Top 8 # Xem Tên Công Ty Theo Phong Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy

(Lichngaytot.com) Đặt tên công ty theo phong thủy, tên cửa hàng, biển hiệu, thương hiệu… thuận phong thủy đều nhằm mục đích thúc đẩy việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, sớm phát tài phát lộc.

Tên công ty, cửa hàng, biển hiệu, thương hiệu… cần tuân theo những nguyên tắc phong thủy để đảm bảo mọi thứ được tiến hành thuận lợi, công việc kinh doanh sớm phát tài phát lộc.

1. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy luật Âm Dương

Tên công ty hợp phong thủy thì công ty dễ phát tài. Khi đặt tên cho công ty cần chú ý tên của thương hiệu cần phù hợp với luật Âm Dương, phải có sự cân bằng, tránh toàn Âm hoặc toàn Dương.

Có thể dùng chữ Hán và dựa vào nét bút để đặt tên công ty theo phong thủy. Chữ Hán thường có các bộ chữ tính theo nét chữ. Do đó số nét bút đặt tên cửa hàng có thể là chẵn hoặc lẻ.

Xét về con số theo phong thủy Âm – Dương thì nét chữ lẻ là âm và chẵn là dương. Dùng các chữ Hán và tính tổng số nét chẵn lẻ để đặt tên cho cửa hàng thường được cho là cát lợi.

Ví dụ: chữ Nhất là âm, chữ Nhị là dương. Theo phong thủy thì tên công ty, doanh nghiệp, cửa hàng nên dùng đơn số (Âm hoặc Dương) và song số có âm có dương là tốt nhất.

Nên sắp xếp các chữ theo thứ tự: Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương. Tránh sắp xếp theo thứ tự: Âm – Dương – Âm và Dương – Âm – Dương.

2. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy luật Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Có nguyên tắc đặt tên hay cho công ty. Theo phong thủy, khi đặt tên công ty cần kết hợp giữa ngũ hành của ngành nghề kinh doanh với bản mệnh của chủ doanh nghiệp để tìm ra tên đại cát đại lợi. Hoặc căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đặt tên, ngành thuộc ngũ hành gì thì đặt tên tương ứng hợp với nó.

Đặt tên công ty, doanh nghiệp, cửa hàng theo phong thủy ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dựa vào mệnh của chủ nhân hợp với mệnh nào, khắc với mệnh nào để chọn hoặc tránh.

Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau: Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ; Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy bạn nên cố gắng dựa vào mối quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành để chọn ra các tên biển hiệu vừa thể hiện được ý tưởng vừa hợp phong thủy.

3. Đặt tên công ty theo phong thủy – Quy tắc Can Chi

Đặt tên hay cho công ty, đạt ngay thăng tiến phát tài. Số của Thiên can: Giáp, Ất quy ước là 1; Bính, Đinh là quy ước 2, Mậu, Kỷ là quy ước 3; Canh, Tân quy ước 4 và Nhâm, Quý quy ước 5.

Số Địa chi: tuổi Tý, Sửu, Ngọ, Mùi quy ước 0; tuổi Dần, Mão, Thân, Dậu quy ước 1; tuổi Thìn, Tị, Tuất, Hợi quy ước 2.

Giá trị mệnh Ngũ hành: Kim quy ước 1, Thủy quy ước 2, Hỏa quy ước 3, Thổ quy ước 4, Mộc quy ước 5.

Khi biết mệnh của mình bạn có thể áp dụng để tính các chữ, đặt tên thương hiệu của mình: Chữ cái thuộc hành Kim: C, Q, R, S, X; Chữ cái thuộc hành Mộc: G, K; Chữ cái thuộc hành Thủy: Đ, B, P, H, M; Chữ cái thuộc hành Hỏa: D, L,N,T,V; Chữ cái thuộc hành Thổ: A, Y, E, U, O, I.

4. Đặt tên công ty theo phong thủy – Ứng dụng Bát quái

Mệnh cung của chủ doanh nghiệp phải hợp với quẻ của tên doanh nghiệp. Nếu trường hợp là Đông tứ mệnh thì sẽ hợp với các quẻ Khảm, Chấn, Ly, Tốn; nếu là Tây tứ mệnh thì hợp với quẻ Càn, Cấn, Đoài, Khôn.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được tên công ty theo phong thủy, tên doanh nghiệp, cửa hàng vừa hay vừa hợp phong thủy mang lại tài vận tốt cho cả chủ nhân, gia đình, giúp việc kinh doanh thịnh vượng và phát đạt.

Đặt Tên Công Ty Theo Tuổi

Hiện nay có rất nhiều cách để nghĩ ra 1 tên công ty hay, tuy nhiên tên hay thôi thì chưa đủ mà thường nhiều người Đặt Tên Công Ty Theo Tuổi, mệnh và Tên Công Ty Hợp Phong Thuỷ âm dương vì lập công ty ra là để kinh doanh, kinh doanh thất bại không có lợi nhuận thì tên hay cũng chả có ý nghĩa gì, vậy mới nói Xem Tuổi Để Đặt Tên Công Ty rất quan trọng, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố như thương hiệu, phát âm, dễ nhớ, ý nghĩa… cần người chủ doanh nghiệp cân nhắc.

Đặt tên công ty theo tuổi – theo phong thủy – theo năm sinh

CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY CƠ BẢN

Lời khuyên nhỏ:

Tên dễ phát âm (Một Số Tên Công Ty Tham Khảo: Kodak, Philips, Casio …)

Tên ngắn gọn (vd như; Nike, Adidas…)

Tên không nên để kiểu địa phương (vd công ty TNHH Cà Mau), cân nhắc tên nước ngoài hay tiếng Việt vì tiếng Việt thì sẽ thân thuộc hơn, còn nước ngoài thì dễ bành trướng ra quốc tế hơn.

Chúng tôi nghĩ các bạn nên cân nhắc các vấn đề này, trước khi quan tâm đến Cách Đặt Tên Công Ty Theo Tuổi, Theo Phong Thuỷ hay Tra Cứu Tên Công Ty Theo Phong Thuỷ.

Về cách dùng từ ngữ để đặt tên công ty

Dùng từ có nghĩa

Sẽ mang lại thông tin cô đọng nhất cho người nghe ngay lập tức ví dụ như những cái tên nội thất nhà đẹp, bánh mỳ ta…

Lưu ý: tránh dùng những tên phổ biến, từ ngữ chung chung và ít để lại ấn tượng cho khách hàng như An Khang, Thịnh Vượng… hay những tên công ty khiến người nghe hiểu sai, gây buồn cười hoặc ác cảm như Toàn Lợi (chỉ quan tâm đến lợi ích của mình),… Dùng từ vô nghĩa

Tên vô nghĩa thông thường là tên duy nhất trên thị trường, nó thể hiện một dấu ấn riêng biệt không ai có thể bắt chước hay ăn theo được, thường thì các nước phương Tây hay áp dụng tuy nhiên nhược điểm sự vô nghĩa này trong thời gian đầu sẽ không mang đến bất kỳ thông điệp gì cho khách hàng và vấn đề làm thương hiệu cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tất nhiên nếu làm được thì về lâu về dài sẽ rất có lợi ví dụ như Nike, Addidas, Kinh Đô, Nes Café…

Dùng từ ghép

Ghép các từ có sẵn thành ra một từ vô nghĩa, cách này cũng có ưu nhược điểm như cách trên tuy nhiên, mối liên hệ đôi khi sẽ dễ hình dung hơn ví dụ: Sạch Company (Saco), Giày Bình Tiên (Biti’s), Trường Hải Corporation (Thaco)…

Dùng tên riêng hoặc địa danh

Chỉ phù hợp khi đại diện công ty là người có sức ảnh hưởng lớn hoặc nổi tiếng ví dụ công ty tư vấn luật Hương Lan, Luật Gia Phạm, Thẫm mỹ viện bác sĩ Trí… Đặt tên công ty theo phong cách này như con dao hai lưỡi, nếu thương hiệu cá nhân của người chủ/ người đại diện có vấn đề, thì công ty sẽ bị ảnh hưởng theo.

CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO TUỔI – PHONG THUỶ ÂM DƯƠNG

Xem Tuổi Đặt Tên Công Ty và Đặt Tên Doanh Nghiệp Hợp Phong Thuỷ cần có sự cân bằng 2 nguyên tố âm dương, tránh các tên toàn Âm hoặc toàn Dương ví dụ Chiến Thắng sẽ nhìn thấy tên toàn vần trắc, sẽ là thuần Dương còn tên Minh Long sẽ thể hiện sự cân bằng về âm và dương.

Xem Tên Công Ty Theo Phong Thuỷ phải phân định bát quái cho tên để dự đoán thêm về tương lai của công ty làm ăn như thế nào, khó khăn và thuận lợi gì. Theo nguyên tắc đếm chữ để tính số, dựa vào số đó để lập thành quẻ. Khi đếm số tên được chia thành 2 phần, phần trước nhiều còn phần sau thì ít , ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì phần 1 là “Tân Hoàng” , phần 2 là “Minh”, nếu tên chỉ có 2 từ thì chia đều thành 2 phần.

Tiếp theo phải đếm số chữ cái cho mỗi phần, đếm dấu riêng thành 1 chữ , ví dụ “Chiến” được tính là 6

Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp “Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng.

“Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm

“Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp

Tham khảo chi tiết cách đếm chữ tính số tại đây

Cuối cùng phải dự đoán dựa trên ý nghĩa của quẻ, quẻ vô vọng là xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài, quẻ phệ hạp chỉ phù hợp với làm ăn ngắn hạn.

Lưu ý: Tên công ty không chỉ cần có ý nghĩa thuận lợi, phù hợp với việc làm ăn mà còn hợp với mệnh chủ , tức người chủ doanh nghiệp, ĐÔNG TỨ MỆNH thì sẽ hợp với các quẻ Khảm, Chấn, Ly và Tốn ; còn Tây tứ mệnh thì hợp với quẻ Càn, Cấn, Đoài và Khôn.

Phong thủy chia con người thành 2 nhóm: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Mỗi người chỉ thuộc 1 trong 2 nhóm này, tùy theo quái số.

Các số thuộc Đông tứ mệnh: 1 (Khảm), 3 (Chấn), 4 (Tốn), 9 (Ly)

Các số thuộc Tây tứ mệnh: 2 (Khôn), 5, 6 (Càn), 7 (Đoài) và 8 (Cấn).

Tra tuổi để biết quái số

Đặt tên công ty theo tuổi

ĐẶT TÊN ĐỂ KHÔNG BỊ THẤT THOÁT TIỀN BẠC

Đơn giản dễ nhớ

Nên dùng 2 chữ, tên sản phẩm cũng nên liên hệ với công dụng ví dụ như hạt nêm aji ngon…

Ý nghĩa tốt

Có thể đặt tên mà khả năng liên tưởng của nó tốt ví dụ như Trường Tồn, Vĩnh Cửu, Nhật Minh…

Âm thanh dễ chịu

Đọc lên có cảm giác dễ chịu

Phù hợp với thuần phong mỹ tục và ngôn ngữ

Một công ty bánh gato Laputa của Nhật mở rộng sang Bồ Đào Nha tuy nhiên cũng lấy tên như thế, và thế là khách hàng ở đây không dám mua vì Laputa trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là “gái bán hoa”.

TƯ VẤN ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THUỶ MIỄN PHÍ VÀ HỢP TUỔI

Em tên là Nguyễn Ngọc Sự, sinh ngày 17/01/1980 (ngày 30/11 năm Kỷ Mùi). Em muốn thành lập công ty cổ phần vào khoảng tháng 3 hay 4 năm 2013 này cùng với 2 người nữa là Trần Ngọc Trình, sinh ngày 15/3/1973(ngày 11/02 năm Quý Sửu) và Lê Viết Long, sinh ngày 01/7/1980(ngày 19/5 năm Canh Thân). Chuyên về thiết kế, giám sát và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi … Em dự định đặt tên công ty là: Công ty CP Tư vấn & XD An Thịnh Phát. Em xin nhờ Truyền Nhân Huỳnh Mai tư vấn giúp em thời gian em chọn, nhân sự công ty và thời gian em dự định mở như thế có phù hợp không ạ! Nếu có gì chưa phù hợp xin Truyền Nhân Huỳnh Mai tư vấn thêm giúp em với.

Đặt tên công ty theo tuổi – phong thủy Lưu ý: Hoàng Nam chúng tôi không nhận tư vấn việc Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Phong Thuỷ vì công đoạn này rất mất thời gian, bên mình chỉ đang tổng hợp nội dung đầy đủ để bạn đọc tự tính toán. Các bạn có thể viết ra danh sách 10 Tên Công Ty Hay Và Ý Nghĩa nhất với mình, rồi tra cứu xem Tên Làm Ăn Phát Đạt, Xem Tên Công Ty Tốt Hay Xấu rồi sau đó chọn ra tên phù hợp nhất!

Đặt Tên Công Ty Theo Mệnh Kim

Đặt tên công ty theo mệnh kim có nhiều người cho rằng phong thủy là mê tín, là phản khoa học, là đi ngược lại với thời đại. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Phong thủy là một môn khoa học xác định mối liên hệ tương quan giữa con người với tự nhiên, và không phải chỉ là tiếng đồn trong dân gian. Ở Phương Đông, phong thủy được ứng dụng phổ biến trong kiến trúc và xây dựng dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong kinh doanh người ta cũng luôn chú ý vấn đề này. Đặt tên công ty là một trong những việc quan trọng mà người chủ doanh nghiệp cần cân nhắc đến yếu tố phong thủy.

Bài viết này dành cho những người mệnh Kim đang băn khoăn khi đưa ra quyết định cho tên công ty của mình.

Đặt tên công ty theo mệnh kim

Tầm quan trọng của tên công ty

Để thành lập công ty tạo ra thương hiệu của riêng mình, trước tiên họ phải tạo ra một cái tên ấn tượng. Tên công ty giống như một lá cờ đầu, đại diện cho hình ảnh của công ty trong mắt mọi người. Dù quy mô lớn hay nhỏ thì tên công ty cũng vô cùng quan trọng. Mang tính chất đại diện cho công ty về cả mặt pháp lý lẫn xã hội. Là tên được kê khai trên các giấy tờ, là tên của công ty trên các giao dịch.

Một cái tên công ty tốt là bước đầu tiên để một công ty thành công. Người ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt” là vậy, có bước thành công ban đầu sẽ tạo đà cho những bước nhảy vọt phía sau.

Đặt tên công ty đúng phong thủy có lợi ích gì?

Phong thủy không phải là yếu tố duy nhất tạo nên thành công nhưng nó sẽ giúp tránh được những vận hạn rủi ro không đáng có và mang lại nhiều tài lộc về cho công ty cũng như “gia chủ”

Những chủ doanh nghiệp mệnh Kim nên chọn đặt tên công ty theo mệnh Kim, đồng thời điều chỉnh các thuộc tính phong thủy ở vị trí công ty, các thuộc tính sản phẩm của công ty để tối đa hóa lợi ích về doanh nghiệp của mình.

Nếu bỏ qua không tìm hiểu, chẳng may đặt tên công ty đúng vào những điểm xung khắc với mệnh của người đừn đầu công ty sẽ cản trở con đừng tài lộc, thậm trí mang đến những tai họa, khó khăn.

Hướng dẫn cách đặt tên công ty theo mệnh kim

Số chữ cái trong tên công ty theo mệnh Kim

+ Tổng số chữ cái trong tên: Mệnh kim hợp với các số 2, 5, 8, 6, 7 nên khi đặt tên cho công ty theo mệnh Kim thì tổng số chữ cái hoặc số cuối cùng trong tổng số phải bằng các số này.

Số 2: Mang ý nghĩa của sự cân bằng, hài hòa có đôi có cặp, hạnh phúc viên mãn, sự cân bằng âm dương.

Số 5: Mang trong mình ý nghĩa về sự huyền bí, ví như mọi vật trong đời đều bắt nguồn từ 5 yếu tố như ngũ hành, ngũ đức, ngũ phúc.

Số 6 & 8: Khi xem mệnh kim hợp số nào thì đây chính là hai con số tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc ( sáu: lộc – tám: phát). Hình dáng của số 6 cho ta liên tưởng đến lộc lá thường cuộn theo đuôi mà vào nhà, số 8 cho thấy sự nở nang đều đặn, hàm ý làm ăn phát đạt.

Số 7: Chiếu theo cách xem mệnh kim hợp con số nào thì đây chính là con số được mệnh danh là con số quyền năng nhất, mang đến sự sống và hy vọng

+ Số chữ cái trong từng phần của tên: Chia tên công ty thành 2 phần, đếm số chữ cái mỗi phần nếu lẻ là âm và chẵn là dương (nếu có dấu thì dấu cũng được tính là một chữ). Trong tên nên có đủ cả âm và dương để không bị thuần âm hoặc thuần dương.

Âm điệu thanh vần trong tên

Ở đây ta xét Âm Dương theo thanh dấu của từng từ trong tên riêng của công ty, các dấu thuộc thanh trắc có tính Dương, thanh băng có tính Âm. Khi đặt tên nên có cả thanh trắc và thanh bằng để cân bằng Âm – Dương

Thứ tự sắp xếp tốt nhất đó là:

Dương – Âm;

Âm – Âm – Dương

Âm – Dương – Dương

Tránh sắp xếp theo thứ tự:

Âm – Dương – Âm

Dương – Âm – Dương.

Ngữ nghĩa của tên theo mệnh Kim

Khi đặt tên công ty theo mệnh kim cần chú ý đến nghĩa của tên dựa theo NGŨ HÀNH ta xét hợp hay khắc.

Nói về mệnh kim, khi nhắc đến mệnh kim người ta sẽ có những tưởng tượng như người mang mệnh kim thường là những người rất mạnh mẽ, có cái nhìn rất tinh tường và có trực giác về các vấn đề rất nhạy bén cùng với đó là cách nhìn nhận vấn đề rất bao quát và có chiều sâu

Khi đặt tên theo mệnh kim thì chắc chắn sẽ có những đặc trưng của mệnh kim phản chiếu qua tên của công ty. Với những chủ doanh nghiệp mệnh Kim nên đặt tên công ty mang ý nghĩa cứng rắn, mạnh mẽ và sắc sảo

Ví dụ về tên công ty theo phong thủy cho người mệnh Kim hay và ý nghĩa như:

Công ty Quyết Thắng

Công ty Phú Hưng

Hoặc tên công ty kèm theo tên người chủ doanh nghiệp với những người đứng đầu có tên: Nguyên, Thắng, Ngân, Tiền, Nhâm, Trung, Nghĩa, Cương,…

Với màu sắc đại diện là màu vàng, màu bạc, màu ánh kim vô cùng sang trọng và quyền quý kiêu sa, bạn cũng nên đặt màu của tên công ty theo màu của bản mệnh để cho tên công ty có thể hoàn hảo nhất, với mệnh xung khắc với mệnh kim thì bạn cũng nên tránh.

Bên cạnh đó khi đặt tên công ty theo mệnh kim nên lựa chọn chữ cái đầu tiên là những chữ thuộc mệnh Kim: C, Q, R, S, X để cái tên phù hợp mệnh về nhiều khía cạnh

Lưu ý khi đặt tên công ty theo mệnh kim

Ngoài những yếu tố phong thủy như trên đã phân tích, bạn nên chú ý những yêu cầu sau:

Tên công ty dễ nhớ

Tên dễ đọc, phát âm

Tên dễ hiểu, không quá trừu tượng

Tên cần đặt đúng luật

Tên không được trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CÔNG TY

4 nguyên tắc đặt tên: dễ phát âm, ngắn gọn; không bị tự hạn chế; và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta. 4 cách đặt tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.

1. Nguyên tắc đặt tên: Có 4 nguyên tắc

– Một: là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, giả sử cái tên đó khó nhớ quá, hôm nào đó có một “bố cháu” làm việc với công ty của bạn, thấy rất ngon nghẻ, về giới thiệu với “mẹ đốp”.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê”.

B: “Công ty gì hả anh?”

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

– Hai: là cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…Bạn của tớ mà đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Tràng Giang Đại Hải” là tớ không phục đâu.

– Ba: là đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

– Bốn: là cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó. Đặc điểm của tiếng Việt nó kỳ quái thế.

CÁC QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN CÔNG TY Đặt tên công ty

1. Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình công ty;

2. Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Những điều cấm trong đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty

1. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công tyđã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký;

đ) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của dcông ty đã đăng ký;

e) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của dông ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký;

g) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của dcông ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

– Cách đặt tên công ty thứ 3: là ghép từ, thông thường cách này cũng sẽ tạo ra một từ vô nghĩa cho nên hiệu quả khá giống với cách 2. Miễn sao cái tên này cũng ngắn, dễ đọc là được. Tiêu biểu là kem Kido’s (viết tắt chữ Kinh Đô), giầy Biti’s (viết tắt chữ Bình Tiên), viện mẫu thời trang FADIN (Fashion Design Institute).

– Cách đặt tên công ty thứ 4 là dùng tên người hoặc tên địa danh.

Việc dùng tên người: là “vạn bất đắc dĩ’, sẽ chỉ hợp lý nếu người đại diện doanh nghiệp đã là một người nổi tiếng. Hơn nữa cũng chỉ nên dùng trong những lãnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng. Một ví dụ là các công ty tư vấn Luật như Luật Gia Phạm; Luật sư Quang và đồng sự v.v…

Dùng tên địa danh đối với các sản vật nổi tiếng là tốt. Như rượu cần Hoà Bình; Phở Nam Định chúng tôi nhiên, cần để ý vấn đề bản quyền, không thì bị kiện vỡ mật đấy.