Top 3 # Xem Hướng Nhà Theo Phong Thủy Lạc Việt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Chọn Hướng Nhà Hợp Tuổi Theo Phong Thủy Lạc Việt

Chọn hướng nhà hợp cơ bản theo phong thủy Lạc Việt

Dân gian có câu: “Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam” như một đúc kết cho những “việc lớn của đời người”. Vậy làm thế nào để chọn hướng nhà theo phong thủy? Chọn hướng nhà theo tuổi phải kết hợp nhiều yếu tố.

Hướng phù hợp theo Bát trạch Lạc Việt

Trong quan niệm học thuật cổ Đông phương, tuổi của con người dùng trong việc phán xét phong thủy được chia làm hai nhóm là Đông trạch và Tây trạch. Mỗi nhóm tuổi có bốn hướng tốt và bốn hướng xấu. Phong thủy Lạc Việt xác định nhóm thuộc Đông trạch có các tên là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ứng với bốn hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam; còn lại nhóm Tây trạch có các tên Càn, Khôn, Cấn và Đoài ứng với các hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Tám hướng tốt xấu phân chia cho hai nhóm như thế được gọi là Bát trạch Lạc Việt (*).

Làm thế nào để biết hợp hướng nào?

Từ đồ hình Bát trạch Lạc Việt, một phép toán để tính tuổi được đặt ra như sau: Đối với người sinh vào những năm 19xx thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 10 – A nếu là tuổi nam, lấy 5 + A nếu là tuổi nữ”.

Ví dụ: Sinh năm 1965. Lấy 6 + 5 = 11, lại cộng tiếp 1 + 1 = 2. Nếu là nam: 10 – 2 = 8. Nhìn đồ hình bên ta thấy 8 ứng với ô có tên là Cấn, vậy thuộc nhóm Tây tứ trạch nên hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây. Nếu là nữ: 5 + 2 = 7. Nhìn đồ hình bên ta thấy 7 ứng với ô có tên là Ly, vậy thuộc nhóm Đông tứ trạch nên hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Đông Nam.

Đối với người sinh vào những năm 20xx thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 9 – A nếu là tuổi nam, còn lại lấy 6 + A nếu là tuổi nữ”. Sau đó đối chiếu với đồ hình.Nếu kết quả cuối cùng của 2 nhóm là 5, thuộc ô giữa thì phân biệt tên gọi bằng câu “nam Khôn nữ Cấn”, nhìn chung cả hai đều thuộc nhóm Tây tứ trạch.

Ví dụ: Tính tuổi người nữ sinh năm 1954. Lấy 5 + 4 = 9, vì là nữ nên lấy 5 + 9 = 14, lại lấy 1 + 4 = 5. Theo nguyên tắc trên thì 5 ứng với người nữ là Cấn, thuộc nhóm Tây tứ trạch, nên hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Phong thủy xác định Bát trạch, tức là hướng nhà, tương tác với địa từ trường chỉ là một trong bốn yếu tố có ảnh hưởng đến con người tồn tại trong môi trường kiến trúc cụ thể. Các yếu tố còn lại gồm Loan đầu (nghiên cứu về cảnh quan môi trường), Dương trạch (cấu trúc hình thể công trình xây dựng), Huyền không (hiệu ứng tương tác từ vũ trụ, vận nhà) tạo thành 4 yếu tố tương tác cơ bản trong phong thủy và được xem xét theo phương pháp chuyên môn khác nhau, nhưng nhất quán trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Những yếu tố này trong phong thủy lưu truyền qua cổ thư chữ Hán được coi là bốn trường phái biệt lập và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Còn Phong thủy Lạc Việt lại khẳng định tính thống nhất của 4 yếu tố trên trong một nguyên lý nhất quán duy nhất. Do vậy, chọn hướng xây nhà theo Bát trạch không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tốt xấu của một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc, mà phải là sự tổng hợp của các yếu tố còn lại.

Tóm lại, việc chọn lựa hướng nhà tốt hay xấu theo tuổi chỉ là điều kiện cần. Do đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống dân gian, có sức ảnh hưởng lâu đời nên thường bị lầm tưởng là yếu tố quan trọng duy nhất cần tuân thủ khi muốn xây nhà, có thể coi đây là sai lầm căn bản. Vì vậy, việc xem hướng nhà theo tuổi trong quan niệm Bát trạch của phong thủy Lạc Việt chỉ là điều kiện tham khảo chứ không mang tính quyết định hoàn toàn.

Bề Cá Cảnh Theo Phong Thủy Lạc Việt

BỀ CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

Những bài viết về bể cá cảnh trong phong thủy trên báo và các diễn đàn đều mang tính chung chung và không cụ thể. Bởi vậy, tôi viết bài này trình bày rõ hơn về bể cá trong Phong Thủy từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt.

Phong Thủy Lạc Việt cũng xác định rằng: Bể cá – nước – là nơi tụ khí và truyền sinh khí trong ngôi gia. Bởi vậy về nguyên tắc thì đặt ở đâu trong nhà cũng được. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác dụng khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dụng xua tan Âm khí. Ở nơi Sinh khí có tác dụng kích hoạt sinh khí, có lợi cho sức khỏe; ở nơi Vượng khí thì cực tốt, nhưng trong nhà phải thoát khí tốt.

Do đặc tính của Khí là “Khí gặp Thủy thì tụ”, nên bể cá luôn phải lưu chuyển bằng máy bơm liên tục bằng hệ thống lọc nước và phun Oxy.

Phong Thủy Lạc Việt quan niệm khi phân loại khí trong nhà thì khí do bể cá kích hoạt là Âm khí. Có tác dụng cho sức khỏe, tài lộc vượng. Nếu trong nhà chỉ có bể cá nhỏ, kích thước không lớn thì không có gì cần bàn. Tuy nhiên, nếu bể cá lớn, thì Âm khí quá vượng sẽ mất cân bằng Âm Dương.

Nhưng như phần trên đã trình bày: Nếu bể cá quá lớn thì Âm khí vượng- (Âm khí trong phong thủy Lạc Việt là một khái niệm phân loại, chứ không phải cứ âm khí là xấu). Bởi vậy còn cần một Thiên Quang Tỉnh tỏa Dương khí để cân bằng Âm dương trong ngôi gia.

Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông cha ta đã ứng dụng trường hợp này. Đó chính là Gác Khuê Văn (Thiên Quang tỉnh) tạo Dương khí cho toàn Văn Miếu và giếng Thiên Quang Tỉnh phía dưới là kích hoạt Âm khí thành sự hài hòa Âm Dương tuyệt với trong khu Địa linh này.

Khuê Văn Các (Chính là Thiên Quang tỉnh) và giếng Thiên Quang.

Vài lời chia sẻ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Chia sẻ bài viết:

Bài 11 Kiến Trúc Theo Bát Trạch Lạc Việt

Học Phong Thủy

Title: BÀI 11 KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT Author: Học Phong Thủy Rating 5 of 5 Des:

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT I – NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN Bát trạch Lạc Việt là một trong 4 yếu tố tương tác căn bản củ…

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

I – 1 – 3: Người phi cung Khôn:

I – 1- 4: Người phi cung Đoài:

I – 2: Người Đông tứ cung

I – 2 – 1: Người phi cung Khảm:

I -2 – 2: Người phi cung Chấn

I – 2 – 3: Người phi cung Ly:

I – 2 – 4: Người phi cung Tốn.

Qua hình trên phân cung Đông Tây trạch thì các cung hướng tốt là được qui ước cụ thể theo thứu tự từ Tốt nhất đến tốt ít nhất, và từ Xấu nhất đến xấu ít nhất là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị. Các hương xấu là: Ngũ Quỉ, Tuyệt Mạng, Lục Sát, Họa Hại . Tính chất cụ thể của ý nghĩa tốt xấu từng cung với gia chủ sẽ tiếp tục học trong các bài tiếp theo. Hương xấu của người Đông cung là hướng tốt của người Tây cung và ngược lại. Lưu ý:

QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt

Tính quy luật là một trong những yếu tố cần trong tiêu chỉ khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học.

ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN QUÁI MỆNH VÀ BÁT TRẠCH

II – PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐẤT CẤT NHÀ THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

II – 1: Trong điều kiện diện tích đất đã ổn định cần chọn vị trí cất nhà.

Trong điều kiện miếng đất tương đối bằng phẳng thì vị trí tối ưu chính là phương Tây Bắc, Tây của miếng đất này. Nhưng nếu đặt ở đây mà quay về hướng Tây (như căn nhà minh họa trên) thì phía trước nhà hướng Tây, sẽ có diện tích hẹp (Minh Đường hạn hẹp) và đây là điều không tốt theo phương pháp hình lý khí ( Sẽ học sau). Bởi vậy, Phong thủy Lạc Việt là sự kết hợp tối ưu tất cả các phương pháp (Các nhà nghiên cứu gọi là “Trường phái”).

Bài 11 Bát Trạch Lạc Việt

2) Đông Bắc: 22,5 độ – 45 độ (Chính Đông Bắc) – 67, 5 độ. Quái Cấn quản.

3) Đông: 67,5 độ – 90 độ (Chính Đông) – 112,5 độ.

Quái Chấn quản.

4) Đông Nam: 112, 5 độ – 135 độ (Chính Đông Nam) – 157, 5 độ.

Quái Khôn quản.

5) Nam: 157, 5 độ – 180 độ (Chính Nam) – 202,5 độ.

Quái Ly quản.

6) Tây Nam: 202,5 độ – 225 độ (Chính Tây Nam) – 247.5 độ.

Quái Tốn quản .

7) Tây: 247,5 độ – 270 độ (Chính Tây) – 292, 5 độ.

Quái Đoài quản.

8) Tây Bắc: 292,5 độ – 315 độ (Chính Tây Bắc) – 337, 5 độ.

Quái Càn quản.

Trên cơ sở qui ước về phân cung như trên, chúng ta dùng La bàn, hoặc La kinh để xác định hướng nhà và kết hợp với tâm nhà để phân cung trên diện tích nhà, hoặc đất. Chúng ta sẽ học những điều này trong bài học tiếp theo đây.

II – CUNG PHI TRONG BÁT TRẠCH

Trong phong thủy – đặc biệt ứng dụng nhiều trong Bát trạch – người ta chia con người làm hai dạng là Đông tứ cung và theo các quái ứng với Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Khảm – Chấn – Ly – Tốn.

Người Đông tứ cung ứng với Đông tứ trạch gồm các quái sau đây:

Người Tây tứ cung ứng với Tây tứ trạch gồm các quái sau đây: Càn – Đoài – Cấn – Khôn.

Đối với người Đông tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Đông tứ trạch và xấu với Tây tứ trạch. Ngược lại với người Tây tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Tây tứ trạch và xấu với Đông tứ trạch.

Trong sách Bát trạch Minh cảnh từ nguồn gốc Hán có một bảng lập thành sẵn và người học theo phương pháp này cứ thế ứng dụng, tra bảng để biết người sinh năm nào ứng với cung nào. Từ đó định phương vị thích hợp cho gia chủ, mà không cần biết nguyên lý và phương pháp tạo nên bảng lập thành đó.Nếu cứ theo cách này của Bát trạch minh cảnh từ cổ thư chữ Hán thì chúng ta chỉ cần theo bảng lập thành của Bát trạch Lạc Việt sau đây. Trong bảng lập thành này khác với bảng có nguồn gốc Hán là sự đổi chỗ của trong Đông Tây tứ cung. Tức là:

Người cung trong sách Hán thành người cung Ly trong sách Việt và ngược lại. Còn hoàn toàn giống nhau.

Nhưng với một mục đích hướng dẫn anh chị em trở thành những nhà nghiên cứu trong tương lai về Phong Thủy Lạc Việt – nhằm phục hồi lại những giá trị văn hiến trải gần 5000 năm của tổ tiên – tôi trình bày rõ về nguyên lý và phương pháp lập thành bản phân cung cho tuổi người ở bảng qui ước trong bài sau đây.