Top 6 # Ý Nghĩa Của Phong Thủy Trong Đời Sống Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Cây Sống Đời &Amp; ”Ý Nghĩa Phong Thủy” Của Cây Sống Đời???

Cây sống đời là một loại dễ sống nên dễ tìm thấy ở hầu hết các nơi ở có khí hậu nhiệt đới. Hoa sống đời mang vẻ đẹp rực rỡ căng tràn sức sống tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Nên cây thường được chọn trang trí không gian quanh ta với những ý nghĩa về phong thủy độc đáo và giàu ý nghĩa.

Bạn đã biết được bao nhiêu ý nghĩa về phong thủy về loại cây này?. chúng tôi t sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về những ý nghĩa phong thủy về cây sống đời và tác dụng hữu ích của cây sống đời trong cuộc sống hằng ngày.

Tên khoa học là Kalanchoe Pinnata (Lam), thuộc họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae)

Cây sống đời thuộc loại thân thảo, thân cây tròn mọng nước, có màu xanh lục. Cây sống đời trưởng thành thường có chiều cao trung bình từ 50 cm đến 100 cm

Lá cây có màu xanh lục, mặt trên lá nhẵn mịn, mọng nước chứa nhiều chất nhày. Phiến lá xẻ hình răng cưa dày khoảng 0,5- 1 cm.

Lá cây mọc đối xứng nhau, cuống dài khoảng từ 2,5 đến 5 cm, lá thường mọc từ thân hoặc từ các cành bên.

Hoa sống đời nở quanh năm nhưng nở rộ nhất vào mùa xuân ( khoảng tháng 2 đến tháng 5). Hoa thường có từ 4 đến 5 cánh xếp chồng vào nhau và mọc thành từng chùm . Chùm hoa thường được phát triển từ ngọn cây hoặc từ cành bên của cây.

Hoa sống đời khá là bền, mỗi lần rộ hoa giữ được khoảng từ 2-3 tháng hóa mới tàn.

Hoa sống đời có nhiều màu sắc nổi bật và rất đẹp. Năm sắc hoa thường gặp: Đỏ, vàng, cam, hồng hoặc trắng.

Phân loại cây sống đời.

Cây sống đời được chia thành 2 loại chính:

Sống đời đơn

Cây sống đời đơn hay còn gọi là cây sống đời ta (cây bỏng hay bông lồng đèn). Cây rộ hoa quanh năm, hoa có màu đỏ rực.

Sống đời Đà Lạt

Sống đời Đỏ

Cây sống đời năm màu

Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời.

Như chúng ta đã biết, cây sống đời là một loại cây sinh sản bằng hình thức vô tính. Ta chỉ cần lấy một chiếc lá già hay một phần của lá để lên trên mặt đất ẩm ướt. Sau khoảng 1-2 tuần sau đó bắt đầu xuất hiện những cây con li ti mọc xung quanh lá.

Mỗi rặng răng cưa sẽ mọc lên mọc lên một cây con. Ngoài ra cây sống đời còn có khả năng tạo ta cây con từ thân hoặc từ phần rễ xung quanh thân cây.

Có lẽ chính vì lí do này mà cây sống đời mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó biểu tượng cho sức sống trường tồn, mãnh liệt.

Việc đặt một chậu hoa sống đời trong không gian sống vừa trang trí, vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy.

1. Ý nghĩa đối với gia đình:

Cây sống đời nguyên thủy được dùng để bàn trong phòng khách hay cây trang trí phòng ngủ hay ban công. Bởi vì cây sống đời phong thủy dễ sống và cho hoa đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ.

Để một chậu hoa sống đời phong thủy trong nhà vừa thể hiện tình cảm gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Vừa tạo một không khí trong lành ấm cúng và thoải mai.

Chúc tết bằng một chậu hoa sống đời: Như một lời cầu chúc về sức khỏe hay hạnh phúc và thành công trong một năm mới. Cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng sức khỏe dồi dào.

Cây sống đời phong thủy còn có ý nghĩa như một lời cầu chúc về sức khỏe khi đem tặng hoặc biếu cho người ốm. Với mong muốn người ốm sớm khỏe , luôn căng tràn sức sống như những gì ẩn chứa sau cây sống đời.

2. Ý nghĩa trong tình bạn

Do đặc điểm hoa của cây sống đời, hoa mọc thành từng chùm, mang nét đẹp giản dị, khiêm tốn, hoa bền và đẹp. Chính vì thế mà loài hoa này tượng chưng cho một tình bạn đẹp, chân thành, đoàn kết và lâu bền

3. Ý nghĩa trong tình yêu

Cây sống đời phong thủy cũng mang những ý nghĩa đẹp và cao cả trong trong tình yêu lứa đôi. Tặng một chậu hoa sống đời phong thủy cho người mình yêu thương.

Với mong muốn một tình yêu đẹp, trung thủy , mãnh liệt không bao giờ lụi tàn như sức sống của cây hoa sống đời vậy.

4. Ý nghĩa trong công việc

Cây sống cũng có nhiều ý nghĩa phong thủy quan trọng trong công việc. Nó như một yếu tố phong thủy giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách trong công việc. Đặt một chậu hoa sống đời trên bàn làm việc sẽ tạo cho bạn một cảm giác thoải mái, tươi tắn,…

Một tâm lí thỏai mái, vui vẻ trước khi làm một việc gì đó sẽ giúp ta hoàn thành một cách có hiệu quả tốt nhất. Cây sống đời phong thủy giúp mang lại những thành công trong công việc.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một món quà giữa các đồng nghiệp với nhau. Tặng hoa sống đời kèm theo lời cầu chúc thành công trong công việc!

Công dụng của cây sống đời.

Bên cạnh những ý nghĩa về phong thủy trên cây sống đời còn mang trên mình rất nhiều dược chất tốt. Những dược chất có rất nhiều tác dụng trong những bài thuốc dân gian.

Tất cả các bộ phận như thân, cành, lá,… của cây sống đời đều tốt và được dùng làm thuốc. Nhưng có lẽ hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất có lẽ là lá già của cây.

Trong lá cây có chứa nhiều thành phần quý như: một lượng lớn Kaempferol 3-glucosid, acid malic, isocitric, một ít Quercetin 3-diarabinosid,.

Thành phần axit trong cây như Acid izoxitric, acid p-cumaric, Oxalic, Acid pyruvic, Acid cis-aconitic,….

Ngoài ra ở lá cây sống đời người ta còn tìm thấy một hoạt chất là bryophylin-là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sưng,… thường dùng trong việc chữa các bệnh viêm loét, đau dạ dày.

Công dụng của cây sống đời được phân làm 2 nhóm chính;

Cây sống đời có công dụng điều trị các vết bỏng ngoài da rất tốt. Chỉ cần lấy 1-2 lá bỏng còn tươi nghiền nát, sau đó đắp vào vùng da bị tổn thương do bỏng.

Lá cây sống đời có công dụng làm mát, xoa dịu được vết rát do bỏng gây ra. Chính vì lí do này mà cây sống đời có một tên gọi khác là cây lá bỏng.

Ngoài ra , cây còn có tác dụng cầm máu, giảm đau, sưng viêm, kích thích lưu thông máu, đào thải độc tố cho cơ thể.

Cây sống đời có thể chữa các bệnh như: bệnh trĩ nội, điều trị chứng viêm mũi, viêm xoang nhẹ, trị viêm họng, trị đau mắt đỏ, giảm đau lưng và đau nhức các khớp xương, chữa được chứng tắt tia sữa hay gặp ở những bà đẻ mới sinh.

Bên cạnh đó cây còn có tác dụng trong việc làm đẹp da: làm mờ các vết thâm, sẹo, nám dó bị cháy nắng; trị được mụn trứng cá. Tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc điều trị các vết bỏng

Theo y học hiện đại:

Tác dụng đối với gan: Nước ép từ lá cây sống đời tươi có tác dụng cải thiện tốt tình trạng vàng da và nhiễm độc gan do CCl4 ( dùng nước ép từ lá cây sau một thời gian tình trạng nhiễm độc được cải thiện rõ rệt).

Tác dụng đối với thận: Lá cây sống đời có đặc tính như một chất oxy hóa mạnh nó có tác dụng là giảm tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh Gentamicin tới thận.

Tác dụng đối với hệ hô hấp: dịch chiết được từ dịch lá cây sống đời có khả năng kích thích, duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, ức chế phản ứng dị ứng xảy ra ở hệ hô hấp.

Cách trồng và chăm sóc cây sống đời.

Có hai phương pháp nhân giống cây sống đời:

Nhân giống theo phương pháp sinh sản vô tính :

Giâm lá, giâm cành, tách chiết cây con

Gieo trực tiếp hạt cây xuống đất trồng

Đầu tiên là khâu chuẩn bị:

Nhân giống bằng phương pháp giâm lá hoặc giâm cành thì trước hết ta cần chọn những phiến lá to, mọng, nhiều mắt răng cưa và những cành to.Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì ta nên chọn những loại hạt to và mẩy để tăng khả năng nảy mầm.

Đất trồng : nên trộn đất theo tỷ lệ: Đất : tro trấu : xơ dừa : vôi bột theo tỷ lệ 1:1:1:1 để tạo được đất có độ tơi xốp nhất định.

Khi cây còn non, tưới nước 2 lần/ngày, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối cung cấp đủ nước cho giai đoạn đầu để cây con nhanh phát triển, khi cây phát triển được khoảng 2-3 tầng lá thì ta có thể bớt lượng nước lại tưới 1 lần/ngày vào mỗi buổi chiều.

Bón phân :

Đối với cây sống đời thì việc bón phân cũng không quá khó và phải bón quá nhiều. Nếu lá cây còn xanh mướt thì ta không nên bón nữa. Thông thường sau 5 ngày kể từ khi trồng ta chỉ cần bón một ít phân chuồng ủ mục xung quanh phần gốc của cây.

Tiếp đó, 15 ngày kế tiếp ngâm bánh dầu và NPK vào nước, sau đó tưới vào phần gốc cây. Chú ý khi tưới không nên tưới vào phần trên của cây vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình ra hoa của cây.

Bấm ngọn:

Việc bấm ngọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt và đẻ được nhiều nhánh hơn, có nhiều hoa hơn. cách bấm rất đơn giản, ta chỉ cần dùng kéo bấm cành bấm bỏ đi 2-3 cm phần ngọn của thân chính.

Phòng ngừa các loại sâu bệnh:

Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây sống đời: rầy lá, sâu lá, rầy mềm, bộ trĩ,…Nên khi thấy có những loại bệnh trên t nên kịp thời phun hoặc xịt các loại thuốc trừ sâu bệnh, Shezol, Cyper, Ofunack hoặc confider.

Theo: Thu Hà

Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Của Phong Thủy Trong Đời Sống

CafeLand – Phong thủy là gì? Phong thủy là một học thuyết phối hợp giữa gió (phong) và nước (thủy) trong việc sắp xếp nhà cửa, luận đoán cát hung, tiết lộ nơi bạn nên sống, nơi làm việc để thu hút tài lộc hoặc những nơi nên tránh.

Bất cứ một nhà đầu tư hay người có ý định mua đất, mua nhà nào cũng quan tâm đến giấy tờ pháp lý và vấn đề về phong thủy. Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời, cũng như vận thế sau này. Vậy phong thủy là gì?

Phong thủy là gì? những điều cơ bản trong phong thủy

Phong thủy không tách rời riêng rẽ mà chúng luôn luôn đi cùng nhau như biểu trưng cho sự hòa hợp về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở: hướng gió, dòng nước, hình dạng, bố cục mặt bằng, không gian xây dựng.

Nhắc đến phong thủy, người ta thường liên tưởng đến thuyết ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Đặc trưng của thuyết ngũ hành được thể hiện theo hai phương diện: tương sinh và tương khắc.

Về quy luật tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc , chúng thúc đẩy nhau phát triển không ngừng.

Về quy luật tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng nhưng cái gì quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá sẽ gây tác động xấu đến nhau. Trong quan hệ tương khắc, chúng mang ý nghĩa biểu hiện ức chế lẫn nhau.

Và khi chọn nhà cũng vậy, cần phải nắm được những điều cơ bản để tránh sai lầm không đáng có. Theo phong thủy, hung hay cát (xấu hay tốt) phụ thuộc vào hướng nhà, chọn hướng cát thì gia trạch cát, chọn nhầm hướng hung thì gia trạch hung.

Kinh nghiệm chọn nhà theo phong thủy

Người mua nhà thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, ba tiêu chí này luôn là kim chỉ Nam trong lựa chọn ngôi nhà cho mình.

Khi chọn nhà cần tránh việc chọn nơi ở có bốn mặt đều khép kín, điều này sẽ làm hạn chế sự thông thoáng trao đổi không khí, làm tăng nhiệt độ của ngôi nhà. Nếu chọn ngôi nhà có các mặt thông thoáng sẽ giúp không khí lưu thông, tầm nhìn được mở rộng, căn nhà cũng trở nên thịnh vượng hơn.

Không nên chọn nhà có hướng trực xung, tức cửa chính ngôi nhà ở đối diện với con đường lớn, theo phong thủy được gọi là “một mũi tên xuyên tim”. Điều này sẽ mang lại nhiều tai họa cho gia chủ, bị ảnh hưởng bởi luồng khí đâm trực diện vào nhà, như một mũi tên xuyên tim.

Nhà mà có đường cái bao quanh được gọi là “đại ngọc bao trạch” thì đại quý. Ví dụ như nhà tại ngã tư đường, sẽ thuận lợi trong việc kinh doanh buôn bán. Trong phong thủy cho rằng “sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng” nên nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền… đều không tốt vì “góc ao, đao đình”. Đặc biệt cần tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc ngọn của ao hồ.

Bên cạnh đó, trong phong thủy vị thế chọn nhà tốt nhất là “tựa sơn, hướng thủy”, tức phía sau nhà phải có một ngọn núi, một cái cây to, một tòa nhà cao hơn để làm thế trụ vững chắc cho ngôi nhà, phía trước của ngôi nhà thì luôn hướng về nơi có dòng nước. Điều này, có thể dễ dàng tự tạo dựng cho chính ngôi nhà của mình, để mang lại nhiều vượng khí.

Nên tránh những nơi xây dựng trên địa hình phía trước cao còn phía sau thấp. Theo quan niệm phong thủy, địa hình xây dựng nhà phải phía trước thấp còn phía sau cao là điềm tốt, bởi lẽ trước thấp sau cao đồng nghĩa với việc sau khi ở, gia chủ ngày một thăng tiến, có hậu.

Nên chọn những khu đất phía trước hẹp còn phía sau rộng hay còn gọi là “nở hậu”. Về mặt giá trị phong thủy, sở hữu đất nở hậu hoặc xây nhà trên đất nở hậu sẽ tích tụ được nhiều may mắn, tài vận, nó sẽ giúp thuận lợi trong kinh doanh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc và đây cũng là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay.

Trong nhà phải có đầy đủ ánh sáng, cửa chính, cửa sau và cửa sổ phải bắt được nhiều ánh sáng, để làm tăng thêm vượng khí cho ngôi nhà. Nếu ngôi nhà có ít cửa sổ hoặc bị che khuất, thì sẽ trở nên ngột ngạt, âm thịnh dương suy, điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong trường hợp này có thể tận dụng thêm ánh sáng của đèn để làm tăng thêm vượng khí cho ngôi nhà.

Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Cây Sống Đời Trong Phong Thủy

CafeLand – Cây sống đời được biết đến là một loại cây dễ chăm sóc với những màu hoa rực rỡ, phù hợp cho chủ nhân thích thay mới không gian nhà ở. Không những vậy, cây còn có những công dụng hữu ích trong điều trị bệnh lý không thể bỏ qua khi sở hữu.

Cây sống đời có tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae, là loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh. Cây có thể cao tối đa 1m. Thân tròn nhẵn màu tím tía hoặc màu xanh.

Hoa cây sống đời nở vào mùa xuân ( khoảng tháng 2 – tháng 5 ). Hoa mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng, có nhiều cánh xếp lớp, mọc rủ xuống trên một cán dài.

Cây có nguồn gốc từ Madagasca, Úc hay khu vực Tây Ấn. Loại cây này phát triển ở những nơi có ánh sáng mạnh. Ở Việt Nam, cây sống đời còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử.

Ở Việt Nam, cây có nhiều giống khác nhau. Các loại cây sống đời bao gồm:

– Sống đời ta: Còn được gọi là cây bỏng ta, bông lồng đèn

– Cây sống đời Đà Lạt: Giống này được trồng tại Đà Lạt. Bông trổ lồng đèn, các lá nguyên kích thước lớn.

– Cây sống đời đỏ: Hoa có màu đỏ thẫm, bông nhuyễn. Cây thường ra hoa vào đúng dịp tết ở nước ta.

– Cây sống đời 5 màu: Cây cho bông nhuyễn, có 5 màu sắc khác nhau. Hoa thường trổ đúng dịp tết cổ truyền nên được trồng vào các chậu nhỏ để chưng tết.

Cây sống đời là loại cây nhỏ nhắn nhưng với sức sống bền bỉ, khi lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn theo thời gian. Do đó, cây thường được trồng khắp nơi để làm cảnh và là một món quà tặng vào dịp lễ, Tết.

Đối với gia đình, đặt chậu cây sống đời trong nhà như một lời cầu chúc gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Cây còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.

Đối với bạn bè, cây tượng trưng cho tình bạn chân thành.

Ngoài ra, cây còn thích hợp cho chủ nhân đặt trên bàn làm việc bởi cây không cần quá nhiều thời gian chăm sóc cũng như tượng trưng cho ý chí vươn lên, cổ vũ tinh thần trong công việc.

Về công dụng chữa bệnh,cây sống đời chỉ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính chất giải độc. Cây sống đời còn được dùng để đắp mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi tiểu ra máu.

Ngoài ra, cây sống đời như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn rộng, rất tốt cho một số bệnh về đường ruột và rất nhiều bệnh nội, ngoại khoa và các bệnh nhiễm trùng khác, hoàn toàn không có một tác dụng phụ nào.

Cây thường gọi với tên khác là cây bỏng vì được dùng làm thuốc trị bỏng.

Gỗ Trong Phong Thủy Và Ý Nghĩa Trong Đời Sống

Một trong những nét đẹp của gỗ đó chính là độ bền, đẹp, sang trọng cùng với sự gần gũi với thiên nhiên. Đồ gỗ được sử dụng nhiều trong các thiết kế nội thất hiện nay. Đặc biệt là nội thất gỗ luôn đồng hành cùng với nhiều ngôi nhà trong các lối kiến trúc từ cổ điển tới hiện đại. Dù theo phong cách nào, gỗ cũng có thể đáp ứng được cả về nhu cầu sử dụng lâu bền cũng như tính năng vượt trội về độ thẩm mỹ.

Văn hóa phương Đông rất ưa sử dụng các vật dụng từ gỗ, từ đôi đũa ăn đến tủ, bàn, nhà cửa, đồ trang trí…Theo thuyết ngũ hành âm dương, đồ gỗ tiêu biểu cho hành mộc. Hành mộc tượng trưng cho mùa xuân, cho phương vị Đông và Đông Nam.

Gỗ tượng trưng cho hành Mộc, biểu tượng của mùa xuân. So với các hành khác, hành mộc chủ về nhân, dễ tạo không khí bình yên, hài hòa.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong tương tác về ngũ hành, hành mộc làm giảm bớt tác động của hành kim và hành thổ, tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Những vật liệu được làm từ gỗ giúp môi trường sống thân thiện đồng thời tạo nên bầu không khí ấm cúng cho không gian sống. Không gian sống sử dụng nhiều vật liệu từ gỗ vừa sang trọng lại tạo cảm giác thân thiện, tự nhiên do màu sắc, chất liệu của gỗ mang lại.

Những vật dụng bằng gỗ rất cần có trong một không gian có nhiều đồ điện tử như tivi, dàn âm thanh… để giảm bớt sự lạnh lẽo. Không gian phòng ăn cũng ấm áp hơn nếu sử dụng bàn ghế gỗ. Giấc ngủ cũng sâu hơn, an lành hơn khi bạn nằm trên một chiếc giường ngủ gỗ thay vì một chiếc giường bằng sắt…

Còn với những không gian đòi hỏi sự tập trung, tư duy cao như làm việc, học tập thì vật liệu hành mộc sẽ góp phần kích thích tư duy sáng tạo rất lớn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều vật dụng bằng gỗ trong một căn nhà vì sẽ gây khiếm khuyết các hành khác, mất cân bằng phong thủy. Nên phối hợp hài hòa để tạo sự tương tác giữa mộc và các hành khác trong quan hệ tổng thể.