Top 7 # Xương Rồng Bát Tiên Phong Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Cây Xương Rồng Bát Tiên

Tên gọi khác:Hoa Bát Tiên, Cây Hoa Mão Gai.

Tên khoa học:Euphorbia millii

Nguồn gốc: Được du nhập từ vùng Madagascar.

Đặc điểm nổi bật của cây xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên thuộc loại xương rồng có gai, cây có thân đa dạng về màu sắc nhưu màu xanh, nâu đỏ hay mà nâu tím…Thân có gai và có mủ nhựa, hình dáng gai cũng đa dạng như kiểu gai đơn, gai kép.

Lá của xương rồng bát tiên cũng có nhiều loại, nó không thống nhất một kiểu lá mà tùy vào điều kiện sống, độ tuổi của cây hay vị trí khác nhau của lá trên cây mà nó có hình dạng khác nhau như lá hình bầu dục dài, bầu dục ngược, bầu dục tròn, lá thuôn dài, lá hình mũi mác…Phiến lá có màu xanh bóng, một số ít lá lại có màu xanh sáng.

Ý nghĩa và tác dụng của cây xương rồng bát tiên

Cây xương rồng bát tiên mang ý nghĩa là một loài hoa mang lại may mắn, hạnh phúc không chỉ thế nếu trồng cây trong nhà nó còn giúp gia chủ xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, mang lại nhiều phúc khí tốt lành, may mắn hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng bát tiên

Ưu điểm lớn nhất của xương rồng bát tiên chính là có sức sống mạnh mẽ và sống tốt trong mọi điều kiện thời tiết kể cả nắng nóng hoặc ít nước, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi trồng cây để xương rồng bát tiên phát triển tốt ta cần lưu ý một số điều sau:

Đất trồng cây cần phải là loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng nuôi cây, thoát nước tốt. Loại đất được lựa chọn nhiều là đất thịt nhje, đất mùn và đất phù sa.

Khí hậu nóng ẩm nhiệt độ 20 đến 35 độ C là điều kiện lý tưởng để xương rồng bát tiên phát triển tốt nhất, chính vì thế nếu thời tiết mùa đông ở miền bắc có thể mang cây vào trồng trong nhà, hôm nào ấm áp mang ra ngoài trời, vì trời lạnh cây sẽ phát triển chậm, ra ít hoa.

Trong giai đoạn cây ra hoa bạn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho cây, như vậy cây sẽ cho hoa tươi khá lâu đó, đặc biệt nếu thiếu những chất trên cây sẽ rụng lá nhanh.

4 Kỹ Thuật Nhân Giống Xương Rồng Bát Tiên

Nếu chỉ gieo hột với số lượng ít thì ta dùng loại chậu to, đổ đầy đất vào mà gieo. Nếu gieo với số lượng nhiều hột thì nên làm líp để ương. Đất líp phải được cuốc xới kỹ, nhặt nhạnh hết các tạp chất cũng như cỏ dại. Rồi dùng phân chuồng hoai mục bón lót cho đất đủ chất dinh dưỡng và tơi xốp. Dùng vòi sen tưới ẩm đất, moi lỗ cạn với khoảng cách chừng mười lăm phân để đặt hột giống xuống …

Hột giống Xương rồng Bát Tiên do có vỏ dày nên nảy mầm chậm. Phải chờ một tuần rưỡi đến hai tuần mầm cây mới lú lên.

Trong thời gian chờ hột giống bên dưới nảy mầm mỗi ngày ta phải siêng tưới sơ sơ đôi ba lần cho đất đủ ẩm, để hột mau nảy mầm. Nếu đất líp quá khô do không tưới, hột giống có thể nằm im dưới đất và thúi mục. Vì vậy việc tưới nước rất quan trọng trong giai đoạn này.

Cây con mọc lên rất yếu, dễ bị ngã đổ. Ta nên nhẹ tay chèn gốc để giúp cây đứng vững. Tốt hơn hết, ta nên rắc lên líp ương một lớp đất mịn dày chừng vài phân để giữ chắc gốc cho cây non

Vài tuần, sau khi trồng vào chậu, ta có thể bón thúc phân NPK, lần đầu liều lượng ít, nhưng những kỳ sau lượng phân sẽ tăng dần lên …

2. Cách chiết cây

Dùng dao bén cắt rời một khoanh vỏ có chiều dài độ vài ba phân nơi mình định chiết. Sau đó, chờ vết cắt khô nhựa rồi dùng xơ dừa xé nhỏ hoặc rễ lục bình rửa sạch vắt khô nước để bó lại quanh vết cắt. Bên ngoài dùng bao ny lông quấn chặt, chờ ngày bầu chiết ra rễ mới cắt ra trồng.

Còn một cách khác, ta dùng dao bén vạt chéo hình miệng bát một bên thân cành hay một bên thân cây, nơi định chiết. Sau đó, cũng chờ vết cắt khô nhựa rồi mới bó bầu treo cách trên.

3. Cách tháp ghép

Chọn một cây đang sính trưởng tôt không già quá mà cũng không non quá.

Cành ghép:

Nên chọn cành ghép từ những cây giống mới, có những ưu điểm đang được nhiều người đánh giá cao như: sai hoa, hoa lớn, màu sắc đẹp, sống khỏe

Tốt hơn hết nên chọn cành ghép có tiết diện bằng với gốc ghép để sau này vết ghép được liền lặn, phẳng phiu. Chiều dài cành ghép không nên quá dài, khoảng mười phân là vừa.

Dùng kéo bén cắt hết gai chung quan đoạn ghép của cả gốc ghép lẫn cành ghép. Sau đó dùng chỉ ràng chặt lại, hoặc dùng dây ny lông cột quanh cho chắc.

4. Cách giâm cành

Đối với kiểng Xương rồng Bát Tiên, cách giâm cành là cách dễ thực hiện nhất, nhưng cũng đòi hỏi người trồng phải biết sơ qua vài điều sau đây:

– Cành giâm không quá non mà cũng không được quá già. Vì cành quá non rất dễ bị thối khi gặp môi trường ẩm, còn cành quá già thì cạn nhựa, có sống được cũng ương yếu, không phát triển mạnh được.

– Trước khi giâm xuống đất phải chờ vết cắt khô nhựa.

– Giâm cành xong phải để chậu vào nơi thoáng mát một thời gian để chờ cây mọc rễ mới cho tiếp xúc với ánh nắng dần dần …Cây mọc rễ là khi cành giâm bắt đầu ra chồi non.

– Trong thời gian cây chưa ra rễ, không được tưới nước. Chỉ trừ trường hợp đất trong chậu quá khô, không đủ ẩm mới tưới sương sương chút ít giúp đất đủ ẩm mà thôi.

Giâm cành có nhiều cách, nhưng thường có hai cách sau đây được nhiều nghệ nhân hoa kiểng áp dụng:

Cách thứ nhất:

Dùng dao bén, lưỡi mỏng cắt rời chồi con ở nách lá của cây Xương rồng Bát Tiên mẹ. Nên cắt ở phần sát thân cây, vì đoạn này già nhất, vết cắt cần phải ngọt, không giập nát.

Nên đem đoạn chồi (cành) này vào nơi râm mát chờ khô nhựa, tức là khô mặt cắt, rồi mới đem giâm xuống đất ẩm, giống như cách trồng cây bình thường vậy. Nên dùng que nhỏ để chống cành đứng thẳng. Đem chậu vào nơi thoáng mát độ mươi ngày, và thời gian này không nên tưới nước, cành sẽ ra rễ trở thành một cây mới. Lúc này nếu muốn ta có thể bứng trồng nơi khác được. Có điều phải bứng cẩn thận, tránh làm đứt rễ non.

Cách thứ hai:

Cách này cũng chờ cho chồi (hay cành) khô nhựa, sau đó nhúng đoạn gốc (khoảng vài phân) vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ (như Rootone chẳng hạn) rồi đem giâm vào đất. Mọi việc kế tiếp vẫn làm như trên.

Cách thứ hai vừa được trình bày, thời gian mọc rễ của cành nhanh hơn cách thứ nhất, vì nhờ có thuốc kích thích ra rễ hỗ trợ. Loại thuốc kích thích ra rễ, hiện nay ngoài thị trường có bày bán rất nhiều loại, đều dùng được.

Xương rồng Bát Tiên ta không những chỉ giâm chồi (cành) mà có thể giâm cả thân cây (tức phần ngọn của thân). Nếu phần ngọn chưa già, cắt đem giâm cũng ra rễ. Tất nhiên đoạn thân còn lại, sau khi vết cắt khô mặt, vẫn có khả năng nảy ra nhiều chồi mới. Có điều trong mấy ngày đầu ta không nên tưới nước hoặc để nước mưa làm ướt vết cắt. Vi khuẩn sẽ có cơ hội tốt để xâm nhập làm hư thối nơi đó. Có thể dùng bao ny lông che phủ tạm đôi ba ngày cũng tốt …

Điều Gì Khiến Mọi Người Yêu Thích Xương Rồng Bát Tiên Đến Vậy

Họ xương rồng bao gồm rất nhiều các loài khác nhau với đa dạng hình dáng, màu sắc, mỗi loài mỗi vẻ. Trong đó, xương rồng bát tiên – loài cây đến từ đảo Madagascar lại được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp lạ lùng, gai góc của nó.

Xương rồng bát tiên có gì nổi bật?

Còn có tên gọi khác là cây hoa bát tiên hay cây hoa mão gai, xương rồng bát tiên là một trong những loài xương rồng đẹp và khá khác biệt so với những loại https://sendalongphung.com/xuong-rong-va-cay-mong-nuoc-khac/ nhỏ xinh chúng ta thường trồng để bàn. Cây này được du nhập từ miền đất Madagascar, có tên khoa học là Euphorbia milii. Thân cây xương rồng bát tiên có nhiều gai đơn hoặc gai kép. Nếu bị thương, bị rách thì thân cây sẽ chảy mủ nhựa.

Cây xương rồng bát tiên thuộc số ít loại xương rồng có lá thay vì tiêu biến thành gai nhọn. Lá của cây có màu xanh bóng, có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo điều kiện môi trường sống của cây. Nó có hình bầu dục tròn hay thuôn dài, hình mác, hình tròn… Hoa xương rồng bát tiên nhiều màu sắc như đỏ, tím, vàng, trắng, xanh, đốm… Hoa dày, đẹp và đặc biệt lâu tàn.

Xương rồng bát tiên cũng giống như và những loài xương rồng khác, nó sống khỏe, chịu đựng tốt trong môi trường nắng nóng và khô hạn. Cây có kích thước lớn hơn so với những loại xương rồng mini để bàn khác như , xương rồng trứng chim, xương rồng bánh sinh nhật. Do đó, cây thường được trồng ở sân, ban công, công viên hay trồng thành hàng rào trước sân vườn.

Xương rồng bát tiên – một loài hoa, nhiều ý nghĩa

Tương tự như ý nghĩa của những loại xương rồng khác, thì xương rồng bát tiên không chỉ là loài cây hoa cảnh mang ý nghĩa thẩm mỹ mà loại cây mọng nước xinh đẹp này còn có ý nghĩa trong tình yêu, cuộc sống và cả phong thủy.

Loại cây đại diện cho sự mạnh mẽ, vươn lên trong cuộc sống

Người ta cho rằng hoa xương rồng bát tiên là loài hoa tượng trưng cho sự mạnh mẽ, vượt qua khó khăn thử thách để trường tồn. Khi xương rồng bát tiên là quà tặng thì nó có nghĩa là lời chúc may mắn và thành công mà người tặng gửi đến người nhận.

Ý nghĩa phong thuỷ mà bạn nên biết

Xương rồng bát tiên phong thủy còn có tác dụng xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, mang lại vận may cho người trồng. Tuy nhiên, cần chú ý đặt cây xương rồng ở vị trí hợp lý để không làm xấu phong thủy của không gian bạn ở. Vì xương rồng có gai nên nếu đặt ở trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ, trên bàn làm việc sẽ không có lợi cho phong thủy nhà bạn. Nó nên được đặt ở vị trí có luồng khí xấu như ban công, cổng nhà… để chống lại các luồng sát khí có hại cho ngôi nhà của bạn.

Xương rồng bát tiên ẩn chứa nhiều ý nghĩa cao đẹp

Tại các nước phương Tây, ý nghĩa hoa xương rồng bát tiên chính là “vòng gai của Chúa”, “vương miện Jesus” hoặc “máu của chúa Kito”. Người ta truyền rằng khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, máu của ngài rơi xuống và nhuộm đỏ vòng gai, nở ra những bông hoa rực rỡ sắc màu. Từ đó, người theo Kito giáo thường trồng loài cây này để tưởng nhớ Jesus và tin rằng Chúa sẽ phục sinh.

Vậy còn ở nước phương Đông thì sao? Ở Trung Quốc, hoa xương rồng bát tiên còn được gọi là hoa cát tường. Nó gắn với 8 vị tiên là: Hán Chung Li – Lam Thái Hòa – Hà TIên Cô – Hàn Tương Tử – Tào Quốc Cữu – Trương Quả Lão – Lã Động Tân, Thiết Quải Lý. Khi 8 vị tiên này hợp sức lại tạo ra sức mạnh vô cùng lớn tiêu diệt ác quỷ và những luồng thế lực xấu xa. Vì vậy, cây xương rồng bát tiên mới có ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang lại phúc khí.

Trồng và chăm sóc hoa xương rồng bát tiên ra sao?

Các loại xương rồng bát tiên đều có ưu điểm về sức sống khỏe và bền. Nó dễ thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, ít chất dinh dưỡng. Trồng và chăm sóc hoa bát tiên không khó. Bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm như đất trồng, lượng nước, ánh sáng… giống như cách trồng những loại xương rồng khác.

Về đất trồng

Đó phải là loại đất tơi xốp, thoáng và thoát nước tốt. Có thể là đất thịt nhẹ, đất mùn hay đất phù sa. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp đất phù sa trộn với tro trấu, phân bò khô cũng với tỉ lệ 1:1.

Chậu trồng cây

Xương rồng bát tiên không kén chậu trồng nhưng bạn nên để ý dùng ít gạch vụn hoặc một lớp xơ dừa đặt ở đáy chậu để đất thêm thông thoáng. Đặt cây vào chậu rồi để nơi râm mát, tiếp xúc dần dần với ánh nắng.

Lượng nước tưới

Cây hoa xương rồng bát tiên là loại cây chịu khô hạn nên nó không ưa nhiều nước, dễ bị ngập úng. Hãy cung cấp độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước cho cây khi bề mặt đất trong chậu khô và tưới một lượng vừa đủ để cây không bị thừa nước. Nếu trời mưa thì 3-4 ngày tưới một lần. Nếu trời nắng nóng quá thì 2-3 ngày tưới một lần, nếu thấy mặt đất khô thì tưới luôn cũng được nhưng chú ý lượng nước vừa phải.

Cây này không ưa khí hậu lạnh, nó thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ nóng ẩm từ 20 – 35 độ C. Nếu trời lạnh thì cây chậm phát triển và ít ra hoa hơn. Cây cũng ưa ánh sáng nên bạn hãy mang nó ra đón nắng sớm, nơi có ánh sáng và thoáng mát trong vài giờ đồng hồ mỗi tuần.

Có nhiều cách nhân giống xương rồng bát tiên

Thay vì mua cây con từ cửa hàng cây cảnh, thì bạn cũng có thể tự tay tạo ra những em bé xương rồng bát tiên bằng phương pháp nhân giống tại nhà.

Nhân giống bằng hạt

Bạn gieo hạt giống xương rồng bát tiên vào chậu, tưới ít nước và để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh, sau khoảng 15 ngày thì hạt nảy mầm.

Nhân giống xương rồng bát tiên bằng cách chiết cành

Bạn dùng dao cắt một khoanh vỏ trên thân cây. Đợi vết cắt khô nhựa, bạn dùng xơ dừa hoặc rễ lục bình rửa sạch, vắt khô nước và đắp vào vết cắt đó. Lấy nilon quấn chặt đợi cành chiết này ra rễ thì cắt ra đem trồng.

Nhân giống bằng cách giâm cành xương rồng bát tiên

Bạn hãy cắt đoạn cành giâm sao cho không quá già hay quá non bởi nếu quá già thì cành cạn nhựa còn nếu quá non thì nó dễ thối. Đợi nhựa ở vết cắt khô thì giâm cành vào chậu đất, không nên tưới nước trong thời gian này trừ khi đất quá khô. Đặt chậu cây vào nơi thoáng mát đợi ra rễ thì mới mang hứng nắng.

Xương rồng bát tiên có lẽ xứng danh là loài hoa đẹp và may mắn trong số các loại xương rồng cảnh. Vừa mang vẻ đẹp rực rỡ lại vừa mang nét dịu dàng, hoang sơ và gai góc, hoa xương rồng bát tiên làm người ngắm nhìn vừa thích thú lại vừa thấy an yên trong lòng. Hãy chọn cho mình một loại xương rồng bát tiên để trồng ngay ngoài ban công hay sân thượng nhà mình. Mỗi ngày chăm sóc nó và đợi chờ những bông hoa rực rỡ trổ bông chắc hẳn là một trải nghiệm ý nghĩa và may mắn.

Cây Xương Rồng Để Bàn

Xương rồng là loại cây cảnh được sử dụng phổ biến. Người ta yêu thích cây xương rồng không chỉ bởi bề ngoài gai góc của nó mà còn bởi ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Thấy xương rồng hằng ngày, đâu đâu Bạn cũng có thể bắt gặp chúng, nhưng liệu Bạn có hiểu hết về xương rồng chưa?

Vài nét về cây xương rồng

Cây xương rồng đặc biệt hơn những loại cây khác là do xương rồng sống được ở những nơi khô cằn, sỏi đá. Xương rồng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chúng vẫn sống được ở sa mạc, nơi mà hầu hết không một loài cây nào có thể tồn tại.

Thân xương rồng mọng nước và có gai. Vì sao xương rồng lại có gai? Người ta nghiên cứu và cho rằng do xương rồng sống điều kiện quá khắc nghiệt nên cành lá đã tiêu biến thành gai đễ thích ứng với môi trường.

Hiện nay, người ta ước tính có đến 1500 – 1800 loại xương rồng. Chúng ta sẽ hiếm thấy hoa xương rồng, thực tế xương rồng vẫn có thể ra hoa, hoa xương rồng thường chỉ có một bông thôi nhưng rực rỡ và nổi bật.

Có đến 1500-1800 loại xương rồng thuộc hơn 100 chi, họ, để dễ phân biệt người ta chia xương rồng làm hai nhóm dựa vào hình dáng: xương rồng dạng trụ và xương rồng tròn.

Thân cây có dạng trụ, thường có kích thước lớn hơn các loại xương rồng khác. Xương rồng dạng trụ có sức sống mãnh liệt. Ngày xưa, người ta thường trồng loại xương rồng này thành những bụi lớn để làm hàng rào chắn. Ngày nay, người ta ghép với nhiều loại xương rồng dạng tròn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật làm cảnh, chưng bày.

Xương rồng tròn có kích thước nhỏ hơn và được trồng trong chậu dùng để trưng bày là chủ yếu. Hiện nay, người ta lai xương rồng tròn này thành hàng trăm loại khác nhau. Không đơn thuần như những chậu xương rồng truyền thống, xương rồng ngày nay có nhiều màu hơn nhìn bắt mắt hơn cho không gian của Bạn.

Công dụng của xương rồng

Xương rồng cũng thuộc cây kiểng và được ưa chuộng trong việc trưng bày, làm đẹp không gian văn phòng, phòng khách hay cửa hàng, khách sạn, quán coffee…

Xương rồng còn có khả năng hút khí độc rất tốt. Để bảo vệ sức khỏe cho Bạn cũng như gia đình, đồng nghiệp cũng nên trồng một vài cây xương rồng trước nhà, công ty cũng hợp lý đấy. Vừa làm cảnh vừa phòng khí độc, một mũi tên trúng hai đích.

Ý nghĩa phong thủy của xương rồng

Đây mới là đặc điểm đáng chú ý của xương rồng. Người ta thích dùng xương rồng để trưng bày là vì nó mang ý nghĩa phong thủy nhất định.

Xương rồng sống ở thời tiết khắc nghiệt nên có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Đó cũng chính là ý nghĩa của loài cây này: kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Trong tình yêu, xương rồng còn tượng trưng cho sự chung thủy và vĩnh cửu.

Xương rồng còn được người ta dùng với ý nghĩa xua đuổi điều xui xẻo. Vì vậy xương rồng thường được trồng trước cổng, trước ban công, với thân hình gai góc, xương rồng được tin tưởng rằng sẽ ngăn cản tà khí cho gia chủ.

Xương rồng hợp với người tuổi thìn và mệnh kim. Bạn nên chú ý để khi mua làm quà tặng để không bị nhầm lẫn.

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng Bạn có thể biết thêm nhiều thông tin về xương rồng. Và nếu muốn sở hữu một vài cây xương rồng cho mình thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi.