Top 9 # Ý Nghĩa Phong Thủy Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bachvietgroup.org

Ý Nghĩa Số 40 Là Gì?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy số 40 được ghép từ 2 số 4 và 0.

Số 4 thường ít được sử dụng bởi con số này là tứ, khi đọc âm giống tử. Đồng thời theo quan niệm Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì số 4 cũng là sự kết thúc.Tuy nhiên, con số này cũng có nhiều ý nghĩa khác mang lại sự trọn vẹn nhưng lại thường được đánh giá là xấu.

Số 0 được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực: sim số, số nhà, … Con số này chính là khởi đầu cho vạn vật.

Khi 2 số này hợp thành số 40 lại mang ý nghĩa tốt đẹp, những khổ nạn đều qua đi, thời vận may mắn và mọi mọi việc hanh thông.

2. Ý nghĩa số 40 trong sim phong thủy

Số 40 thuộc mệnh Thổ, vì vậy khi chọn sim bạn nên chọn sim bạn nên chọn con số hợp mệnh tương sinh với mệnh Hỏa bởi Hỏa sinh Thổ.

Một sim phong thủy đẹp thì phải có cân bằng âm dương, nó đóng vai trò giữ hòa khí, đem lại sự ổn định, ấm êm, vui vẻ và hạnh phúc cho người sử dụng. Số 40 có cả số âm và số dương, chính vì thế con số này có sự cân bằng, âm dương hòa hợp.

3. Xu hướng chọn sim theo phong thủy

Để chọn sim phong thủy, chúng ta có thể chọn lựa theo nhiều cách khác nhau: chọn sim hợp tuổi, chọn sim hợp mệnh để đảm bảo được ý nghĩa phù hợp với chủ sở hữu.

a. Chọn sim phong thủy theo tuổi

Chọn sim theo tuổi cũng là xu hướng chọn sim khá phổ biến hiện nay, đó chính là tìm số sim hợp với số tuổi của bản thân.

b. Chọn sim phong thủy hợp mệnh

Với xu hướng chọn sim này cũng được đông đảo mọi người sử dụng, ưu điểm của xu hướng này là dễ nhớ và hợp với mệnh của chủ sở hữu.

4. Trải nghiệm với công cụ bói sim 3s

Hoặc bạn có thể truy cập công cụ bói sim phong thủy hữu ích, XSIM sẽ gợi ý những con số may mắn, hợp mệnh của bạn nhất. Thử ngay thôi nào!

Ý Nghĩa Số 2 Là Gì

Tin tức sim phong thủy – hợp mệnh của bạn

Ý nghĩa số 2 là gì? Phong thủy ý nghĩa các con số

Ý nghĩa số 2 là gì? liệu số 2 có ý nghĩa gì không? là một trong các thắc mắc của nhiều người. Hôm nay trong chuyên mục phong thủy ý nghĩa các con số, chúng tôi xin đưa ra các thông tin giải đáp ý nghĩa số 2, số 2 có ý nghĩa gì trong bài viết ngày hôm nay.

Ý nghĩa Số 2 – Con số của sự cân bằng :

Ý nghĩa số 2 Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho các sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Ý nghĩa số 2 tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.

Số 2 có ý nghĩa gì?

Khi hình thành, Con người quan niệm chia Thế gian làm hai cõi mơ hồ : đó là Trời và Đất. Thuyết ÂM – DƯƠNG được ra đời.

Thuyết này chia hai cõi thế gian là Âm và Dương, là hai mặt đối nghịch nhau như lửa với nước, mặt trăng với mặt trời, tốt với xấu… luôn vận chuyển không ngừng, cực Âm sẽ phát sinh Dương và ngược lại.

Sự chuyển biến nhanh nhạy không ngừng như thế làm cho người ta cũng phải tuỳ thế mà hành động, vận động không ngừng.

Ý nghĩa số 2 tượng trưng cho các đặc tính sau đây : Âm – Dương tuy tính chất Phản các cũng có tính khác:

– Tương ứng, Tương cầu ( tìm nhau),

– Tương giao ( gặp nhau),

– Tương thôi ( xô đẩy ),

– Tương ma (cọ xát),

– Tương thế ( thay thế )

– và Tương thành ( giúp nhau ).

Ý nghĩa số 2 là số Xã hội, vì nó tượng trưng cho sự nhạy bén, tiến thoái phù hợp, uyển chuyển với thế giới khách quan.

Điều tốt : Ngôi nhà này giúp phát triển tính thân mật, sức sáng tạo và kiên nhẫn, thích hợp cho cuộc sống hạnh phúc và an bình.

Điều xấu : Đôi khi bạn có thể sẽ trở nên quá bị động, thẹn thùng và không quyết đoán. Cô Yip đề nghị kiểu nhà này nên có hàng rào xung quanh.



Quẻ khí: Địa Phong Thăng

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Kim

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Hỏa

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Thủy

Quẻ khí: Địa Phong Thăng

Quẻ khí: Phong Trạch Trung Phu

Quẻ khí: Địa Phong Thăng

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Thủy

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Kim

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Kim

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Kim

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Kim

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Thổ

Sim hợp Nam – Nữ mệnh Hỏa

Tam Hợp Là Gì? Tứ Hành Xung Là Gì? Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Tam hợp là gì?

Theo quy luật chia của tam hợp thì khoảng cách giữa 3 con giáp là 4 năm, cụ thể như sau:

Tam hợp Kim gồm Tỵ – Dậu – Sửu

Tam hợp Mộc gồm Hợi – Mão – Mùi

Tam hợp Thủy gồm Thân – Tý – Thìn

Tam hợp Hỏa gồm Dần – Ngọ – Tuất

Với sự phân chia này, việc đi đến hôn nhân của đôi lứa trong một mối quan hệ tam hợp là vô cùng thuận lợi. Những người cùng nhóm tam hợp khi kết đôi lại với nhau sẽ gặp được nhiều may mắn, hôn nhân hạnh phúc, có sự phát triển tốt. Vì vậy trường hợp trai gái hơn nhau 4 tuổi kết duyên với nhau được cho là tình yêu hợp phong thủy, sẽ rất hòa hợp và hạnh phúc.

Tứ hành xung là gì?

Việc 12 con giáp có được sự hòa hợp thì cũng đồng nghĩa với việc có sự xung khắc. Vì vậy trong 12 con giáp còn được phân chia thành một nhóm gọi là tứ hành xung. Chính vì thế, Tứ hành xung là những con giáp thường tạo ra sự khắc khẩu và áp chế nhau trong cuộc sống.

Để biết được tuổi nào xung khắc với tuổi nào, người ta dựa vào yếu tố ngũ hành, cụ thể như sau:

Căn cứ vào sự phân chia ngũ hành này, bạn có thể phân chia được nhóm tứ hành xung bởi quy luật ngũ hành tương khắc thì mệnh Kim sẽ khắc với Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ sẽ khắc Thủy, Thủy sẽ khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim. Từ đó có thể dễ dàng suy ra các con giáp có sự xung khắc với nhau như sau:

Tuy nhiên trong nhóm tứ hành xung thì vẫn có những con giáp xung khắc với nhau theo từng đặc điểm cụ thể:

Ngọ – Sửu: Mang đến nhiều điều không may

Mùi – Tỵ: Sự kết hợp không hài hòa, chứa nhiều rủi ro

Dần – Tỵ: Hai con giáp này có mối quan hệ không lâu dài

Thân – Hợi: Những người có tuổi này thường có tính cách đối nghịch nhau

Mão – Thìn: Không có sự vui vẻ khi gặp nhau

Dậu – Ngọ: Cản trở con đường công danh của nhau

Với những sự xung khắc này, bạn có thể căn cứ vào đó trong quan hệ tình yêu, bạn bè hay làm ăn để chọn được người đồng hành phù hợp nhất với mình.

Bạn có thể xem thực tế cách tính Tứ hành xung, Tam hợp trên bàn tay một cách dễ hiểu và khoa học: Cách chọn tuổi vợ chồng & Cách chọn tuổi đối tác làm ăn qua Video:

Ý nghĩa phong thủy của tam hợp và tứ hành xung

Đặc trưng của các nhóm tam hợp

Mỗi nhóm tam hợp lại mang một đặc điểm riêng. Điều này tạo nên tính cách đặc trưng cũng như vận mệnh của những người nằm trong một nhóm tam hợp, cụ thể như sau:

Nhóm Dần – Ngọ – Tuất: Đây là những người có chung tính cách độc lập, thích sự tự do. Những người trong nhóm này thường có những trải nghiệm thú vị, khám phá mọi thứ xung quanh. Sự kết hợp của những tuổi này cũng là sự hỗ trợ hoàn hảo cho nhau. Người tuổi Ngọ sẽ có rất nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng thiếu đi sự quyết đoán, mạnh mẽ nên rất cần những đặc điểm này của người tuổi Dần. Cộng vào sự sáng suốt của người tuổi Tuất thì sự kết hợp này vô hoàn hảo, bổ sung những thiếu sót cho nhau. Đặc biệt trong những việc trọng đại, sự nóng nảy của tuổi Dần sẽ được làm dịu lại bởi sự ân cần của người tuổi Tuất. Vì vậy mà việc đi đến quyết định cuối cùng của nhóm tam hợp này luôn thuận lợi và chính xác nhất.

Nhóm Tỵ – Dậu – Sửu: Đây được xem là nhóm tam hợp trí thức bởi những con người thuộc nhóm này luôn có sự tưởng tượng, suy tư cho tương lai của mình. Chính những suy nghĩ về tương lai khiến cho những con người thuộc nhóm tam hợp này trở nên mạnh mẽ, quyết đoán hơn để có thể đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Sự bổ trợ của những con người trong nhóm này cũng vô cùng hoàn hảo. Người tuổi Tỵ và Dậu sẽ bổ trợ cho người tuổi Sửu bằng sự nhanh nhẹn. Người tuổi Sửu thì lại luôn có sự thật thà và trách nhiệm, rất hoàn hảo để kết hợp và dịu người tuổi Dậu với tính cách bộc trực, không kiềm chế được cảm xúc. Những người tuổi Sửu và Tỵ vốn rất ân cần, nhẹ nhàng nên sẽ là “đối tác” vô cùng hợp với người tuổi Dậu vốn dĩ cần những yếu tố này để cân bằng được cuộc sống.

Nhóm Thân – Tý – Thìn: Đây là nhóm tuổi của những người kiên trì. Những người của nhóm tam hợp này vô cùng kiên trì, có tinh thần đấu tranh cao. Vì vậy rất khó để đánh bại được những người này khi họ đã đặt mục tiêu và quyết tâm chinh phục nó. Nhóm tam hợp của người tuổi Thân, Tý và Thìn cũng là nhóm người khá thực tế, thiên về hành động nhiều hơn so với việc kể lể. Nhóm tam hợp này cũng là những người luôn thích giúp đỡ người khác bằng năng lựa của mình. Mỗi người trong nhóm này mang tính cách khá khác nhau, tuy nhiên vẫn là những ưu điểm tốt và có thể bổ trợ cho nhau. Sự thông minh nhưng có phần thiếu tư tin của tuổi Tý sẽ được sự dũng cảm của tuổi Thìn hỗ trợ. Tuy nhiên, tuổi Thìn lại không có sự tinh tế, sáng tạo nên rất cần sự hỗ trợ của tuổi Thân và Tý. Cũng như vậy, người tuổi Thân rất cần sự bổ xung sự sáng suốt của tuổi Tý cũng như sự năng động của tuổi Thìn. Rõ ràng với những đặc điểm này thì 3 con giáp này khi hợp lại với nhau sẽ tạo nên sự đoàn kết cho tập thể cũng như có được sức mạnh và tinh thần hoàn hảo để có thể làm tốt được rất nhiều việc.

Nhóm Hợi – Mão – Mùi: Là những con giáp rất thích và giỏi giao tiếp. Vì vậy các con giáp này thường có rất nhiều bạn bè. Một đặc điểm chung của nhóm tam hợp này chính là họ luôn là người sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu cũng như thông cảm cho những người xung quanh. Mỗi con giáp trong tuổi này cũng có những tích cách tương đồng, tạo nên được một nhóm tuổi có đặc điểm ngoại giao khá hoàn hảo. Trong khi tuổi Hợi chăm chỉ thì tuổi Mùi và Mão đều rất nhanh nhẹn, nhạy bén. Khi sự 3 con giáp này hợp lại với nhau thì mọi việc trong cuộc sống sẽ rất thuận lợi khi mà sự chịu khó, chăm chỉ của tuổi hợi kết hợp với sự tinh tế, nhanh nhẹ của tuổi Mão và Mùi.

Đặc điểm của nhóm các con giáp xung khắc với nhau

Theo tứ hành xung thì các con giáp nằm trong một nhóm sẽ xung khắc với nhau. Tuy nhiên để có thể nắm được đặc điểm cụ thể thì chúng ta nên xem xét theo 2 quan niệm khác nhau như sau:

Theo quan niệm âm dương ngũ hành như được đề cập trở phần trên thì 3 nhóm tứ hành xung vẫn tồn tại các con giá có quan hệ nhị hợp. Vì vậy trong mỗi nhóm thì các con giáp sẽ xung khắc theo từng cặp riêng, cụ thể: Tý và Ngọ, Mão và Dậu, Dần và Thân, Tỵ và Hợi, Thìn và Tuất, Sửu và Mùi. Đây là những cặp con giáp có mối quan hệ lục xung. Điều này cũng đồng nghĩa rằng 12 con giáp còn tồn tại thêm mối quan hệ nhị hợp chứ không chỉ xung khắc nhau như những gì mà tứ hành xung liệt kê ra, các cặp đôi cụ thể như sau: Tý và Sửu, Dần và Hợi, Mão và Tuất, Thìn và Dậu, Tỵ và Thân, Ngọ và Mùi.

Quan niệm xung khắc bản mệnh: Quan niệm xung khắc bản mệnh cũng được vận dụng khá rộng rãi trong việc xem xét tứ hành xung. Sự xung khắc này của các con giáp được chi phối khá nhiều bởi thiên can. Điều này lý giải được vì sao từ xưa đến này thì người ta phân chia 12 con giáp với 10 thiên can khác nhau. Từ 12 địa chi sẽ được bắt cặp với 10 thiên can theo mỗi năm và thuộc các yếu tố ngũ hành khác nhau. Tính theo luật âm dương thì các nhóm âm dương được chia cụ thể như sau:

Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc nhóm Dương

Giáp, Bính, Mậu, Canh và Nhâm thuộc nhóm Dương

Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi thuộc nhóm Âm

Ất, Đinh, Kỷ, Tân và Quý là Âm

Vì vậy khi hai con giáp xung khắc với nhau nếu có mệnh tương khắc theo sự phân chia theo từng nhóm ở trên. Từ đó có thể thấy được các tuổi có sự xung khắc với nhau xét theo từng thiên can và âm dương thì mới chính xác. Dù theo tứ hành xung thì Tỵ và Hợi tương khắc nhưng Kỷ Tỵ lại không xung khắc với Quý Hợi hay Kỷ Hợi. Đây là điều dễ hiểu bởi theo sự phân chia ở trên thì Âm Mộc sẽ không xung khắc với Âm Mộc và Âm Thủy. Vì vậy dù bạn có thể xem xét tứ hành xung nhưng cũng không chắc chắn rằng những tuổi đó có sự xung khắc với tuổi còn lại mà còn cần phải xem xét thêm các yếu tố can chi, âm dương để có được nhận định chính xác nhất khi quyết định một việc quan trọng trong cuộc sống.

Lời kết

Tháp Văn Xương Là Gì? Ý Nghĩa Của Tháp Văn Xương Trong Phong Thủy Là Gì

Nguồn gốc của Tháp Văn Xương

Tháp Văn Xương là ngôi bảo tháp thuộc phía nam Quảng Tây, Trung Quốc. Ngôi tháp có 7 tầng với mái hiên bằng gạch chồng lên nhau, thu nhỏ theo hướng từ dưới lên. Phần đỉnh tháp là 1 khối hồ lô, thân tháp có hình bát giác.

Đặc biệt ở vùng lãnh thổ Hongkong khu Bình Sơn – Nguyên Lãng, thường xây rất nhiều các tháp văn xương 7 tầng hoặc 9 tầng để ước cầu thi cử đỗ đạt. Chính vì thế ở ngôi làng này có nhiều người tai giỏi, thi cử đỗ đạt, vị thế cao trong xã hội. Khi xây dựng Tháp Văn Xương trong nhà nếu chọn đúng huyệt vị thì người trong nhà sẽ nhanh nhẹn, tỉnh táo, sáng suốt hơn trong cuộc sống.

Người Trung Quốc thường trưng bày mô hình tháp ở vị trí Văn Xương để mong cầu sao Văn Xương chiếu. Theo quan niệm xa xưa thì chùa tháp mang tới pháp lực vô biên, trí tuệ của nhà Phật nên bày tháp trong nhà mang tới may mắn, bình an và nhiều thuận lợi trong thi cử.

Ngày nay Tháp văn xương được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, người sử dụng có thể lựa chọn Tháp văn xương tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mình. Các loại Tháp văn xương phổ biến là đồng, đá, thạch anh, thủy tinh, pha lê. Ý nghĩa phong thủy của các tháp văn xương bằng các chất liệu này ý nghĩa phong thủy như nhau nên các bạn có thể chọn lựa tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mình.

Ý nghĩa của Tháp Văn Xương

Tháp văn Xương trong phong thủy được lấy từ hình tượng của tòa tháp, một công trình kiến trúc được xây dựng trong đình, đền, chùa.

Trong Phật giáo, tháp là nơi để thờ xá lợi, pháp khí, tượng Phật nên đây là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, nơi tụ khí.

Sử dụng hình tượng Tháp nhiều tầng trên một khung nền vững chắc, mang ý nghĩa, việc học tập, sự nghiệp phải có nền tảng kiến thức vững chắc, từng bước tiến lên từng bậc tri thức, thành công. Phần đỉnh tháp là bình hồ lô, mũi nhọn như ngọn lửa, mang ý nghĩa làm giảm sức cản trở, bước lên được nhanh hơn, cao hơn.

Hình hồ lô là biểu tượng của sự may mắn từ xa xưa, là vật thâu giữ may mắn, tài lộc, chứ đựng kho báu, bảo vệ ngôi nhà, bởi vậy Tháp Văn Xương là biểu tượng của sự may mắn, trí tuệ, sự thăng tiến, thịnh vượng.

Chọn phương vị Văn Xương trong phòng

Gia chủ đặt bàn học, bàn làm việc tại phương vị Văn Xương để kích hoạt Văn Xương, giúp sớm đạt được công danh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Dựa vào thiên can ngày sinh và thiên can năm sinh để xác định phương vị văn xương.

Người sinh năm hoặc ngày Giáp thì vị trí Văn Xương ở Đông Nam (hướng Tị).

Người sinh năm hoặc ngày Ất thì vị trí Văn Xương ở Nam (hướng Ngọ).

Người sinh năm hoặc ngày Bính thì vị trí Văn Xương ở Tây Nam (hướng Thân).

Người sinh năm hoặc ngày Đinh thì vị trí Văn Xương ở Tây (hướng Dậu).

Người sinh năm hoặc ngày Mậu thì vị trí Văn Xương ở Tây Nam (hướng Thân).

Người sinh năm hoặc ngày Kỷ thì vị trí Văn Xương ở Tây (hướng Dậu).

Người sinh năm hoặc ngày Canh thì vị trí Văn Xương ở Tây Bắc (hướng Hợi).

Người sinh năm hoặc ngày Tân thì vị trí Văn Xương ở Bắc (hướng Tý).

Người sinh năm hoặc ngày Nhâm thì vị trí Văn Xương ở Đông Bắc (hướng Dần).

Người sinh năm hoặc ngày Quý thì vị trí Văn Xương ở Đông (hướng Mão).

Tại bàn học, bàn làm việc đặt Tháp văn xương lớn để giúp sao Văn Xương chiếu tới, mang lại năng lượng tích cực, sự thông thái, sáng suốt cho gia chủ.

Chọn được phương vị đặt bàn học, đặt Tháp Văn xương, gia chủ cũng cần chú trong một số yếu tố sau:

Phía sau bàn học phải có tường để có chỗ tựa lưng vững chắc khi ngồi. Theo lý luận phong thủy, bàn học không có chỗ dựa hoặc dựa vào cửa sổ sẽ tạo thành cách cục “hư không”, khiến trẻ không nhận được sự trợ giúp trong học tập, đồng thời sẽ phát sinh cảm giác lo lắng, bất an.

Bàn học đối diện với cửa sổ tạo nên cách cục “vọng không” (nhìn ra khoảng trống cao). Mặt khác, khi bàn học đối diện với cửa sổ thì trẻ dễ bị những hoạt động ở bên ngoài thu hút, ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý và hiệu suất học tập, nhưng sẽ không đáng ngại nếu cửa sổ có rèm che hoặc bên ngoài có phong cảnh đẹp, giúp trẻ thưởng thức cảnh quan để dưỡng mắt.

Trường hợp bàn học đối diện hoặc quay lưng với cửa ra vào sẽ hình thành cách cục “môn xung”, tạo ra những ảnh hưởng bất lợi đối với vấn đề học tập, nhưng mức độ tác động không lớn nếu có khoảng cách xa với cửa. Tuy nhiên, trẻ ngồi học đối diện với cửa ra vào cũng dễ bị tác động từ bên ngoài, dẫn đến phân tán tư tưởng, hiệu quả học tập không cao, dễ mắc lỗi.

Bàn học cũng cần tránh gần nhà vệ sinh, tránh kê trên hoặc dưới nhà bếp, nhà vệ sinh, vì như vậy sẽ làm vấy bẩn Văn Xương.

Thứ hai, phía trước bàn học nên có khoảng không gian tương đối rộng, vì phía trước bàn học được gọi là minh đường, minh đường rộng rãi, sáng sủa sẽ giúp sinh khí ngưng tụ, trẻ hấp thụ được nhiều sinh khí hơn. Đồng thời, tầm nhìn, suy nghĩ của trẻ cũng khoáng đạt, tư duy được mở rộng. Minh đường rộng rãi, sáng sủa còn tượng trưng cho triển vọng học tập tươi sáng của trẻ.

Do đó, vật phẩm đặt trên bàn học không nên quá cao, nếu không sẽ che chắn mất tầm nhìn.

Thứ ba, khu vực bàn học cần sạch sẽ, thông thoáng, trong lành, yên tĩnh và đảm bảo tính độc lập để trẻ tập trung học tập. Màu sắc xung quanh bàn học, đặc biệt là màu tường nên có gam màu nhạt, trong đó, màu xanh lục là màu tốt nhất cho việc học. Bởi lẽ, sao Văn Xương có ngũ hành thuộc Mộc, lấy màu xanh (ngũ hành thuộc Mộc) để trang trí cho khu vực học tập sẽ giúp nâng cao tác dụng tăng vượng cho vận Văn Xương. Mặt khác, xét từ phương diện sức khoẻ, màu xanh có thể bảo vệ thị lực, làm giảm sự nhức mỏi của mắt, đồng thời giúp trẻ phấn chấn về tinh thần, khiến hiệu suất học tập được nâng cao.

Có thể căn cứ vào dụng thần của trẻ để lựa chọn màu sắc chủ đạo của khu vực học tập, ví dụ trẻ khuyết Hoả thì sử dụng màu hồng nhạt, khuyết Thổ thì sử dụng màu vàng nhạt, khuyết Kim thì sử dụng màu trắng sữa, khuyết Thuỷ thì sử dụng màu tím nhạt.

Thứ tư, bày chậu hoa, cây cảnh xanh tươi trong phòng học của trẻ cũng có tác dụng trong việc nâng cao vận thế Văn Xương. Bên cạnh đó, phòng học của trẻ cần được trang trí đơn giản, trang nhã, trên tường có thể treo một số bức tranh đẹp về Khuê Văn Các, có ý nghĩa hoặc có tác dụng cổ vũ, khích lệ trẻ, giúp trẻ vui vẻ, thoải mái. Tủ sách không nên đặt quá nhiều sách, mà nên xen kẽ một số vật phẩm công nghệ nhỏ xinh (không phải đồ chơi), có tính vui nhộn, sáng tạo mà trẻ yêu thích.

An vị Tháp Văn Xương vào ngày giờ đẹp phù hợp với tuổi gia chủ

Ngày giờ đặt Tháp Văn Xương phải là ngày Văn Xương, phù hợp với ngày tháng năm sinh của gia chủ.

Gia chủ phải khấn an vị để vật phẩm phong thủy Tháp Văn Xương phát huy công năng.

Tháp văn Xương muốn phát huy được công hiệu của nó thì cần được khai Quang – Trì Chú và Xem Ngày Giờ đặt vật phẩm.