Top 11 # Xây Dựng Nhà Ở Theo Phong Thủy Trần Văn Tam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Xây Dựng Nhà Ở Theo Phong Thủy

Thiết kế phong thủy cho ngôi nhà là một yêu cầu cần thiết nhưng nhiều người xây nhà xong mới nhờ đến điều này. Thực tế, không ít căn nhà vì vậy mà phạm điều cấm kỵ trong bài trí đồ đạc, sắp xếp cảnh quan.

TRung LOng xin đưa ra mấy điều căn bản nhất về phong thủy trước khi xây dựng nhà ở để bạn và gia đình có thể tham khảo như sau:

Xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.

Xem hướng cửa chính hợp với tuổi của gia chủ. Ví dụ, gia chủ sinh năm 1980, cửa chính có thể quay về các hướng: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

Bếp nấu phải tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là đặt tại điểm xấu, quay mặt về một trong bốn hướng tốt của gia chủ. Tránh đặt bếp dưới cầu thang, dưới nhà vệ sinh hay thẳng cửa nhà vệ sinh mở ra và đường nước đi dưới bếp vì hỏa kỵ thủy.

Tra kích thước của cửa đi, cửa sổ, cửa phòng đúng theo cung tốt của thước Lỗ Ban.

Số bậc cầu thang có 4 cung Sinh – Lão – Bệnh- Tử, nếu là nhà tầng thì lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.

Xác định “Trung cung” của ngôi nhà để tránh đặt cầu thang, vệ sinh đúng vào khu vực đó.

Hướng cấp nước vào phải là bên trái của ngôi nhà, hướng thoát nước ra bên phải (đứng bên trong nhà nhìn ra).

Khi bài trí các đồ vật hay sắp xếp lối đi, cửa chính, cửa sổ trong nhà, bạn nên tránh phạm phải 9 điều kiêng kỵ sau đây.

Không được kê bể cá cảnh đối diện với bếp nấu, vì sẽ gây xung khắc Thuỷ (bể cá) và Hoả (bếp nấu).

Không được kê bể cá cảnh dưới tượng thần tài, tam đa, như vậy sẽ làm tổn hao tài lộc vì phạm câu “Chính Thần Hạ Thuỷ”.

Không được thờ Quan Âm và Quan Đế (Quan Vân Trường) cùng một nơi hay đối diện nhau.

Không để đầu giường hướng vào gương lớn, sẽ ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái.

Không để loa đài gần sát giường ngủ vì như vậy bạn sẽ thường mê sảng và không có được giấc ngủ sâu.

Không nên kê nhiều bàn ghế có hình góc cạnh nhọn như hình tam giác hay lục giác.

Không kê bếp nấu ăn thẳng với hướng cửa chính vì nếu để người ngoài nhìn thấy lửa trong bếp nhà bạn thì đó là một điều rất xấu. Có thể khắc phục bằng việc đặt một tấm bình phong ngăn cách.

Không được bố trí quá nhiều cửa đi trên một đường thẳng vì như thế sinh khí sẽ không lượn khắp nhà mà dễ hao tổn của cải.

Không để cây cảnh bị héo úa trong nhà, điều này sẽ khiến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên xấu đi.

Xây Dựng Nhà Ở Theo Phong Thủy Tứ Linh

Long Lân Quy Phụng, 4 con vật linh thiên từ xưa đã được con người tôn trọng và thờ phụng, tứ linh còn hiện hữu trong mỗi căn nhà qua các cấu trúc xây dựng khác nhau, khoa học phong thủy tin rằng nếu một ngôi nhà được xây dựng hội đủ 4 yếu tố này sẽ mạng lại sự an lành, sung túc cho chính những người chủ sở hữu của nó.

Khi nói đến tứ linh người ta thường hình dung đến bốn con vật linh thiêng Long-Lân-Quy-Phụng, những con vật này mang đến sự may mắn, sức khỏe, thịnh vượng… cho con người. Thực tế, tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy. Nghiên cứu sâu hơn thì tứ linh còn mang rất nhiều ý nghĩa độc đáo trong phong thủy nhà ở, văn phòng hay cây cảnh phong thủy hiện đại ngày nay.

Duy trì trạng thái cân bằng Âm Dương bên trong và bên ngoài ngôi nhà hoặc nơi làm việc là điều rất quan trọng. Nhiều sách phong thủy cổ đã mô tả bằng hình ảnh nhiều màu sắc những vị trí hoặc địa điểm tốt về mặt phong thủy. Để dễ hiểu các sách này thường dùng biểu tượng. Vì vậy, thay vì mô tả vị trí địa điểm bằng thuật ngữ phong thủy, hình dạng của cảnh quan lại được so sánh với sự hiện hữu của tứ linh: Rồng-Cọp-Rùa-Phượng Hoàng.

Dựa trên những con vật linh thiêng này, những thuật sỹ phong thủy sẽ phân tích được đâu là thế đất tốt. Thế đất tốt theo phong thủy là thế Rồng xanh-Cọp trắng (Thanh Long-Bạch Hổ). Ở vị trí này Rồng thuộc Dương và Cọp thuộc Âm. Vì Thanh Long-Bạch Hổ được sử dụng nhiều nên nó đã trở thành thuật ngữ đồng nghĩa với việc thực hành phong thủy.

Rùa là linh vật – Biểu tượng bằng những ngọn đồi bảo vệ phía sau ngôi nhà

Trong phong thủy, Rùa đen (Ô Quy) được biểu tượng bằng một dãy đồi ở đằng sau nhà hoặc nơi cư ngụ. Đồi Rùa đen bảo vệ ngôi nhà khỏi những đợt gió mạnh phương Bắc, tượng trưng cho sự an toàn, trường thọ.

Linh vật Phượng Hoàng – Biểu tượng bằng mô đất nhỏ trước nhà – Ý nghĩa bình an, hạnh phúc

Điều kiện phong thủy tốt còn được tăng cường bằng một mô đất nhỏ ở phía trước nhà tượng trưng cho Phượng Hoàng đỏ (Chu Tước). Điều này cũng tượng trưng cho năng lượng của hướng Nam như là sự bình an và hạnh phúc.

Bạch Hổ là linh vật – Tượng trưng bằng đồi đất thấp bên phải ngôi nhà

Trong phong thủy cảnh quan, Bạch Hổ thường ở hướng Tây hoặc ở bên phải tính từ cửa chính nhìn ra của ngôi nhà. Điều quan trọng là không được kích hoạt hay khuấy động Bạch Hổ, vì sẽ khiến bản tính hung dữ trỗi dậy và đưa lại nhiều tai họa đối với chủ nhân hay những người sống trong nhà. Tuy vây không thể thiếu được Bạch Hổ, vì nó tạo nên sự cân bằng các dòng năng lượng. Do đó phải xác đinh được đồi Bạch Hổ và đảm bảo rằng không có cấu trúc lớn ở vị trí này làm ảnh hưởng tới nó. Phía bên phải của ngôi nhà tốt nhất là nên để yên tĩnh, nếu có đường đi thì tốt nhất là đường đi nhỏ, ít nhộn nhịp.

Phân tích phong thủy cảnh quan, phong thủy nhà ở, cây cảnh phong thủy theo tứ linh là cách phân tích độc đáo thú vị nhưng rất chính xác. Tuy vậy, đây là cách khó bởi rất hiếm tìm được một vị trí hoàn thiện có đủ cả tứ linh. Thường thì các đồi tứ linh bị khuyết sẽ được con người cố gắng tạo nên một cách tự nhiên nhất, nhưng như thế cũng sẽ giảm bớt ý nghĩa phong thủy của tự nhiên.

Phong Thủy Trong Xây Dựng Nhà Ở

Xây dựng Taka hôm nay có bài viết chia sẻ về vấn đề phong thủy trong xây dựng nhà ở, được biên soạn trực tiếp bởi kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm của Taka.

***

Xây nhà là việc lớn của cả một đời người. Vì thế gia chủ không nên vội vàng qua loa mà không tìm hiểu một chút sơ lược về phong thủy nhà ở.

Phong thủy không phải là mê tín, tất cả đều được lý giải hợp lý, tích lũy từ nhiều đời và chúng ta nên kế thừa. Có thể không tích hợp được hết tất cả những điều đó vào trong thiết kế ngôi nhà của chúng ta nhưng cũng phần nào tránh được những kiêng kỵ trong xây dựng nhà ở. Bài viết sau đây sẽ phân tích cơ bản những hiểu biết mà kiến trúc sư và kỹ sư TaKa tích lũy và tìm hiểu trong suốt quá trình làm việc.

Mỗi gia chủ sinh ra sẽ có một tuổi âm tương ứng với bát trạch được chia ra làm 4 cung tốt (Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị) và 4 cung xấu (Tuyệt mệnh, Ngũ Quỷ, Lục sát, Họa hại). Để tư vấn nhà hợp phong thủy cho gia chủ, kiến trúc sư sẽ đặt khu đất vào tâm bát trạch. Khi đó sẽ sơ phác ra được các khu vực bố trí phòng, cửa đi, wc, bếp, bàn thờ…

1. Vị trí khu đất:

+ Trường hợp gia chủ có bát trạch hợp với hướng của lô đất mình đang có thì quá tốt.

+ Trường hợp còn lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà gia chủ chỉ có thể có lô đất đó nhưng lại không hợp hướng thì chẳng nhẽ lại không thể xây dựng nhà được hay sao?

Câu trả lời là vẫn làm được bình thường nên các gia chủ đang có lô đất không hợp với bát trạch mình thì vẫn cứ yên tâm. Tất cả đều có thể hóa giải được. (vấn đề này sẽ được trả lời bên dưới phần Bếp).

2. Cửa đi chính:

Cửa trước là phần quan trọng nhất khi đề cập đến phong thủy một ngôi nhà. Cửa trước là yếu tố quyết định đến cuộc sống của gia đình bạn vì nó là đại diện cho nguồn năng lượng sẽ đi vào nhà. Khi thiết kế cần lưu ý những vấn đề sau đây:

+ Cửa đi chính không được nhìn trực tiếp (cửa) vào phòng vệ sinh hay nhà kho.

+ Cửa đi chính không được thẳng hàng với cửa sổ hay cửa sau nhà.

+ Cửa đi chính là điểm nhấn của ngôi nhà mặt tiền cần được xây dựng rõ ràng, nổi bật, cửa phải rộng thoáng để nguồn năng lượng đi vào được dồi dào.

+ Một điều kiêng kỵ nữa là cửa chính không được đối diện với hướng lên của cầu thang (vì nguồn năng lượng sẽ chảy ra ngoài cửa không tốt) theo quan niệm phong thủy thì cấu trúc kiểu này sẽ làm cho tài sản, tiền của trong nhà dần dần “đội nón ra đi”.

Bếp đại diện cho Hỏa, ông bà xưa có câu “Thủy Hỏa bất tương phùng”, do đó bếp vị trí nấu ăn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

+ Không đặt bếp dưới khu vệ sinh, hoặc trên khu vệ sinh.

+ Nếu diện tích nhà hẹp vị trí nấu ăn trên bếp phải né vị trí các bể ngầm (hố ga, hầm tự hoại)

+ Hệ thống cấp thoát nước cũng không được đi dưới bếp nấu.

+ Không tựa lưng bếp ra cửa sổ hoặc khoảng trống.

+ Không đặt bếp dưới giường ngủ.

Bếp đặt tại cung xấu nhằm chắn họa hại, về hướng của bếp (hướng lưng của người đứng nấu ăn) nhìn về hướng tốt.

Nếu hướng nhà đặt trên lô đất không hợp với bát trạch của gia chủ thì ta hóa giải việc này bằng cách đặt hướng bếp như sau:

Nên đặt tại cung xấu nhằm chấn họa hại và mặt bàn thờ nhìn về hướng tốt.

Cũng như bếp, bàn thờ không được đặt dưới khu vệ sinh hoặc trên khu vệ sinh, không tựa lưng ban thờ ra cửa sổ hoặc khoảng trống.

Không được để ban thờ dưới giường ngủ và bê nước (ý nhắc đến bể nước mái)

5. Phòng ngủ và giường ngủ:

“Nhất tọa nhì hướng” ưu tiên đặt tại cung tốt nhìn về hướng tốt.

Như đề cập ở các phần trên thì giường ngủ không được đặt trên bếp nấu hoặc ban thờ

Kiệng kỵ đặt giường ngủ dưới xà nhà (dầm kết cấu sàn), quạt trần, đèn chúm, vật trang trí có góc nhọn gây sát khí.

Không quay đầu giường ra trực tiếp cửa sổ cửa đi, nhà vệ sinh.

6. Phòng vệ sinh (WC):

Đặt tại các cung xấu trong nhà để chấn hướng xấu, lưng xí không được quay về hướng tốt, không đặt nhà vệ sinh trên khu bếp, trên ban thờ, trên giường ngủ, trên nóc bàn ăn, bàn ghé tiếp khách, cửa chính ra vào.

7. Bậc cầu thang:

Khi tư vấn thiết kế TaKa nhận thấy không phải gia chủ nào cũng nắm hết những điều trên nhưng đến bậc thang thì lại nắm rất rõ.

Vâng đa số ai cũng nắm được số bậc cầu thang cho 1 tầng lúc nào cũng phải đáp ứng : Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Do đó, số bậc của cầu thang cho 1 tầng phải rơi vào chữ Sinh hoặc chữ Lão.

Bậc lên xuống của cầu thang không được đâm thẳng ra cửa chính, cửa khu vệ sinh, ban thờ, bếp.

Chiều rộng bậc cầu thang trong nhà ở thường là 165mm-180mm, mặt bậc rộng từ 250mm đến 300mm, rộng vế thang khoảng 0,8m đến 1,2m tùy vào mặt bằng khu đất và mong muốn của gia chủ.

8. Kích thước lỗ ban:

Thước lỗ được chia làm 3 loại chính:

+ Loại 52,2cm (tức là cứ đến mỗi 52,2cm sẽ lặp lại) dùng đo khoảng thông thủy (cửa,…)

+ Loại 42,9cm (tức là cứ đến mỗi 42,9cm sẽ lặp lại) – Dương trạch dùng để đo khối bếp, bậc thang,…

+ Loại 38,8cm (tức là cứ đến mỗi 38,8cm sẽ lặp lại) – Âm phần đo đồ nội thất (bàn thờ, tủ,…)

Cái chúng ta quan tâm nhiều nhất đa phần TaKa mỗi khi tư vấn là chủ nhà muốn đảm bảo thông thủy lỗ ban của các cửa.

Ngoài ra nếu để ý thì chiều cao chiều cao bậc thang như đã đề cập ở trên từ 165mm-180mm đều rơi vào cung tốt theo thước lỗ ban 42,9cm. Bếp có chiều cao thông dụng nhất chính là 810mm hoặc 820mm cũng đều rơi vào cung tốt theo thước lỗ ban 42,9cm do đó vấn đề này luôn thỏa cung lỗ ban.

Tuy nhiên, những vấn đề trên cũng mang tính chất tham khảo. Vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau (vị trí khu đất, diện tích khu đất, tài chính, nhu cầu sử dụng,… của từng gia chủ khác nhau) có thể chỉ đáp ứng vài điều kiện căn bản chứ không thể đáp ứng đồng thời hết tất cả những điều nêu trên. Chúc mọi người có được căn nhà như ý.

Phong Thuỷ Nhà Ở Khi Xây Dựng Nhà

1. Phong thủy  nhà đẹp

Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có “xạ khí” tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.

Thiết kế nhà hợp phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.

Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp cho cửa cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.

Ngôi nhà đẹp trước tiên phải được tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tránh xậy nhà trên miếng đất nghiêng như thế sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng. Nhà ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.

Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.

Ngôi nhà đẹp hợp phong thủy không chỉ hài hoà từ hướng nhà, hướng cửa mà còn tử tổng thể phối cảnh xung quanh ngôi nhà.

Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy .

Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.

Khi làm nhà, bạn nên cân đối tỉ lệ giữa diện tích nhà và cửa chính, cổng chính. Không nên thiết kế cống chính và cửa chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến nhà bị hao tài, tán của…

2. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà

Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh… Từ đó, bạn có phương pháp hóa giải nếu không may gặp đất xấu.

Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, không hợp thì hóa giải như thế nào, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà, từ đó đưa ra phương pháp hóa giải.

Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn – hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng.

An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính để đạt được sự ứng nghiệm. Đây có thể coi là nghệ thuật và cũng là đỉnh cao trong phong thủy.

Các trường phái trên không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà. Chúng phải được kết hợp một cách hài hòa và có chung các yếu tố tốt.

3. Những vị trí xây nhà theo phong thủy nên tránh

Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái

Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.

Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.

Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác

Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Kiêng trồng cây to trước cửa nhà

Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.

Không nên xây nhà quá cao

Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

Tường bao quanh nhà không xây quá cao

Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.

Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

Không xây nhà gần đền chùa

Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Chia sẻ: