Cập nhật thông tin chi tiết về Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà? mới nhất trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà?
Nghi lễ – Tín ngưỡng • 26/10/2020
Trấn trạch là gì?
Trấn trạch là việc chôn những vật phẩm xuống dưới nền dương trạch với mục đích giúp ổn định ngôi nhà trước những tác động tiêu cực đến người sống bên trong, giúp thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, an lành.
Khi nào cần trấn trạch?
Cần phải trấn trạch trong những trường hợp sau:
– Mạch đất đi qua nhà bị tổn thương
– Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe
– Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong
Văn khấn dùng trong lễ trấn trạch nhà
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
- Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trấn Trạch Là Gì? Lễ Trấn Trạch Nhà Mới Nên Chuẩn Bị Gì?
Trấn trạch là một trong những nghi thức, thủ tục thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên trấn trạch là gì? Có những loại trấn trạch nào? Cần chuẩn bị những gì? Vẫn đang là thắc mắc của khá nhiều người. Để mọi người hiểu rõ hơn, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin về trấn trạch để mọi người cùng tham khảo.
Trấn trạch nhà là gì?
Trấn trạch là một từ Hán Việt, hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Mục đích của nghi thức trấn trạch chính là giúp ngôi nhà ổn định, tránh những tác động xấu từ bên ngoài hay các tà khí. Tạo vượng khí cho căn nhà để gia chủ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và bình an.
Khi nào cần trấn trạch nhà?
Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức trấn trạch cho gia đình mình khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
Long mạch tổn thương
Theo quan niệm từ xưa, mỗi vùng đất đều có long mạch phía dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà trên đất đó sẽ vượng theo. Long mạch bị tổn thương, bị đứt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, gây lục đục trong nhà. Vậy nên khi phát hiện ra long mạch đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành trấn trạch và làm lễ hàn long mạch.
Trấn trạch nhà mới
Hiện nay, để đề phòng những năng lượng xấu xâm nhập, khi làm lễ nhập trạch nhà mới, các gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức trấn trạch. Mục đích chính là làm vượng khí cho ngôi nhà mới của mình, tạo bình an, cầu sức khỏe cho cả gia đình để an cư lạc nghiệp.
Đất nền nhà có nhiều hàn khí
Đất nền có hàn khí, mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người trong gia đình như: Đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
Xung quanh nhà có nhiều âm khí
Nếu nhà ở gần khu nghĩa địa, hay gần bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể,…. thường phải làm lễ trấn trạch. Như vậy sẽ tránh được những sự xâm nhập của những vong hồn vất vưởng, âm khí từ ngoài vào đất nhà, gây ra sự xáo trộn, thậm chí là phá đường làm ăn của gia chủ.
Các biện pháp trấn trạch hữu hiệu
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp trấn trạch để các gia chủ có thể lựa chọn. Mỗi biện pháp sẽ có những thế mạnh khác nhau để trấn áp, bảo vệ bình an cho nhà cửa, đất đai.
Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủy
Biện pháp đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là dùng linh vật. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong phong thủy, linh vật là những vật mang sức mạnh có thể trấn áp được những năng lượng xấu xâm nhập.
Còn vật phẩm phong thủy sẽ là những vật phẩm hợp mệnh của gia chủ để tạo năng lượng tốt, hình thành nên vượng khí cho căn nhà, mảnh đất đó. Các loại linh vật và vật phẩm phong thủy thường sử dụng để trấn trạch bao gồm:
Rồng: Rồng được xem là linh vật mạnh nhất trong tứ linh. Sở hữu sức mạnh hàng đầu và có thể sống ở trên trời hoặc dưới nước. Với nguồn sức mạnh này sẽ bảo vệ được bình an cho gia chủ.
Rùa đầu rồng: Hay còn gọi là long quy, loài linh vật này cũng được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch nhà cho mình. Theo quan niệm dân gian, rùa đầu rồng có thể xua đuổi tà khí, mang đến nhiều sức khỏe và trí tuệ cho các thành viên trong gia đình.
Sư tử, chó đá: 2 loại này được xem là thần canh cửa tốt nhất, có thể xua đuổi tà khí, nhưng vong hồn quấy phá. Linh vật này thường sử dụng để trấn trạch những ngôi nhà xung quanh có nhiều âm khí.
Hồ lô: Thông thường khi sử dụng hồ lô để trấn trạch, người ta sẽ bỏ thêm các viên tiên đan bên trong. Mục đích chính là bảo vệ thành viên trong nhà khỏi bệnh tật và mang lại sinh khí cho ngôi nhà.
Gương bát quái: Gương bát quái cũng là một trong những vật phẩm phong thủy dùng để trấn trạch cực kỳ hữu hiệu. Tương truyền trong dân dân, các đạo sĩ sử dụng gương bát quái để thu phục yêu ma, quỷ quái. Do đó, sử dụng vật phẩm này để trấn trạch chính là để xua đuổi tà khí, năng lượng xấu cho ngôi nhà.
Tỳ hưu: Tỳ hưu là loài linh thú đại diện cho sự giàu sang. Dùng tỳ hưu để trấn trạch giúp tăng cát khí cho ngôi nhà và giúp chủ nhân có được sự tinh thông, sáng suốt, thuận lợi trong công việc, tiền tài.
8 vật phú quý: 8 loại vật phú quý này khi làm trấn trạch nhà sẽ mang đến rất nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. Tuy nhiên cần phải tìm đủ 8 loại gồm: Liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết, bảo tản, pháp la, bạch cát, pháp luân mới có hiệu nghiệm.
Dùng bùa trấn trạch
Một biện pháp có phần phức tạp hơn nhưng lại vô cùng hữu hiệu khi trấn trạch đó chính là dùng bùa. Vậy bùa trấn trạch là gì?
Lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch, gia chủ cần phải có chút kiến thức về phong thủy và tham khảo chọn thầy pháp uy tín để thực hiện. Tránh mất tiền lại dính phải tai họa gió bay.
Lễ trấn trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Trong lễ trấn trạch nhà mới, các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện sau đây.
Mâm lễ
Mâm lễ làm trấn trạch nhà mới sẽ tùy tâm. Nếu cả gia đình là theo Phật từ trước có thể làm mâm cúng chay. Còn nếu không theo Phật có thể làm mâm cơm, tuy nhiên các đồ mặn cần phải mua ở ngoài về. Tuyệt đối không sát sinh vào ngày làm lễ trấn trạch đó.
Chuẩn bị thêm 1 lọ hoa 5 – 7 – 9 bông ở bên cạnh.
Linh vật hoặc bùa chú trấn trạch
Tùy theo gia chủ có thể chọn linh vật hoặc bùa chú để trấn trạch. Nếu chọn linh vật nên tìm vị trí đặt phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của nơi bạn thỉnh linh vật hoặc bùa trấn trạch để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
“Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ chúng tôi cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây. Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: ……………………. Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….) Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:………………………….. Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ……. Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến. Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ. Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm. Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!”
Văn khấn trấn trạch
Ban Biên Tập: Nội Thất Tứ Gia
Sau khi chuẩn bị mâm lễ và linh vật. Nếu không mời được sư thầy hoặc thầy pháp về làm lễ. Mọi người tiến hành làm lễ và đọc văn khấn trấn trạch sau đây:
Trấn Trạch Là Gì? 3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở 2022?
Trấn Trạch Là Gì?
Trấn trạch là từ Hán Việt (giản thể: 镇宅; phồn thể: 鎮宅; bính âm: Zhèn zhái) có nghĩa đen là canh giữ nhà cửa.
Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.
Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.
Cần trấn trạch trong những trường hợp sau:
Mạch đất đi qua nhà (đất) bị tổn thương.
Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe.
Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong.
Nguồn Gốc Của Trấn Trạch
Cách giải trừ vận đến chính là dựa vào các thế lực thần bí để giải trừ tai ách, chuyển nguy thành an.
Vì thế, đó là phép trấn trạch trở thành một bộ phận quan trọng trong tập tục sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành những phương pháp mang tính phép thuật trong phong thủy, đó là phép trấn trạch.
Mọi người thường dựa vào những linh vật trấn trạch và các vị thần hộ mệnh trong tôn giáo để thực hiện nguyện vọng xua đuổi ma quỷ, cầu bình an cho gia đình.
Các vị thần trấn trạch trong phong thủy nhà ở
Thần góc nhà và Thần tường
Bốn góc của nhà ở có bốn vị thần cai quản, vị thần góc Đông bắc là thần Tham Lang, họ Kỳ, tên Cập Trập. Vị thần góc Đông nam là thần Mục Không, họ Tỉnh, tên Bách Cư. VỊ thần góc Tây nam là thần Xá Độc, họ Lưu, tên Đại Khẩu.
Vị thần góc Tây bắc là thần Tích Quỷ, họ Lang, tên Phi Long. Bốn bức tường nhà cũng có bốn vị thần cai quản, vị thần cai quản mặt tường phía Nam họ Đồng, tên Kiên Kiên. Vị thần cai quản mặt tường phía Tây họ Hiếu, tên Đại Lực Nhi Phu.
Vị thần cai quản mặt tường phía Bắc họ Hoàng, tên Bất Ngôn Ngữ. Khi muốn tiến hành trấn trạch, cần viết họ tên những vị thần này lên tấm gỗ đào, tâu bày lên, bản vị sẽ đại cát.
Gia thần
Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,… Đó là một trong những vị thần được mọi người yêu thích nhất.
Môn thần xuất hiện sớm nhất là “Đào nhân” được chạm khắc bằng gỗ đào. Nghe nói từ thời viễn cổ, họ là hai vị thần được Hoàng Đế phái tới để cai quản bầy quỷ hoành hành trên trần gian.
Đời nhà Đường (Trung Quốc) xuất hiện Chung Quỳ, ông ta không những xua đuổi bầy quỷ, mà còn ăn thịt cả chúng, vì vậy mọi người thương nhờ Chung Quỳ để trừ tà đuổi quỷ.
Thần giường
Gồm có thần giường ông, thần giường bà. Cúng lễ thần giường vào đêm cuối giao thừa có thể mang lại cho mọi người giấc ngủ an lành trong suốt năm mới.
Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết, sau đời Tấn được coi là vị thần chuyên giám sát điều thiện ác trên trần gian.
Xí thần
Là vị thần cai quản nhà vệ sinh, trong dân gian gọi là Tử Cố. Tùy theo từng thời kỳ, từng khu vực mà tên gọi và cách thức thờ cúng vị thần này cũng khác nhau, nhưng nhìn chung khả năng ban phúc của Xí thần đều tương tự nhau.
Tỉnh thần
Là vị thần cai quản giếng nước. Cứ vào ngày 30 tết, mọi người lại múc nước dự trữ phục vụ sinh hoạt trong ba ngày tết.
Hoạt động này cũng được gọi là “cúng Tỉnh thần”, nghĩa là Tỉnh thần đã phải vất vả cả năm để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, cho nên trong mấy ngày Tết mọi người nên để Tỉnh thần nghỉ ngơi dưỡng sức để mang đến cho người dân những nguồn nước tươi mát và trong lành hơn.[1]
3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở
Sử dụng linh vật, vật phẩm phong thủy để trấn trạch
Hiện nay có nhiều loại vật phẩm phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn để trấn trạch, nâng khí căn nhà. Trong đó bao gồm:
Rồng là loài thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, nhiều vẩy và sừng to, chân móng vuốt, có thể vừa bay trên trời lại có thể bơi dưới nước. Đây là loài thần thú đầy sức mạnh và bảo vệ cho sự an lành của con người, là linh vật phong thủy rất được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch.
Hồ lô: bên trong chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho những thành viên trong gia đình.
Rùa đầu rồng: Đây là loài linh thú bảo vệ con người, xua đuổi điều xấu, giảm bớt những điều không thuận lợi, giúp mang lại sức khỏe, biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
Tượng chó: chó là loài động vật rất thông minh và rất trung thành với con người. Từ xa xưa con người đã thuần được loài chó hoang trở thành vật nuôi và bảo vệ trông giữ nhà. Chó được dùng trong việc đi săn bắn, sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc.Sức mạnh và sự nhanh nhẹn cũng như sự thông minh của loài chó đã được ưu ái sử dụng vào cả công việc an ninh như truy tìm tội phạm, bảo vệ cho gia đinh.Tượng chó thường làm bằng đá, đặt ở trước cửa cổng và hướng ra ngoài, có tác dụng trấn an, mang lại những điều may mắn và tốt lành cho nhà.
Sư tử đá: Linh vật này phải đi theo cặp và tượng trưng cho sự bảo hộ, xua đuổi điều xấu, trừ tà.
Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
Tượng gà trống đặt ở cửa nhà khi trước cửa nhà hay trước nhà bếp có con đường hay dòng nước chảy ngoằn ngoèo như hình con rết. Chỉ cần đặt 1 tượng con gà và mỏ chĩa về hình con rết.Tượng gà trống có tác dụng xử lý vấn đề “đào hoa”: Kém duyên hay số đào hoa có nhiều người khác giới theo đuổi. Nếu người nào kém duyên, lớn tuổi mà vẫn chưa có người yêu thì có thể đặt tượng gà trống ở cung đào hoa của bản mệnh để kích hoạt tình duyên. Ngược lại nếu chồng mà hay “lăng nhăng” hay có lắm gái theo thì hãy tìm cung đào hoa để đặt tượng gà trống sẽ có tác dụng hóa giải số đào hoa của chồng, sẽ giữ chồng ở mãi bên mình.
Sử dụng bùa để trấn trạch
Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch:
Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời
Trước khi vẽ bùa, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)
Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.
Sử dụng cách từ dân gian
Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.
Khi nào thì cần trấn trạch
Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất ” một cục” có các nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm tạm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch
Việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch từ đó phụ thuộc vào có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định
Khi mảnh đất đó tốt phù hợp với gia chủ ” trạch chủ” ta không nên và cũng không cần trấn trạch khi đó chỉ cần xắp xếp bố trì không gian thước tấc trong việc xây dựng sao cho phù hợp để luôn đón được khí tốt, dòng năng lượng tốt, ngăn chặn những loại tạp khí, thải những tạp khí,v,v,v…, theo đúng, thuận với thủy pháp là chúng ta có một không gian sống thoải mái yên bình, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Những Ai Nên Trấn Trạch?
5 Điều Cần Lưu Ý Cho Người Trấn Trạch Phong Thủy
Thứ 1 là mỗi ca bệnh tính chất khác nhau thì trận pháp mỗi ca là khác nhau không nhà nào giống nhà nào. Ông thầy phải đi thực địa đất cân lực mới lên được trận, xác định trước vị trí đặt, phải chọn ngày giờ làm và cuối cùng là phải chính tay đặt chứ không có chuyện đến ngày giờ làm lại để cho gia chủ tự đặt đồ trấn yểm.
Thứ 2 đồ trấn yểm thường được sử dụng là đá năng lượng, đồ đồng được đúc bằng các hình tượng thiêng như rùa long quy, cóc; các đạo phù bằng giấy được viết bằng mực có ẩn khí của người thầy kết nối vời tầng không gian của chư thiên chư phật. Đồ trấn yểm được sắp xếp theo trận pháp biểu tuân theo các quy luật lớn của Trời đất hoặc tuân theo kết nối phương vị của dòng lý khí phong thủy mà người thầy sử dụng.
Thứ 3 để có thể thiết lập các trận trấn yểm người thầy phải có kiến thức về loan đầu và lý khí; bản thân cơ thể kinh lạc và luân xa phải thông để có được điều này người thầy phải khổ luyện .Ngoài ra để kết nối với chiều năng lượng của chư Thiên chư Phật người thầy phải giữ đức rèn tâm và đức tin thờ phụng đấng bề trên. Để đến khi lập trận trấn yểm mới có thiên lực ra hộ được. Nếu ai làm thầy muốn trấn yểm được ngoài việc có chân mệnh mà không có đức tin vào thần phật thì quý thầy đó tốt nhất nên né những nhà nặng và ông chỉ nên tham gia vào phong thủy mảng nội thất thôi chứ nhà xây mới và nhất là âm trạch nên né toàn tập :))
Thứ 4 là giá để cho người thầy trấn yểm thường cao ngoài phần khổ luyện, tích lũy kiến thức ở điểm 2 và 3 như đã nói ở trên, khi làm việc trấn yểm ông thầy bị những ô nhiễm khí xấu tác động vào cơ thể, giúp người dương thì phạm lỗi với vong ma trấn xong thì bị ám rình lúc sơ hở là bị cắn. Sau những buổi trấn yểm xong người thầy phải khổ sở đẩy khí âm trong cơ thể ra nếu không làm được sẽ phát bệnh; lại phải cúng lễ phóng sinh để chuyển hóa lỗi phạm với vong ma.
Quý vị là khách hàng nên hiểu rõ rủi ro nghề nghiệp của người làm thầy để có chuẩn bị về mặt kinh tế. Chi phí tính toán phương vị và thời gian làm+ chi phí luyện tăng lực đồ trấn yểm + chi phí vật tư và chi phí lúc trấn yểm trực tiếp là 4 mục tách biệt rõ ràng dưới góc nhìn kinh tế. Quý vị nên hỏi rõ 4 mục chi phí với người thầy nếu ông thầy nào không rõ ràng kinh phí theo 4 mục này thì rất dễ có vấn đề
Thứ 5, trấn yểm đất là cụm giải pháp trong 4 lớp điều chỉnh trường khí của việc làm phong thủy, nó có mối quan hỗ trợ giữa sắp xếp kiến trúc xây dựng cơ bản và nội thất, phong thủy trợ mệnh và mệnh học trong phối hợp làm dương trạch. Các cụm giải pháp đều cần được ông thầy vận dụng linh hoạt. Không phải nhà nào cũng có đủ tiền làm Trấn yểm và không phải ông thầy nào cũng đủ lực với chân mệnh để làm chấn yểm. Tất nhiên là trấn yểm với ca nền đất nặng là giải pháp gốc rễ. Trong điều kiện kinh tế gia chủ không có thì sẽ dồn vào 3 cụm giải pháp còn lại.
Các Bước Chuẩn Bị Làm Lễ Trấn Trạch Về Nhà Mới
Chia sẻ bài viết ngay
Trấn Trạch Khi Về Nhà Mới
Trước khi chuyển về nhà mới, người Việt thường có các lễ nghi cổ truyền như nhập trạnh, trấn trạch. Lễ nhập trạch thì chúng ta đã biết rồi. Còn trấn trạch là gì, nghi lễ này còn khá mới mẻ với nhiều người
Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về trấn trạch. Trấn trạch là gì? và vì sao phải trấn trạch hay có nên trấn trạch hay không.
Trong thuật phong thủy, trấn trạch khi về nhà mới là một công việc không kém phần quan trọng để đảm bảo cho căn nhà nơi bạn và gia đình ở, làm việc được vững vàng và những người sống trong căn nhà đó được an lành, thịnh vượng,.
Vậy khi nào cần trấn trạch : Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất có nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch – và việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch phụ thuộc vào việc có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định.
Các đối tượng cần trấn trạch
– Khi long mạch khắc trạch chủ: Do không hợp hướng, ví dụ như gia chủ khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm sự nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ, Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch cho phù hợp.
– Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần lại chia làm nhiều loại âm khác nhau, như Âm phần ngụ cư và âm phần tạm cư, âm phần chiếm ngụ. Dựa vào từng loại mà sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài cho phù hợp.
+ Với âm phần ngụ cư “Vong” : Trấn trạch sao cho hai bên âm- dương cùng chung sống hòa bình trên mảnh đất nhà bạn. Cùng tôn trọng cuộc sống riêng của nhau.
Nhiều khi lạm dụng, đuổi vong đi không giải quyết được việc mà còn ngăn cản chính tổ tiên của mình không thể về được mỗi khi cúng lễ.
+ Đối với âm phần ngụ cư, hay chiếm cư: Nên dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó nhằm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp và tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về “phong thủy” giúp việc trấn trạch được tốt hơn.
– Trong việc trấn trạch kể trên khó nhất là trấn phong thủy, Âm trạch, dương trạch cho một mảnh đất đã định sẵn nếu không phù hợp với gia chủ do phải kết hợp với việc tạo long mới – các loại long do con người tạo ra trên phần dương long và dùng bùa pháp, phương pháp ngũ hành trấn trạch bền vững lâu dài.
– Trong việc trấn trạch âm phần “Trấn Vong” việc tác pháp đơn giản hơn tuân theo quy luật chung của tạo hóa, quy luật của sự xắp xếp âm dương. Và pháp sự cũng đơn giản không có gì là cầu kỳ huyền bí.
Nhiều khi chính tư tưởng và suy nghĩ của chúng ta làm nên sự huyền bí của việc trấn. Nếu bạn mời được một người thầy phong thủy chân chính thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn, họ thường không cần các lễ nghi cầu kỳ mà chỉ cần đầy đủ các lễ vật cơ bản là mọi việc hoàn thành nhanh chóng đúng pháp sự, ít tốn kém, họ cũng ít khi sử dụng việc này như một nghề kiếm tiền mà thường tùy duyên mà làm, thuận theo mệnh số và quy luật tự nhiên.
Cũng như công việc của dương gian có sự sắp xếp theo trật tự thứ bậc dõ ràng, chức sắc, chức vị rõ ràng như một thể chế chính quyền các cấp hiện nay.
Rất mong rằng những chia sẻ này giúp cho mọi người hiểu thêm về phương pháp trấn trạch cũng như việc làm của những thầy phong thủy hiện nay. Hãy tìm một thầy phong thủy thực sự có tâm giúp chúng ta thực hiện nghi lễ chứ không phải là một thầy tự xưng lợi dụng lòng tin để trục lợi.
Bạn đang xem bài viết Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà? trên website Bachvietgroup.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!