Top 9 # Xem Tên Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CÔNG TY

4 nguyên tắc đặt tên: dễ phát âm, ngắn gọn; không bị tự hạn chế; và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta. 4 cách đặt tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.

1. Nguyên tắc đặt tên: Có 4 nguyên tắc

– Một: là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, giả sử cái tên đó khó nhớ quá, hôm nào đó có một “bố cháu” làm việc với công ty của bạn, thấy rất ngon nghẻ, về giới thiệu với “mẹ đốp”.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê”.

B: “Công ty gì hả anh?”

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

– Hai: là cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…Bạn của tớ mà đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Tràng Giang Đại Hải” là tớ không phục đâu.

– Ba: là đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

– Bốn: là cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó. Đặc điểm của tiếng Việt nó kỳ quái thế.

CÁC QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN CÔNG TY Đặt tên công ty

1. Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình công ty;

2. Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Những điều cấm trong đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty

1. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công tyđã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký;

đ) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của dcông ty đã đăng ký;

e) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của dông ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký;

g) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của dcông ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

– Cách đặt tên công ty thứ 3: là ghép từ, thông thường cách này cũng sẽ tạo ra một từ vô nghĩa cho nên hiệu quả khá giống với cách 2. Miễn sao cái tên này cũng ngắn, dễ đọc là được. Tiêu biểu là kem Kido’s (viết tắt chữ Kinh Đô), giầy Biti’s (viết tắt chữ Bình Tiên), viện mẫu thời trang FADIN (Fashion Design Institute).

– Cách đặt tên công ty thứ 4 là dùng tên người hoặc tên địa danh.

Việc dùng tên người: là “vạn bất đắc dĩ’, sẽ chỉ hợp lý nếu người đại diện doanh nghiệp đã là một người nổi tiếng. Hơn nữa cũng chỉ nên dùng trong những lãnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng. Một ví dụ là các công ty tư vấn Luật như Luật Gia Phạm; Luật sư Quang và đồng sự v.v…

Dùng tên địa danh đối với các sản vật nổi tiếng là tốt. Như rượu cần Hoà Bình; Phở Nam Định chúng tôi nhiên, cần để ý vấn đề bản quyền, không thì bị kiện vỡ mật đấy.

Xem Phong Thủy Cho Doanh Nghiệp

Xem phong thủy

Giá trị cốt lõi Dịch Vụ Tư vấn của Phong Thủy Lưu Gia là nhằm xây dựng một cuộc sống kinh tế ổn định, mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng .

Phong Thủy Lưu Gia kết hợp cả Kỳ môn, Phong thủy và phép chọn ngày để tổng luận tư vấn cho khách hàng.

Hệ thống lý luận của Phong thủy Lưu gia có sự khác biệt đặc thù không thể sao chép.

Trước hết đó là sự kiểm chứng về mặt không gian của trường phái phong thủy Hình thế. Từ Nam chí Bắc, từ làng quê hẻo lánh đến chốn đô thị phồn hoa, từ đồng bằng miền Tây nam bộ, đồng bằng Bắc bộ đến vùng núi rừng của Tây nguyên và Tây bắc, Đông bắc, từ chỗ xưa kia là Kinh thành tráng lệ giờ đây chỉ là những bờ tường rêu phong, thiếu vắng sức sống v.v. chúng tôi đều đã đặt chân đến để chiêm nghiệm và so sánh thực tế với những điều học được trong các trang sách chuyên ngành nằm trong các thư viện lớn.

Thứ hai là sự kiểm chứng về mặt thời gian của trường phái phong thủy Lý khí. Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ hai quyển sách Huyền Không Đại Quái địa lý bí kiếp và Ai Tinh Lý Khí Bí quyết. Với sự miệt mài nghiên cứu ấy chúng tôi đã thu tập rất nhiều tài liệu quí giá, nhiều sách có giá trị nghiên cứu cao từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh như: Lưu Đông Giang Gia tàng Thiện bản, Hoài ngọc kinh, Huyền Tủy kinh, Ngọc Tủy chân kinh, Minh Dương chính phạm mật thư, Thiên Kim Phong thủy Sát pháp Diệu quyết, Tiên Hậu thiên Lý khí Tâm ấn bổ chú, Dương trạch mật chỉ, Ai tinh Lý khí luận. Và, rất nhiều sách và bản chép tay của các bậc đại sư Huyền Học nổi tiếng như Quách Phác, Dương Cân Thông, Khưu Diên Hàn, Lưu Đông Giang, Ngô Cảnh Loan, Trần Hy Di, Liêu Kim Tinh, Liêu Bình, Liêu Vũ, Liêu Hy Ung, Tăng Văn Địch, Doãn Hữu Bản, Lưu Bỉnh Trung, Lưu Cơ, Ngô Thiên Hồng, Lý Bang Tường, Hoàng Nhất Phụng, Hoàng Phục Sơ, Lại Văn Tuấn, Tưởng Đại Hồng, Âu Dương Chuẩn, Trương Cửu Nghi, Mục Giảng Sư, Bản Địa Thiện, Chúc Tam Đa v.v.

Hiện nay Phong thủy Lưu gia là cố vấn thường trực, tư vấn theo từng dự án cho nhiều công ty trong và ngoài nước. Tập đoàn PK một tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản có trụ sở tại Tp. HCM; tập đoàn điện tử kỹ thuật số 3Nod có trụ sở tại Thâm Quyến, công ty Bình Phước chuyên về xử lý môi trường; công ty may mặc Chí Hưng ở Phật Sơn, Quảng Đông, công ty Nam Á hoạt động trong lĩnh vực tôn nhựa ở Long An và rất nhiều công ty cũng như dự án bất động sản, hệ thống nhà hàng khách sạn ở chúng tôi Đà nẵng, Hà nội v.v. Một số công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu mà Phong thủy Lưu gia cũng được vinh dự được làm đơn vị tham vấn như Giới Đài viện ở chùa Huệ Nghiêm, chùa Quốc Ân Khải Tường ở Đồng nai, chùa Hội Phước ở Đồng Tháp, chùa Hương Nghiêm ở Bình Dương.

Trong bộ ba ứng dụng: Kỳ môn Độn giáp để tiên lượng sự việc, xem phong thủy tại hiện trường và kết hợp phép chọn ngày để điều chỉnh là cách thức mà Phong thủy Lưu gia phục vụ khách hàng của mình. Bộ ba này có thể hình dung như một cái kiềng ba chân, thiếu một trong số đó chất lượng và hiệu quả của cuộc tư vấn là con số không! Kỳ môn Độn giáp để giải thích câu hỏi “vì sao?” Phong thủy sẽ cho ta biết ” làm gì? ở đâu?” và phép chọn ngày cho ta biết ” khi nào thực hiện được?” đó là mô hình tư vấn chung của Phong thủy Lưu gia. Cụ thể đến từng mỗi lĩnh vực, sẽ có những đặc thù riêng, nhưng tựu trung nhằm giải quyết các mặt của đời sống cá nhân: từ việc sinh con, thăng tiến trong công việc, tiền tài v.v. đến những việc thường gặp trong cuộc sống của mỗi một gia đình như ốm đau bệnh tật, dựng vợ gả chồng, thi cử học hành, và trên hết là những việc trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán như khai trương, mở công ty, lập dự án, triển khai bán một dự án bất động sản, tư vấn cho các công ty chuẩn bị IPO, đưa ra quyết sách khi tham gia đấu thầu v.v. không lĩnh vực nào mà Phong thủy Lưu gia không để lại dấu ấn sâu đậm.

Vận dụng kiến thức này để nhằm xây dựng một cuộc sống kinh tế ổn định, mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng. Sự chăm chỉ, nghiêm túc, say mê trong học tập nghiên cứu; sự cần cù, nhất quán, tinh tế, cẩn trọng trong hoạt động tư vấn đã giúp chúng tôi có một vị trí quan trọng trong lĩnh vực này, nó đem lại cho chúng tôi nhiều lợi ích, nhưng nó đem lại cho khách hàng càng nhiều lợi ích thiết thực hơn. Mỗi năm lại có thêm rất nhiều công ty tìm đến với chúng tôi, chúng tôi thực hiện công việc của mình với những cam kết về một hiệu quả tốt nhất, triệt để nhất.

Vì sao chúng tôi dám cam kết như vậy? rất đơn giản! Vì chúng tôi có trình độ chuyên môn cao, trải nghiệm thực tiễn phong phú, phương pháp của chúng tôi mang tính thiết thực. Và hơn thế nữa hiệu quả của công việc tư vấn của chúng tôi cao với chi phí thấp và phương pháp đơn giản. Lượng khách hàng tăng theo hàng năm là một minh chứng tuyệt vời cho chúng tôi. Chúng tôi cho rằng hiệu quả của công việc là trên hết, ngoài điều ấy ra tất cả đều vô giá trị. Giá trị của Phong thủy Lưu gia không nằm ở những lời nói mỹ miều vô nghĩa, không nằm ở các câu chữ mang tính hù dọa, càng không có việc bày biện bao nhiêu vật phẩm phong thủy để cải thiện hiện trạng và mang lại bao nhiêu phước đức và may mắn.

Phong Thủy Lưu Gia mong muốn được chia sẻ khó khăn, niềm vui và sự thành đạt của cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.

Về PGS Lưu Dục Bân ( Trực tiếp Tư vấn vào Tháng 04, 09 và Tháng 12 hàng năm )

Giảng viên trung tâm nghiên cứu Dịch học và chiến lược phát triển kinh tế trường Đại học liên hợp Bắc Kinh, Trung Quốc

Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hoa Nam, và khoa luật trường Đại học Trung sơn Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp ông chuyển qua nghiên cứu Chu dịch và cũng chính là sự kế thừa truyền thống gia đình có 6 đời nghiên cứu Đông Y và Chu Dịch .

Lĩnh vực nghiên cứu: Chu dịch, Kỳ môn độn giáp, Phong thủy của trường phái hình thế, Phong thủy của trường phái lý khí.

Lĩnh vực ứng dụng: ứng dụng phong thủy trong hoạch định chiến lược chính sách kinh doanh, bất động sản, chứng khoán và các ứng dụng phổ thông khác

Hiện giảng dạy tại trung tâm nghiên cứu Dịch học và chiến lược phát triển kinh tế trường Đại học liên hợp Bắc Kinh, Trung Quốc.

Thiết Kế Logo Phong Thủy Theo Chủ Doanh Nghiệp

Đối với một doanh nghiệp thì việc thiết kế logo luôn rất quan trọng vì nó là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp quyết định không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một logo đẹp mắt, ấn tượng thôi chưa đủ nó còn phải chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn đặc biệt là phải được thiết kế theo phong thủy của chủ doanh nghiệp giúp doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và may mắn.

Logo thiết kế theo phong thủy dựa vào thuyết ngũ hành, học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hóa của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản gọi là Tương sinh và Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa cho mình một logo theo phong thủy phù hợp với chủ doanh nghiệp.

Thiết kế logo phong thủy cho chủ doanh nghiệp mệnh Kim

Hình khối: Hình tròn, hình oval, hình elip.

Ý nghĩa: Với quan niệm về trời tròn đất vuông, đây là hình mẫu lý tưởng mang hình hài trái đất, mặt trăng, mặt trời,…nên được rất nhiều công ty sử dụng. Hình tròn không điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc nên nó được tượng trưng cho sự hoàn hảo, hợp tác và thuần nhất. Bên cạnh đó màu trắng lại thể hiện cho sự khởi đầu mới.

Thiết kế logo phong thủy cho doanh nghiệp mệnh Mộc

Hình khối: hình chữ nhật, hình trụ hình cây xanh hoặc lựa chọn theo tương sinh của mộc là Thủy (sóng nước, hình bất định).

Ý nghĩa: Mầm cây đang vươn lên mạnh mẽ hay một cây đại thụ tỏa bóng mát và vững vàng trước bão táp là ý nghĩa của logo mang mệnh mộc. Bên cạnh đó màu xanh lá cây cũng là màu của sự sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào. Màu của sự đổi mới, năng lượng mới và sự tái tạo.

Thiết kế logo cho chủ doanh nghiệp mệnh Thủy

Hình khối: Hình lượn sóng, hình zigzag, hình dạng uốn khúc, bất định hoặc lựa chọn hình tương sinh mệnh thủy như hình tròn, hình oval, hình cong, hình bán nguyệt (hình Kim).

Ý nghĩa: Nước là khởi nguyên của trái đất và vũ trụ, thể hiện sự mềm mại và thân thiện, uyển chuyển và năng động. Màu đen là màu của sự huyền bí, bất tận, say mê và có sức mạnh vô biên, trong khi đó màu xanh dương tượng trưng cho sự tươi mát, điềm tĩnh, hòa bình, là sắc màu tuyệt vời trong phong thủy. Từ bầu trời thiên thanh đến nền nước lấp lánh ở đại dương, màu xanh luôn mang đến cho bạn cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng.

Thiết kế logo cho chủ doanh nghiệp mệnh Hỏa

Màu sắc: Tông màu nóng như màu đỏ, hồng, có thể kết hợp với các màu xanh lá, xanh lục (Thanh mộc sinh Hỏa). Tránh dùng những tông màu đen, xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).

Hình khối: Các hình dạng nhọn như tam giác, hình chóp, hình ngọn lửa, hình cánh buồm, hình mũi tên, hoặc lựa chọn theo tương sinh mệnh hỏa là mệnh mộc (hình cây xanh, hình trụ, hình chữ nhật dài).

Ý nghĩa: Tam giác được thể hiện nhiều với những hình mẫu trong thiết kế logo như hình núi, hình tòa nhà chữ A … nhằm để nói lên sự phát triển bền vững của thương hiệu. Màu đỏ thể hiện cho thành công, nồng nhiệt và đam mê chiến thắng thì màu hồng thể hiện cho sự nữ tính, êm ái, yêu đương đầy mơ mộng.

Thiết kế logo cho chủ doanh nghiệp mệnh Thổ

Màu sắc: Nên sử dụng tông màu vàng đất, màu vàng cam, màu nâu trầm, có thể kết hợp với màu đỏ (Hỏa sinh Thổ). Tránh dùng màu xanh lá, xanh lục (Mộc khắc Thổ).

Hình khối: Hình vuông, hình thoi, hình bo góc, hoặc cũng có thể lựa chọn hình tương sinh với hình vuông là hình mệnh Hỏa (Hình tam giác, hình tháp, hình mũi tên, hình sắc nhọn, hình ngọn lửa).

Ý nghĩa: Hình vuông thể hiện tính cân bằng, chắc chắn nên thường được sử dụng để tạo cảm giác về sự cân xứng. Tượng trưng cho Địa nên dấu triện từ xưa đến nay đa phần đều có hình vuông cũng chính là thể hiện chủ quyền của chủ nhân. Màu vàng còn mang ý nghĩa là màu của sự ấm cúng, vui vẻ, thân thiện và tươi sáng.

Kết luận: Thiết kế logo theo phong thủy của chủ Doanh nghiệp là rất quan trọng, bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ thêm về yếu tố phong thủy trong thiết kế, tuy nhiên bạn cần liên hệ trực tiếp với Ngọc Việt để chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về những vấn đề này.

Phong Thủy Dành Cho Doanh Nghiệp

Qua nhiều thế kỷ, phong thuỷ được thực hành rộng rãi ở vùng Đông Á, lúc đầu nhằm ấn định vị trí tốt lành cho người chết, sau đó phát trỉên ra nhằm yên lòng và có lợi cho người sống.

Thuật ngữ này được gọi là “kham dư” trong tiếng cổ, hoặc “phong thuỷ” trong đàm thoại. Người ta tin rằng với sự định hướng thích hợp cho ngôi nhà, ta có thể hài hoà với thiên nhiên và thu lợi từ môi trường vật thể xung quanh. Niềm tin này không chỉ giới hạn ở phương Đông.

Ở phương Tây, người ta gọi nó là “Geomancy” – do từ la tinh geomantia – có nghĩa là bói đất, tức dự đoán căn cứ vào các hiện tượng địa chất. Người A Rập gọi là “khoa học về cát”. Người sử dụng địa lý đầu tiên là Hugo Sanctallensia ở Aragon. Nó cũng được sử dụng ở Phi Châu căn cứ vào 4 yếu tố “đất – nước – gió – lửa”, kết hợp với 4 hướng của vũ trụ.

Ở Trung Quốc thời cổ, hầu hết các thành phố và thị trấn, cũng như các sở doanh nghiệp, đều được quy hoạch và xây dựng theo quy luật của phong thủy đã bành trướng xa rộng, vào Nhật Bản đời Đường từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên.

Các giáo điều phong thủy của Nhật Bản về việc xây cất các nhà buôn đều giống như của Trung Quốc nhưng người Nhật không áp dụng cho các mồ mả. Người ta cũng dùng phong thủy vào việc trang trí vườn tược; ngưòi Nhật tin rằng cách tạo hài hòa về phong cảnh sẽ làm nổi cách bố trí của ngôi nhà. Ở Saihoji, một trong những vườn cổ nhất ở Nhật, được xây dựng từ thế kỷ 13, các yếu tố biểu tượng xuất phát từ huyền thoại Trung Quốc, chẳng hạn như các tảng đá tượng trưng cho Bát Tiên ngồi trên lưng rùa nói lên tuổi trường thọ.

Ở Đông Nam Á và Hồng Kông, nhiều người cho rằng phong thuỷ có thể làm tăng hoặc giảm bớt sự may mắn của mình. Có phong thuỷ tốt ta sẽ tin tưởng và có năng lực đạt đến thành công. Có phong thuỷ xấu có thể đưa đến vận rủi, sức khỏe suy kém hoặc thất bại trong thương trường.

Khi toà nhà 47 tầng dùng làm ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải ở Hồng Kông bắt đầu xây dựng, người ta mời một thầy địa lý đến để khảo sát. Theo quy luật của phong thủy, toà nhà toạ lạc dưới chân đỉnh đồi Victoria nhìn ra biển, có ngọn đồi che chắn phía sau, quang cảnh này cũng được sửa đổi để có nhiều may mắn.

Một địa điểm phong thủy tốt có thể bị cấu trúc làm huỷ hoại. Một chóp nhọn hoặc một ống khói toả ra một sức mạnh thiếu cân bằng, có thể làm áp đảo hoặc làm mất quân bình môi trường xây dựng. Ta không thể làm thay đổi cục diện của miếng đất, nhưng ta có thể cải thiện ngôi nhà để làm biến đổi phong thủy của nó.

Thí dụ điển hình là khách sạn Singapore Hyatt. Khởi thuỷ các cửa ra vào phòng giải lao và phòng thu tiền song song với lộ chính. Về mặt phong thuỷ, tiền của sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Ngoài ra, các cửa hướng về Tây Bắc nên hứng tử khí vào, tạo ảnh hưởng xấu cho cơ sở. Sau khi tham khảo thầy địa lý, các cửa chính được sửa lại chéo góc với đường lộ để giữ lại tiền của và tống khứ các ảnh hưởng xấu đi; các vòi nước trước khách sạn được thay thế bằng những luống hoa; hai vòi nước mới được đặt hai bên cửa chính với một chiều cao nhất định để mang lại sự thịnh vượng; cột cờ phía trước khách sạn được dời lên tầng bốn và một trong những chiếc thuyền với ý nghĩa “hành trình an toàn” trong chuyến phiêu lưu doanh nghiệp được đóng và đặt trong nhà hàng ở tầng một. Sau đó doanh thu của khách sạn đã được cải thiện lớn lao.

Rồng, con vật tối thượng trong huyền thoại Trung Quốc được vận dụng một cách tượng trưng vào địa lý. Công việc của nhà địa lý là xác định “khí”, tức là hơi thở của con rồng, thường được xác định vị trí tốt nhất trên mảnh đất lượn sóng giống như hình dáng con rồng, nhằm đặt vị trí xây dựng sao cho được lợi từ sinh lực của nó. Cách đây hơn 3000 năm, các dinh thự của Vua chúa và quan quyền ở Trung Quốc đều được xây dựng theo quy tắc của phong thủy. Sau đó, ảnh hưởng sang Nhật; rõ ràng là người ta chọn địa điểm Nara và Kyoto vì tính chất phong thủy tốt lành của chúng.

Khí không hẳn lúc nào cũng tốt lành. Khí tốt lành là khí ban sự sống và thúc đẩy trưởng thành, gọi là sinh khí. Khí có ảnh hưởng xấu khi âm dương bất hoà, kết quả có thể sinh “sát khí”.

Ngoài la bàn ra nhà địa lý còn dùng cây thước địa lý để tính tầm cỡ và kích thước của toà nhà, bảo đảm những tỷ lệ thuận cho vận tốt. Một số kích thước được xem là điềm lành, một số kích thước cần phải tránh. Nhà địa lý còn để ý đặc biệt đến việc đặt các cửa, nơi khí ra vào để nuôi dưỡng toà nhà.

Để chủ nhân toà nhà tương hợp, nhà địa lý phải đối chiếu năm sinh của chủ nhân và phương hướng của toà nhà. Ngoài toà nhà và đất đai xung quanh ra, mỗi phòng được xem như có khí riêng biệt, cho nên nhà địa lý phải định vị cái trung tâm, trung tâm năng lực dao động để những người trong nhà có lợi qua sự sắp xếp bàn ghế hay trang trí nội thất.

Vị trí toàn thể vũ trụ được xem như thay đổi liên tục, sự định hướng cho khí cũng không cố định: Nó thay đổi nhỏ từng 20 năm, thay đổi lớn mỗi 60 năm. Một cơ sở có phong thuỷ tốt, không nhất thiết phải cứ tốt mãi. Môi trường thuận lợi của nó có thể tổn hại do các nhà xây cất mới trong vùng, do khí đổi hướng, do sửa sang toà nhà, hoặc do thay đổi trong các nhà láng giềng.

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, âm dương là lực bổ sung làm nền tảng cho mọi sự vật hiện hữu. Mọi vật trong vũ trụ đều có thể phân loại âm dương; nam giới, sáng sủa, màu sắc ấm, rắn, và lồi là dương; Nữ giới, tối tăm, màu sắc mát, lỏng và lõm là âm.

Muốn đạt tới cái tốt lành về phong thuỷ, cần phải có cân bằng âm dương, thí dụ như bên trong một văn phòng, không nên trang trí màu sắc hoàn toàn dương hoặc hoàn toàn âm. Nếu vách được sơn màu mát thì bàn ghế cần có màu ấm, như vậy mới có cân bằng về màu sắc âm dương, quân bình bên trong văn phòng.

Ngay từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, người Trung Quốc đã quan niệm ngũ hành như 5 lực thiên nhiên gồm: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Chúng có thể được đặt vào vị trí tương sinh hoặc tương khắc; vòng tương sinh là: Kim – Thủy – Mộc – Hoả – Thổ; vòng tương khắc là Kim – Mộc – Thổ – Thuỷ – Hoả. Khi đặt tên cho cơ sở doanh nghiệp chẳng hạn, các chữ phải được đặt vào vị trí tương sinh.

Giờ sinh của một người chỉ rõ ngũ hành sinh ra người đó. Nếu sinh lúc 8 giờ sáng thì thuộc hành thổ. Hành này ấn định hướng thuận lợi cho đương sự; nếu thuộc hành thổ, hướng có lợi là Đông – Đông – Nam.

5. Phong thuỷ và cơ sở thương mại.

Một cở sở có phong thuỷ tốt là địa điểm thuận lợi cho sự hội hợp thành công trong bộ não trong giới kinh doanh, là địa điểm mà môi trường xung quanh tạo nên sự diễn đạt hài hoà của các cộng sự viên, bảo đảm thành công cho các buổi họp về doanh nghiệp. Người ta phải thấy được cái cảm giác thoải mái về vật chất và quân bình về tình cảm, một khi đã có được cân bằng về khí và âm dương trong môi trường, một khi khí tiếp thêm sức mạnh cho môi trường xung quanh.

Ở trong một thế giới có phần hỗn độn với tính chất cạnh tranh cao độ, nhà doanh nghiệp cần có một cảm giác quân bình để duy trì một bộ óc sáng suốt, ngõ hầu đạt đến thành công. Phong thuỷ có thể đưa đến một ý thức thẩm mỹ về kiến trúc.

Chủ trương quân bình và hài hoà trong mối liên hệ giữa cở sở thương mại và đất đai, nói rộng hơn là giữa con người với thiên nhiên, hướng tới việc dẫn dắt ý tưởng từ thái quá trong kiến trúc đến cân đối và điều độ. Tính nhạy cảm của nó đối với con người và vật thể có nghĩa là về mặt kiến trúc, nhấn mạnh đến tổng thể, với sự hài hoà của nhiều yếu tố cấu thành.