, một cây thập tự hoặc một trụ ăng -ten khổng lồ… khiến gương bát quái không đủ uy lực thì thầy phong thuỷ khuyên dùng một cây súng đại bác, loại súng để trưng bày đặt ngay trước cổng nhắm vào vật gia chủ muốn hoá giải. Tại Phong thuỷ quán (nơi cung cấp dịch vụ phong thuỷ) tôi đã tận mắt chứng kiến khẩu đại bác phong thuỷ này. Đây là sản phẩm làm bằng đồng do chính Phong thuỷ quán sản xuất. Nhân viên tên Thuỷ cho biết: “Giá của khẩu đại bác này là 1, 2 triệu đồng. Mặt hàng này bán rất chạy, muốn mua phải đặt trước”.

Cùng Danh Mục:

Bật Mí Những Cách Trấn Yểm Thông Dụng

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trấn yểm có ti tỉ cách. Ngoài những phương pháp truyền thống, nhiều thầy địa lý còn nắm giữ những bí kíp kinh điển. Tuy nhiên, bước đầu có thể xác định 3 phương pháp chính là: Bùa chú, tà thuật và trấn yểm bằng vật thể.

Bùa chú là một trong những phương pháp thông dụng nhất trong thuật trấn yểm. Theo các nhà nghiên cứu, bùa chú xuất hiện trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người.

Từ ngàn xưa, bùa chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra, nhiều bùa chú con giúp để trị bệnh, trừ tà, phá bùa ém đối nghịch. Những bùa chú này do những nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liệu cổ từ phái Mật Tông truyền lại.

Những người Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông thường biết khá nhiều bùa chú. Tại Ấn Độ, các tư liệu cổ cho thấy, tôn giáo lâu đời nhất ở xứ này mà người Aryen tin theo từ dân tộc Naga. Người Naga thờ vô số thần, trong đó có cả thần nhân đạo từ bi và cả ác thần; ác thần thường gieo tai họa nên họ phải dùng các phương thuật để giải họa.

Theo nhà viết sử nổi danh William james Durant thì những phương thuật phần lớn là những bùa chú hay những Thần chú được tìm thấy rất nhiều trong kinh Atharva – Veda. Còn theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu Thiên Việt, ngày nay phần lớn người Trung Hoa và Việt Nam thường hay dùng bùa của Trương Thiên Sư, một đạo sĩ nổi danh ở Trung Hoa.

Cách thức dùng bùa chú cũng khá phổ biến ở nước ta. TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa – Khoa học và Công nghệ tổng kết có 8 cách dùng bùa: Đốt bùa, đeo bùa, dán bùa, uống bùa, nấu bùa, thoa bùa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.

Theo ông Điệp, đây là một trong những phương pháp mang tính tâm linh cao nhất. Đồng thời cũng có mối liên hệ với khoa học, bởi mỗi loại bùa lại có những công dụng khác nhau như các loại thuốc chữa bệnh.

Một số hình vẽ về bùa chú trấn yểm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương cho rằng: “Tà thuật là một phương pháp sử dụng cúng bái, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu, lợi, hại là do mục đích sử dụng. Thường những thầy có lương tri không bao giờ dùng tà thuật”.

Phương pháp tà thuật như một con dao hai lưỡi cho nên chính những người sử dụng tà thuật cũng thấy ái ngại. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi phương pháp này hầu hết đã thất truyền, số còn lại chỉ là kiểu “tin đồn”, hoặc thêm thắt cho ly kỳ, ta chỉ có thể coi đó là một huyền thoại.

Để tiếp cận được một tài liệu về tà thuật là điều rất khó. Chúng tôi đã rất kỳ công khi tận mắt thấy được cuốn tà thuật cổ của một người làm nghề bùa chú ở tỉnh Lạng Sơn. Cuốn sách do Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh, con trai thứ ba của TS Doãn Khuê sưu tập được và biên soạn cuối thế kỷ XIX.

Trong phép trấn yểm còn dùng hình nộm rơm để phù phép tà thuật.

Được biết, cuốn sách này hé lộ ra bởi gia đình ông Doãn Sĩ Tiếp ở xã Song Lãng (Vũ Thư, Thái Bình). Ông Tiếp (đã mất) là cháu nội của Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh. Một thời cuốn sách được xem là bảo vật quý giá của dòng họ, nhưng qua thời gian chiến tranh, sách bị thất lạc.

Cuốn sách dày cộm, ghi chép đầy đủ những phương pháp được xem là thần bí. Trong đó nổi bật là phép tàng hình, phép trừ sâu bọ, phép trừ một số loại bệnh, cách đuổi chuột, đuổi muỗi. Thậm chí, còn có phép qua sông nước bằng cách lấy tờ giấy vàng, dùng mực son viết chữ Vũ mang bên mình sẽ không lo chết đuối.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, giới pháp sư thường dùng ngải với bùa chú để tạo ra tà thuật. Ở nước ta nổi tiếng có hòa thượng trụ trì ngôi chùa Pnom Pi Lơ trên núi Nam Vy thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) có nuôi một loại ngải bí ẩn. Theo lời đồn, vị sư trụ trì ngôi chùa đó thuộc hệ phái Tiểu thừa Pà Li – Phật giáo Nam Tông.

Ngoài đạo hạnh cao, ông còn là một cao thủ về bùa, chú, ngải thuật. Ông đã dùng tà thuật cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn trong tình trạng thập tử nhất sinh. Có người đã sùi bọt mép, tim mạch ngưng nhịp, ông đọc thần chú, dập ngải đắp vào vết thương, chỉ sau ít phút nạn nhân có thể tự ngồi dậy ra về.

Làng Hành Thiện có hình cá chép được Tả Ao bày cho đào giếng tạo thành mắt cá.

Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, dùng vật thể để trấn yểm là cách hiện thời được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các cơ quan, doanh nghiệp dùng đá phong thủy để thu hút năng lượng. Một số làng cổ dùng khuyển đá hoặc nghê đặt ở bốn góc của làng.

Chưa cần bàn đến công dụng thực sự của những vật thể trấn yểm ấy. Nhưng trong dân gian, hầu hết các thầy địa lý phong thủy đều biết sử dụng công năng của vật thể để trấn yểm. Đã từng có những việc mà người ta hại nhau khi dùng xương động vật, tiết chó, rắn độc, thuốn sắt đóng hoặc chôn xuống mồ mả người khác.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, thường những thầy địa lý phong thủy khi không thể cải tạo được cấu trúc hình thể môi trường, hoặc ngôi nhà sẽ dùng biện pháp trấn yểm bằng vật thể. Thí dụ: Dùng gương bọc cái cột ở vị trí xấu, nhưng không thể đập cây cột đi được; hoặc như Cao Biền trấn yểm đất để xây thành Đại La.

Một ví dụ điển hình về việc cải tạo môi trường để có phong thủy tốt là làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) nổi tiếng khắp nước với việc học hành khoa cử, tung mình ra biển Đông từ hơn 500 năm trước. Theo như câu chuyện dân làng kể lại thì cụ Tả Ao là người đã chữa “thế đất” cho làng Hành Thiện.

Khi tới đây, Tả Ao đã nhận thấy đất làng có hình con cá chép bơi ra biển lớn, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát đường khoa danh. Thời gian đi “tầm long” ở đây, thấy dân làng tử tế, cụ Tả Ao liền bày cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu đại phát khoa danh.

Ông Nguyễn Đăng Hùng, Hội trưởng Hội Khuyến học làng Hành Thiện tổng kết, thời phong kiến Hành Thiện có 419 người đỗ đạt, trong đó 7 người đỗ đại khoa với 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan thượng thư, 4 người là quan tuần phủ, 4 người là tổng đốc, 69 người làm tri phủ, tri huyện.

Thời nay, Hành Thiện có 45 người là giáo sư và phó giáo sư; 166 người là tiến sĩ, thạc sĩ; hơn 1.500 người tốt nghiệp đại học. Một số yếu nhân như Cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng được sinh ra ở vùng đất địa linh này.

“Trấn yểm được xem là một môn khoa học chứ không hẳn là tâm linh. Trong đó, những thầy địa lý phong thủy ngoài vốn kiến thức am tường về kiến trúc, hướng gió, mạch nước thì họ còn biết cách thu hút khí tốt, năng lượng tốt phục vụ tốt hơn cho đời sống con người”.

TS Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ)

Phong Thủy Trấn Yểm Hồ Chí Minh? Thiên Ðức

Phong thủy trấn yểm Hồ Chí Minh?

Thiên Ðức  

Thế là xong, tòa nhà quốc hội cũ được xem như là di tích lịch sử Ba Ðình đã thật sự đi vào quá khứ. Khởi đầu bằng quyết định của Quốc hội:

Vào ngày thứ Hai ngày 2/4/2007, 9 giờ 30 phút: Quốc hội họp phiên bế mạc (truyền hình trực tiếp) có nhiều nội dung, trong đó có việc biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương xây dựng nhà quốc hội. 86,56% đại biểu quốc hội (ÐBQH) đã đồng ý với phương án xây mới tòa nhà QH trên nền hội trường Ba Ðình cũ. (Nguồn:

www.tienphongonline.com.vn, 3/4/2007).

Ngày 30/3/2007, quốc hội đã tham khảo các ÐBQH bằng hình thức phát phiếu hỏi ý kiến. Ða số ÐBQH đã đồng ý với phương án xây mới tòa nhà quốc hội trên nền hội trường Ba Ðình. Cụ thể trong số 309 phiếu thu về có 32 ý kiến phản đối. Hiện nay “Hội trường Ba Ðình trong mùa tháo gỡ” đã xong.

Hình 1: Hội trường Ba Đình đã tháo dỡ ghế – Nguồn: TienphongOnline 22/11/2007

Những tranh cãi nhằm bảo tồn di tích cổ như tòa nhà quốc hội cũ, hay Thăng Long thành không cần phải tiếp tục nữa. Thế nhưng những tranh cãi phong thủy về tòa nhà quốc hội mới chỉ là bước khởi đầu, nhằm làm sáng tỏ những hệ quả nghiêm trọng có thể xảy chính là mục đích của bài viết vậy.

1) Vị trí xây dựng

Tòa nhà quốc hội mới nằm trong khu vực chính trị Ba Ðình, lô 8 Hoàng Diệu được giới hạn bởi đường Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Ðộc Lập, Bắc Sơn. Ðối diện trực tiếp với lăng Hồ Chí Minh. Với vị trí đặc biệt này, dù muốn dù không, tòa nhà quốc hội mới và lăng Hồ Chí Minh sẽ phải chịu ảnh hưởng hỗ tương lẫn nhau hay nói cách khác là chịu sự tác động hai chiều về mặt phong thủy.

Hình 2: Vị trí Hội trường Ba Đình và phụ cận – Nguồn: RFA 19/11/2007

Về tư tưởng: Hiện nay đảng CS tôn vinh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh như là một chuẩn mực cao nhất của thời đại, lăng Hồ Chí Minh chính là biểu tượng đó. Do ảnh hưởng này, trình độ và tư tưởng của những đại biểu trong tòa nhà quốc hội sẽ không thể nào vượt qua ra giới hạn đó, như vậy sẽ trở thành những người “lùn trí tuệ” so với thời đại. Không ai có quyền vượt cao hơn trí tuệ của Hồ Chí Minh là người từng tuyên bố “Không, tôi không có tư tưởng gì cả, ngoài chủ nghĩa Mác – Lênin” (1)

Về văn hóa: Lăng Hồ Chí Minh chỉ là một bản sao mô hình lăng Lenin của Liên Xô, hoàn toàn không có một tí gì bản sắc văn hóa Việt Nam. Do vậy tòa nhà quốc hội mới không thể nào là một biểu tượng văn hóa Việt Nam để phá hỏng đi cảnh quang chung của khu vực Ba Ðình. Phương án được chọn lựa xây dựng tòa nhà quốc hội mới bao gồm những hình khối hộp nằm chồng lên nhau, tự thân của nó không mang một màu sắc văn hóa của bất cứ một dân tộc nào. Tòa nhà quốc hội biểu tượng cho quyền lực lớn nhất của đất nước chỉ là một tổng hợp hình khối vô hồn, thì khối đại biểu quốc hội nằm trong tòa nhà đó chẳng khá gì hơn là những cái máy gật và lắc đầu vô cảm trước nỗi đau thương của tổ quốc bị phanh thây xẻ thịt hay người dân bị áp bức bất công của xã hội.

Một điểm chú ý là vị trí xây cất này nằm ngay phần đất Thăng Long thành cổ chưa được khai quật bảo tồn đầy đủ. Một vùng đất “địa linh” gây nhiều tranh luận, rất tiếc phạm vi này nằm ngoài chủ đích của bài viết.

2) Mô tả cấu trúc

Cuộc thi vẽ thiết kế tòa nhà quốc hội đã được Bộ Xây dựng gấp rút tiến hành. Kết quả được trưng bày tại trung tâm hội nghị quốc gia tại Hà Nội từ ngày 2 đến 15 tháng 9 năm 2007 vừa qua. Phương án L 787 đoạt giải A đưa vào thực hiện với lời biện minh chính thức bởi PGS-TS Lưu Ðức Hải, Viện trưởng viện Quy hoạch Ðô thị – Nông thôn: “Tòa nhà Quốc Hội là ngôi đình quốc gia của thế kỷ 21”. Người viết không biết ông Lưu Ðức Hải dựa trên tiêu chuẩn nào để khẳng định đây là ngôi đình quốc gia. Vì rằng biểu tượng của ngôi đình Việt Nam là cái mái với những hoa văn đặc thù của nó. Thế nhưng tòa nhà quốc hội mới lại là loại nhà không có mái. Phải chăng đây là một cuộc cách mạng văn hóa Việt Nam hay chỉ là một lối giải thích cho bằng được, “cả vú lấp miệng em”; chẳng khác gì thời kỳ hoang tưởng giải thích chủ nghĩa xã hội ưu việt và chủ nghĩa tư bản đang rẫy chết vậy.

Hình 3: Phương án L 787 – Giải A – Nguồn: chúng tôi

Dưới cái nhìn phong thủy, người xưa từng dạy rằng: “Con không cha như nhà không có nóc” nhìn vào phương án tòa nhà quốc hội mới có thể giải đoán theo nghĩa hẹp, người nắm quyền lực cao nhất vào thời điểm tòa nhà xây dựng là Nông Ðức Mạnh, phải là người không cha hay thuộc loại con rơi vô thừa nhận. Nếu giải đoán theo nghĩa rộng, toàn bộ đại biểu trong quốc hội phải là một tập hợp bất phục lẫn nhau, mạnh ai nấy làm. Chủ tịch quốc hội là một người hữu danh vô thực, trên bảo dưới không nghe.

Một cách khác cũng có thể nói tòa nhà quốc hội mới có mái nhà khiếm khuyết, không đầy đủ để chống mưa, che nắng, theo câu nói người xưa “nhà dột từ nóc”, quốc hội làm sao có thể chống tham nhũng được, khi mà tham nhũng đã trở thành một quốc nạn phát xuất từ những nhân sự quyền lực cao nhất trong Bộ Chính Trị lại có quyền sống ngoài luật pháp?

Mái nhà quốc hội mới được phân chia bởi hai mảnh hình khối vành khăn (hành kim) và hình dài đa chiều (hành hỏa), tự thân đã tạo nên sự xung khắc nội tại. Theo dịch lý quân bình âm dương có Trời thì phải có Đất tượng trưng bởi hình vuông và hình tròn. Mái nhà quốc hội chỉ có hình tròn hoàn toàn không có hình vuông, có thể giải đoán rằng ngôi nhà này biểu tượng cho một chế độ có quan mà không có dân, hay nói một cách khác một chế độ xem dân như cỏ rác và hình ảnh người dân oan khiếu kiện là một minh chứng điển hình.

3) Phong thủy cái đòn dông

Với loại nhà có hai mái, cái đòn dông nằm ngay trên nóc, cao nhất có công dụng nâng đỡ mái nhà, xét về mặt phong thủy cây đòn dông này rất quan trọng vì có thể tạo ra một lực bắn ra gây tác hại cho những vật cản phía trước. Ví dụ, cái đòn dông của nhà này chĩa thẳng vào cửa chính căn nhà đối diện ắt rằng đem lại sự hiểm nguy hay khó ở cho những người ở trong căn nhà đó nếu không hóa giải kịp thời. Ðối với loại nhà mái bằng rơi vào trường hợp không có đòn dông nếu không có mũi nhọn nào chĩa ra. Trường hợp có mũi nhọn chĩa ra sẽ trở thành loại nhà có nhiều đòn dông, vì tất cả các mũi nhọn xuất phát từ những cây chống đỡ có công dụng giống nhau.

Hình 4. Phong thủy cái đòn dông – Nguồn: Thiên Đức

Trở lại mô hình tòa nhà quốc hội mới, được tạo thành bởi hai tầng khối: Tầng thứ nhất làm nền tảng là một khối vuông rỗng ruột. Chính giữa là một khối hình nón cụt đáy chổng lên trời. Tầng thứ hai hình thành bởi những khối chữ nhật nằm bao quanh trụ nón sắp đặt theo chủ ý là bắn ra đầy đủ bốn hướng.

Dưới cái nhìn của một nhà quân sự thì mô hình này chẳng khác gì một công sự phòng thủ hiện đại bao gồm một bệ phóng vuông tầng thứ nhất, với nhiều ổ súng chỉa ra đầy đủ bốn hướng và hình nón chính giữa là ổ tiếp đạn luân hoàn cho tất cả cây súng.

Qua nhãn quang phong thủy đây là loại nhà có nhiều đòn dông có tác dụng mãnh liệt nhất theo số lượng lực bắn của nó. Thật vậy, tính theo vòng “sinh lão bịnh tử”, một cây đòn dông tạo nên một lực bắn “sinh” có nghĩa là người đối diện nhận lãnh lực bắn này còn có cơ hội tránh né 50/50 giữa sinh và tử. Ðối với bốn mũi súng bắn ra từ mặt tiền tòa nhà quốc hội mới là lực bắn tận diệt “tử” không còn đường tránh né tức là người đối diện phải tan xác không còn lối thoát. (Xem hình minh họa số 3).

Trở lại lăng ông Hồ, cái xác ướp luôn luôn đặt nằm ngửa, mặt nhìn thẳng ra phía trước tức là tòa nhà quốc hội. Như vậy, ông Hồ Chí Minh luôn luôn phải đối diện và phải hứng chịu bốn lực bắn của những khối nhà quốc hội mới tất yếu phải đem lại nhiều hậu quả khốc liệt về mặt phong thủy.

Theo đảng CSVN, Hồ Chi Minh là một lãnh tụ đầy tôn kính, với tòa nhà quốc hội này đã thể hiện một sự bất kính nếu không muốn nói là thù địch về mặt phong thủy như những trận chiến phong thủy thường thấy trong lãnh vực xây dựng vậy.

Ðảng CSVN ép buộc mọi người dân Việt học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh theo chuẩn mực danh nhân thời đại thế mà thực tế thân xác Hồ Chí Minh được xử lý là phải chịu những lực bắn phong thủy từ tòa nhà quốc hội như là một “tội đồ dân tộc” với hình phạt “vạn tiễn phơi thây” là một nghịch lý không thể chấp nhận được.

4) Những quan niệm phong thủy sai lầm

a)- Giáo sư sử học Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trong bài viết

“Vẫn còn giải pháp hay cho cấm thành” có đoạn viết:

“Ðúng Cấm Thành là vùng trung tâm nhất, nhưng nói “địa linh”, “thắng địa” của kinh thành thì cần hiểu bao gồm cả Hoàng Thành Thăng Long và rộng ra là cả vùng kinh sư như vua Lý Thái Tổ đã xác định “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước”, “chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư của muôn đời.

Thậm chí có người cho rằng nhà Quốc hội cần xây dựng trong khu trung tâm của Cấm Thành, phía trước nền điện Kính Thiên, giữa Ðoan Môn và Cột Cờ vì núi Nùng là “Rốn Rồng”, là trung tâm theo quan niệm phong thủy và tâm linh, mọi long mạch của non sông đất nước đều từ đây tỏa ra.

Chúng ta không bàn về thuyết phong thủy, nhưng xin lưu ý là nếu theo phong thủy thì xây dựng một công trình hiện đại với móng đào và đóng cọc sâu đến vài ba chục mét là tự ta đã cắt đứt long mạch rồi”.

Ở đây người viết nhấn mạnh rằng giáo sư Phan Huy Lê đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm “Ðịa linh” và “Long mạch” về phương diện phong thủy cho nên đã có nhận định sai lạc “cắt đứt long mạch” như trên.

Thật vậy Thăng Long thành là vùng đất địa linh dùng xây dựng dương trạch, nhằm sản sinh ra nhân kiệt. Lịch sử Việt Nam đã từng khẳng định điều đó bằng hành động cụ thể xây dựng thành Ðại La từ thế kỷ thứ VII đến thứ IX, hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến XVIII và cả thành Hà Nội vào thế kỷ XIX. Tổng cộng chiều dài lịch sử là 1.300 năm . Như vậy không có chuyện cắt đứt long mạch bởi những công trình xây dựng trong vùng đất này. Khoa khảo cổ cũng không tìm thấy được ngôi mộ cổ nào có tầm cỡ có thể ảnh hưởng đến phong thủy trong vùng địa linh này.

Trái lại vùng đất “long mạch” dùng để xây dựng “âm trạch” tức là mồ mả, lăng tẩm dưới hình thức địa táng. Nếu ai may mắn được chôn cất ngay huyệt “hàm rồng”trong vùng long mạch, huyệt mộ kết phát cho con cháu trở nên làm vua theo truyền thuyết.

Ðiểm sai lầm nghiêm trọng ở đây là đảng CSVN đã cho xây dựng lăng Hồ Chí Minh tại vùng đất địa linh lịch sử hàng ngàn năm, phá hỏng phong thủy vùng này, làm ô nhiễm âm khí và cản trở việc sản sinh nhân kiệt cho đất nước. Thực tế đã thấy rõ, gần nữa thế kỷ nay số lượng hào kiệt nhân sĩ đất Hà thành đã hiếm hoi xuất hiện so với người dân Sài Gòn bị trù dập, trấn áp và đánh giá là thành phần “ma cô đĩ điếm” thế nhưng họ vẫn vươn lên thành công sáng chói trên nhiều lãnh vực ở tầm vóc quốc tế ngày càng nhiều là một minh chứng.

b)- Trong bài viết

“Ðảng chỉ tay, quốc hội vỗ tay, và nhân dân trắng tay” của Hoàng Quân có đoạn viết:

“Gần 20 năm nay, thuật địa lý và phong thủy phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Không chỉ khi xây dựng những công trình lớn người ta mới phải mời thầy để xem hướng đất hướng nhà, mà ngay cả khi mua nhà mua đất, người ta cũng cần đến các người có hiểu biết về địa lý để quyết định. Ðặc biệt, các quan lớn chóp bu của cộng sản còn tin và có điều kiện nhiều hơn ai khác. Những công nhân xây dựng đã kể rằng, khu tòa biệt thự của quan Phan văn Khải đã phải hoãn xây dựng đến 2 lần, chỉ vì chưa có sự thống nhất về ngày khởi công của 2 thầy địa lý người Tầu. Cả tòa biệt thự với sân trực thăng trên nóc của quan Nông đức Mạnh hiện nay cũng có sự góp công của nhiều thầy địa lý cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các thầy người Tầu”.

Lần này, khi quyết định phá bỏ Hội trường Ba đình, theo các nguồn tin vỉa hè thì những người thân cận ông Nông Đức Mạnh kể rằng, ông đã tìm thấy “long mạch”, nên để bảo đảm sự trường tồn của chế độ CS, nhất định phải xây dựng lại tòa nhà mới theo đúng với thế đất”.

Trước đây trong bài viết “Phong thủy lăng Hồ Chí Minh” người viết đã từng chứng minh rằng lăng Hồ Chí Minh luôn luôn ở trong tình trạng động mồ, động mả bởi ba yếu tố:

* Sự chuyển động liên tục của những đoàn người tham quan.

* Thân xác Hồ Chí Minh phải dịch chuyển hằng ngày theo nhu cầu bảo quản xác ướp.

* Lăng mộ nằm ngay giao điểm hội tụ của những dòng chảy sinh khí.

Phải chăng vì lý do này, mà đảng CSVN đã cố tình xây dựng tòa nhà quốc hội mới nhằm mục đích trấn yểm lăng Hồ Chí Minh? để bảo đảm sự trường tồn của chế độ CS?

Nếu đây là sự thật, thì đây giải pháp phong thủy rất thâm độc và gian trá.

Thật vậy, những người chủ trương xây dựng quốc hội mới đã áp dụng đúng phong thủy cơ bản là dùng những mũi tên độc hay nòng đại pháo của tòa nhà để trấn áp một ngôi mồ bị động mả hay nói đúng hơn là đè bẹp oan hồn Hồ Chí Minh không cho nổi loạn để cho chế độ CS được ổn định và an bình. Những điều đáng nói ở đây là:

1) – Có nhiều phương cách để hóa giải hữu hiệu một vấn đề phong thủy, thế nhưng người có trách nhiệm đã chọn lựa một phương án ác độc, mất đạo đức và luân lý. Thật vậy trên lịch sử thế giới không có ông vua nào vì ổn định ngai vàng mà lại đi trù yểm cha ruột của mình như là một tội đồ phơi thây với những mũi tên phong thủy. Chỉ có Nông Ðức Mạnh mới làm được điều đó, phải chăng đây là sự báo hiếu nhãn tiền của dòng họ Hồ, hay nói rõ hơn đây là phong cách đối xử nhân quả giữa một đứa con bị bỏ rơi và một ông già từng chơi chạy, vô trách nhiệm. Người viết xin giành lại cho lịch sử và công luận sẽ phán xét.

2) – Tòa nhà quốc hội nằm ở một vị trí rất quan yếu ngay giữa trái tim Việt Nam (trung tâm chính trị Ba Ðình) và ngay trọng điểm của vùng đất địa linh của hoàng thành Thăng Long, thế mà tòa nhà này được xây dựng như là một công sự quân sự những mũi súng độc phong thủy nằm đầy đủ bốn hướng như vậy công trình xây dựng này không chỉ trấn yểm lăng Hồ Chí Minh mà còn nhằm mục đích trấn yểm hay tàn phà vùng đất địa linh, làm tuyệt đường phát sinh nhân kiệt cho đất nước chính là điểm cần làm sáng tỏ trong âm mưu thâm độc này.

3) – Với mọi sự dè dặt, theo thông tin bài báo trên, công việc xây dựng tòa nhà quốc hội có sự cố vấn của những ma đầu phong thủy người Tàu, thì đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Ngày xưa, người tàu đã mượn tay người dân Việt ném đá vào trụ đồng Mã Viện, để chôn sâu vào lòng đất nhằm phá hỏng huyện đế vương nữ giới làm cho đất nước ta qua 4000 ngàn năm nay không thể xuất hiện thêm một nữ anh hùng với tầm cỡ Hai Bà Trưng. (Xem

“Nghi án Phong thủy Trụ đồng Mã Viện”, cùng tác giả).

Phải chăng ngày nay, cũng người Tàu mượn tay Nông Ðức Mạnh xây tòa nhà quốc hội mới như là một loại bùa trấn yểm vùng đất địa linh để không còn sản sinh anh hào nhân kiệt nước Nam? Việt Nam sẽ mãi mãi rơi vào vòng nô lệ trong tham vọng bành trướng của Trung Quốc chăng?

Phải chăng cũng vì lý do này, mà khi tòa nhà quốc hội cũ vừa bị tháo dỡ xong, hồn thiêng sông núi đã phản ứng mạnh mẽ, làm thức tỉnh những tầng lớp trí thức, sĩ phu, sinh viên học sinh vùng lên biểu tình chống Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Trường Sa. Giáo hội công giáo Việt Nam từng một thời gian dài ngủ yên trong câm lặng giờ đây đã thức tỉnh thực sự, lên tiếng nguyện cầu cho công lý. Rồi đây những ngày tháng tới sẽ còn tiếp diễn ra sao? câu trả lời nên dành cho tất cả những ai hằng quan tâm đến vận mạng đất nước trả lời.

Người viết trong khả năng hạn hẹp của mình, vạch ra những âm mưu thâm độc nói trên trước công luận trong và ngoài nước, mong bạn đọc tiếp tay phổ biến thông tin này đến tất cả mọi người để có biện pháp ngăn chận kịp thời, trước khi quá muộn.

Thiên Đức

(1) Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ & Quốc hội, nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152. Theo đoạn văn nầy, trong một cuộc đối thoại ngắn, Hồ Chí Minh hai lần xác nhận mình chẳng có tư tưởng gì ngoài chủ nghĩa Mác-Lê.

DCVOnline – Ngày: 06-02-2008 www.dcvonline.net  

www.geocities.ws/xoathantuong